Từ năm 1815 đến năm 1820 được lưu danh sử sách trên toàn thế giới vì những năm này được mệnh danh là "những năm không có mùa hè", đúng như tên gọi - những năm này nhiệt độ toàn cầu giảm đột ngột, gây mất mùa trên diện rộng và kéo theo là một sự khủng hoảng lương thực lớn nhất trong lịch sử loài người kể từ thời đồ đá mới.
Nguyên nhân của nạn đói toàn cầu bắt nguồn từ núi lửa Tambora
núi lửa Tambora ở đảo Sumbawa, Indonesia phun trào vào tháng 4 năm 1815, đây là một vụ phun trào VEI cấp 7 (lớn nhất trong lịch sử loài người), vụ phun trào này theo ghi chép của người Hà Lan là kéo dài đến tận 3 năm mới chấm dứt hẳn.
núi lửa Tambora (minh hoạ)
Tác động gây ra nạn đói khủng khiếp trên thế giới.
Đặc biệt là nhiều khu vực ở châu âu và Bắc Mỹ. Sương giá khiến mùa màng tại Canada và Mỹ thất bát. châu âu cũng khốn đốn vì sự suy giảm nhiệt độ kéo theo là nạn đói và thiếu lương thực được các sử gia châu âu ghi là "tồi tệ nhất thế kỉ 19"
Ở Trung Quốc , thời tiết lạnh đã giết chết cây cối, cây lúa và thậm chí cả trâu nước , đặc biệt là ở phía bắc. Lũ lụt đã phá hủy nhiều cây trồng còn lại. Mùa mưa đã bị gián đoạn, dẫn đến lũ lụt áp đảo tại Thung lũng Dương Tử.
Ở Ấn Độ , gió mùa mùa hè bị trì hoãn gây ra những cơn mưa gió mùa muộn làm trầm trọng thêm sự lây lan của dịch tả từ một vùng gần sông Hằng ở Bengal đến tận Moscow (Nga)
Ở Nhật Bản, sự suy giảm nhiệt độ toàn cầu gây ra nạn đói Tenmei no Daikikin nổi tiếng dưới thời kì Edo.
Những ảnh hưởng đến Việt Nam.
Còn ở Việt Nam lúc bấy giờ, thời tiết lạnh thất thường hiến cho hoa màu và gia súc chết gần hết, vua Gia Long buộc phải mở kho lương triều đình ra để cứu đói người dân, đồng thời đẩy mạnh thu thuế các dân tộc nhỏ lân ban như Ai Lao, Miên, Chiêm Thành và một số dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên để phục vụ và cống nạp cho người Việt.
Cho nên nếu so với các nước khác thì tác động của núi lửa Tambora lên Việt Nam đỡ hơn hẳn, đến mức gần như bị các sử gia trong nước quên lãng.
Nguồn: Lịch sử nước nhà