Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Đánh giá một số công lao lớn của Đào Duy Từ trong lịch sử Việt Nam

Theo kiến thức phổ thông em biết thì Đào Duy Từ vào nam phò chúa Nguyễn 8 năm. Đào Duy Từ có công xây dựng hệ thống lũy phòng thủ ở Quảng Bình và được nhà Nguyễn coi là đệ nhất khai quốc công thần, có thờ trong thái miếu. Nhưng ngoài xây lũy phòng thủ chúa Trịnh ra thì ông ấy còn để lại thành tựu gì nổi bật cho chính quyền Đàng Trong nữa không?

Đào Duy Từ cao nhân ẩn dật.

Đào Duy Từ Người huyện Ngọc Sơn, Thanh Hóa. Duy Từ là con nhà xướng ca Đào Tá Hán. Sinh ra, Duy Từ thông minh lạ thường, học rộng kinh sử, khéo làm văn, đặc biệt là tinh thông về những môn tượng vĩ thuật số. Đi thi Hương nhà Lê, bị quan trường cho là con nhà xướng ca, không cho vào thi. Duy Từ bực tức quay về. Nghe nói Thái Tổ Hoàng Đế ta yêu dân, trọng sĩ, hào kiệt quy phục, Duy Từ bèn quyết chí vào Nam….
Trước tiên nếu các bạn thật sự là nếu bạn muốn tìm những cái công lao "hoành tráng" để mường tượng về đệ nhất công thần thì...có lẽ bạn chưa hiểu hết cái việc của quan văn và cái lệ chép sử của các triều đại phong kiến.
Đánh giá một công lao lớn của Đào Duy Từ

Thời phong kiến, quan chép sử chủ yếu chép về các hoạt động của hoàng tộc, chuyện về các đại thần so ra lại ít hơn, trong cái ít hơn đấy, các võ quan thường được ghi chép nhiều hơn khi tham gia các cuộc chinh phạt, đánh dẹp, một lần ra trận có khi được chép vài chục dòng, nhưng quan văn, ở nhà làm nội chính, hậu cần, tính ra thì công lao to lớn, nhưng có chép lại chỉ được đôi ba chữ như "tiến cử hiền tài, chăm lo triều chính...".

Chúng tôi cho rằng công lao của Đào Duy Từ như sau:

Chúa Nguyễn lặn lội vào nam (trung), sớm hôm lo thủ bị, gươm kiếm gối đầu, giáp trụ một bên. Thuộc hạ chung quy là đám võ biền, văn nhân với tri thức thánh hiền mong cầu cuộc sống dễ dãi, nho nhã hơn ở vùng đô hội, có ai muốn xông xáo giữa chốn cằn cỗi miền biên tái.


Duy Từ có học, tham vọng cao, nhưng vì con nhà xướng ca, có giàu cũng không được sang, bị kỳ thị cấm thi; mới phẫn chí vào nam, có cơ hội liền chứng tỏ ngay cái kiến thức cổ kim của mình, tạo cho mình nhãn hiệu trí thức thức thời, một Ngọa long tái sinh, gặp chúa Nguyễn liền lập tức nên ngôi khanh tướng, trở thành trường hợp hy hữu cổ kim hiếm có. Người sau đọc chuyện này hoặc nghi vấn Duy Từ có lẽ là Ngọa long đương thời thật, nhưng thường quên mất mặt kia của câu chuyện -- đó là sự đói khát của nhà chúa với những người như Duy Từ, chuyên viên hành chính hay trí thức thức thời có thể lăng xê cho thể chế của mình.
Năm Tân Mùi (1631) mùa thu, Duy Từ nói với chúa rằng: "Thần xem từ cửa biển Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu thuộc Đồng Hới ngoài có khe ngòi sâu, bùn lầy, dùng để làm hào, trong đắp lũy dài, lại hiểm hơn lũy Trường Dục gấp mười lần". Chúa ngại khó lắm. Duy Từ bèn cáo ốm, mượn thơ từ để ngụ ý khuyên chúa, lời rất tha thiết. Chúa bèn nghe theo, sai Duy Từ cùng Nguyễn Hữu Dật đứng trông coi công việc tính công, thuê dân đắp lũy dài, tục gọi lũy Thầy, tức "Định bắc trường thành" ngày nay. Vài tháng, lũy đắp xong, cao 1 trượng 5 thước, dài hơn 3000 trượng, trở thành một nơi hùng vĩ ngăn cách Nam Bắc. Lại cho làm xích sắt chắn ngang các cửa biển Nhật Lệ và Minh Linh.
Vì thế, đóng góp cao nhất của Duy Từ là giúp chuyển hóa bộ mặt thể chế quân phiệt sơ thời của Thuận hóa trở nên văn minh hơn, thu hút hơn. Chứ còn chuyện xây lũy Thầy, không có Duy Từ, chưa chắc đã không vẫn làm. Lệnh triệu của Trịnh Tráng đương nhiên có nhiều bất trắc, tập đoàn Thuận hóa không nhiều cáo già thì cáo non, có cần tới Duy Từ chỉ ra điều đó. Một khi đã từ chối lệnh triệu, đương nhiên phải phòng bị xung đột, thì việc xây lũy Thầy, tổ chức lại quân đội là bước logical kế tiếp.