Trưng Trắc, Trưng Nhị là 2 chị em con gái lạc tướng huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Trưng Trắc là một phụ nữ đảm đang, dũng cảm. Chồng bà là Thi Sách con trai lạc tướng huyện Chu Diên (Nam Hà) cũng là một người con yêu nước và có chí khí quật cường.
Hai gia đình lạc tướng với sự ủng hộ của nhân dân đang cùng nhau liên kết với các thủ lĩnh khác chuẩn bị cùng nổi dậy lật đổ ách đô hộ nhà Hán. Đúng lúc đó,Thi Sách bị viên Thái Thú Tô Định bày mưu giết hại. Hành vi bạo ngược của Tô Định không làm Trưng Trắc nhụt chí. Hai Bà Trưng quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
khởi nghĩa Hai Bà Trưng |
Tháng 3 năm 40, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây, nay là Hà Nội). Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh.Từ Mê Linh nghĩa quân tiến đánh Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội); rồi từ đó tiến về Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh),trung tâm của chính quyền đô hộ.
Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa ở khắp bốn quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đã thống nhất thành một phong trào nổi dậy rộng lớn cả nước. Bị đòn bất ngờ. Chính quyền đô hộ tan rã và sụp đổ nhanh chóng. Quân Hán hoảng sợ bỏ hết của cải, vũ khí, ấn tín chạy tháo thân về nước. Tô Định phải cắt tóc, cạo râu, mặc giả thường dân, lẩn vào đám tàn quân trốn về Trung Quốc. Chỉ trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi, giành lại nền độc lập dân tộc sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ. Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua (Trưng Vương) và đóng đô ở Mê Linh (Vĩnh Phúc). Hai năm liền nhân dân được xá thuế.
Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng thắng lợi đã tô thắm những trang sử vàng của đất nước. Hai Bà Trưng cũng là hai nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi (sinh vào ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất, năm 14 sau công nguyên), là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh (người đứng đầu bộ lạc huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện. Hai Bà mất mồ côi cha sớm nhưng được mẹquan tâm nuôi nấng, dạy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện võ nghệ. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (tỉnh Hà Tây ngày nay). Lúc bấy giờ nhà Đông Hán đang cai trị hà khắc nước Việt, viên Thái thú Tô Định là người vô cùng bạo ngược, tham lam. Hai bà cùng Thi Sách chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bị khởi nghĩa, nhưng Thi Sách bị Tô Định giết chết. Hận giặc hãm hại nhân dân, giết hại chồng mình, Trưng Trắc đã cùng em gái Trưng Nhị phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát trên Sông Hồng (thuộc địa phận huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây) với lời thề trước giờ xuất binh:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này
(Theo Thiên Nam ngữ lục)
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh như vũ bão, đánh đuổi Tô Định phải bỏ chạy về nước. Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm cả người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, nghĩa là toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó. Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập. Hai bà lên làm vua, được suy tôn là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
"Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta"
(Theo Đại Nam quốc sử diễn ca)
Hiểu rõ sự thống khổ của nhân dân, nên khi lên ngôi vua, dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng Trưng nữ Vương đã có những quyết sách quan trọng như: ra lệnh miễn thuế khoá cho dân hai năm.
Anh hùng dân tộc Trưng nữ Vương đã lập nên và giữ vững nền độc lập, quyền tự chủ dân tộc tronggần 3 năm. Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta; thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn của phụ nữ Việt Nam “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” trong những năm 40 sau công nguyên.
Vì vậy, hai sử gia tiền bối lỗi lạc là Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên đã có lời ca ngợi Hai Bà Trưng trong sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỷ, quyển 3) như sau: “Trưng Trắc và Trưng Nhị là đàn bà, vậy mà hô một tiếng, các quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều nhất tề hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, xem thế cũng đủ biết hình thế nước Việt ta có thể dựng nghiệp bá vương được…”(Lời của Lê Văn Hưu, trang 3a). “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, liền vung tay hô một tiếng mà khiến cho quốc thống của nước nhà có cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng đâu phải chỉ khi sống thì dựng nước xưng vương, mà còn cả ở khi chết còn có thể ngăn chặn tai họa. Phàm gặp những tai ương hạn lụt, cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả đến Trưng Nhị cũng vậy. Ấy là vì đàn bà mà có đức hạnh của kẻ sĩ, cho nên, khí hùng dũng ở trong khoảng trời đất chẳng vì thân đã chết mà kém đi.…đại trượng phu…nên nuôi lấy khí phách cương trực và chính đại đó …” (Lời của Ngô Sĩ Liên,).
Nhân dân ta có rất nhiều người thuộc những vần thơ ca ngợi Hai Bà như sau:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận loài tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị, em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên kinh thành.
Đô kỳ đóng ở Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
....
Sau khi Hai Bà Trưng mất,tưởng nhớ công ơn của các liệt nữ anh hùng, nhân dân nhiều địa phương đã lập đền, miếu thờ phụng Hai Bà và các tướng lĩnh của Hai Bà.
Đặc biệt, nơi kinh đô thời Trưng Nữ Vương ởxã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dân, Đảng bộ và chính quyền luôn quan tâm việc giữ gìn, tôn tạo Đền thờ Hai Bà Trưng hàng năm và duy trì lễ hội dâng hương tưởng nhớ công đức Hai Bà Trưng. Năm 1980, Đền thờ Hai Bà Trưng được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt quan trọng. Để gìn giữ, tôn tạo, mở rộng Đền tương xứng với thân thế và sự nghiệp của Hai Bà Trưng, nhằm biểu lộ sự biết ơn, trách nhiệm của thế hệ hôm nay với các bậc tiền nhân, và qua đó giáo dục truyền thống tự hào dân tộc cho các thế hệ hiện tại và tương lai, được sự đồng ý của Trung ương Đảng và Chính phủ, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã kêu gọi lòng hảo tâm của phụ nữ cả nước tham gia đóng góp vào Quỹ tôn tạo Khu di tích lịch sử - cách mạng Đền thờ Hai Bà Trưng, để nơi đây trở thành biểu tượng của lòng yêu nước nồng nàn, khí phách anh hùng, ý chí quật cường, dũng cảm của phụ nữ và nhân dân Việt Nam. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam -Hà Thị Khiết - đã được phụ nữ và nhân dân cả nước hưởng ứng, đóng góp hàng trăm triệu đồng và đang góp phần cùng địa phương tôn tạo đền thờ Hai Bà Trưng.
Hàng năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày 6-2 âm lịch (ngày giỗ Hai Bà Trưng), đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cán bộ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ một số tỉnh, thành lại về Mê Linh, Vĩnh Phúc dự Lễ hội Đền thờ Hai Bà để thành kính dâng hương tưởng nhớ Hai Bà Trưng. Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 1965 năm cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tại Lễ hội dâng hương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã biểu dương những thành tích của nhân dân, cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc và nhấn mạnh: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mãi mãi là tài sản vô giá về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của nhân dân Việt Nam. Tiếp nối truyền thống vẻ vang của Hai Bà Trưng, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cùng với nhân dân cả nước, phụ nữ Việt Nam luôn tỏ rõ phẩm chất tốt đẹp: năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Phó Chủ tịch nước kêu gọi nhân dân Việt Nam tiếp tục quyên góp để trùng tu, tôn tạo đền thờ Hai Bà Trưng khang trang, to đẹp hơn, xứng với tầm vóc, chiến công hiển hách của Hai Bà.
Điều đặc biệt kỳ lạ, được ghi nhận trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là vai trò, vị thế, sức mạnh và tài năng của người phụ nữ đã được khẳng định rõ. Ngay từ những năm 40 của thế kỷ đầu Công nguyên (39-40) cả dân tộc ta đã theo lời kêu gọi của hai người phụ nữ trẻ tuổi (Trưng Trắc, Trưng Nhị) khởi nghĩa và đã tôn nhiều phụ nữ lên nắm quyền lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang để tiến hành giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Có lẽ do khí thiêng sông núi, do truyền thống bất khuất và tinh thần thượng võ của dân tộc ta mới hun đúc và sản sinh ra hai vị nữ anh hùng kiệt xuất và hàng chục nữ tướng tài ba như :
1.Thánh Thiên - nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa Yên Dũng, Bắc Đái - Bắc Giang. Được Trưng Vương phong là Thánh Thiên Công chúa. Hiện có đền thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng, Bắc Ninh.
2.Lê Chân - nữ tướng miền biển: Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng, được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân miền Biển. Hiện có đền Nghè, ở An Biên, Hải Phòng thờ.
3.Bát Nạn Đại tướng: Tên thực là Thục Nương, khởi nghĩa ở Tiên La (Thái Bình), được Trưng Vương phong là Bát Nạn Đại tướng, Trinh Thục công chúa. Hiện có đền thờ ở Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ) và Tiên La (Quỳnh Phụ, Thái Bình).
4.Nàng Nội - Nữ tướng vùng Bạch Hạc: Khởi nghĩa ở xã Bạch Hạc (thành phố Việt Trì, Phú Thọ ngày nay) được Trưng Vương phong là Nhập Nội Bạch Hạc Thủy Công chúa. Hiện thành phố Việt Trì có đền thờ.
5.Lê Thị Hoa - Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Nga Sơn (Thanh Hóa) được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân. Hiện có đền thờ ở Nga Sơn.
6.Hồ Đề - Phó Nguyên soái: Khởi nghĩa ở Động Lão Mai (Thái Nguyên), được Trưng Vương phong là Đề Nương công chúa lãnh chức Phó nguyên soái. Đình Đông Cao, Yên Lập (Phú Thọ) thờ Hồ Đề.
7.Xuân Nương, Trưởng quản quân cơ: Khởi nghĩa ở Tam Nông (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm Đông Cung công chúa chức Nhập nội trưởng quản quân cơ nội các. Hiện có đền thờ ở Hưng Nha (Tam Nông), Phú Thọ.
8.Nàng Quỳnh - Nàng Quế tiên phong phó tướng: Khởi nghĩa ở Châu Đại Man (Tuyên Quang), được Trưng Vương phong làm tiên phong phó tướng. Hiện ở Tuyên Quang còn miếu thờ hai vị nữ anh hùng.
9.Đàm Ngọc Nga - tiền đạo tả tướng: Khởi nghĩa ở Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Phú Thọ được Trưng Vương phong là Nguyệt Điện Tế thế công chúa giữ chức Tiền đạo tả tướng quân.
10.Thiều Hoa - Tiên phong nữ tướng: Khởi nghĩa ở Tam Thanh, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Đông Cung công chúa giữ chức Tiên phong hữu tướng. Hiện ở xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ có miếu thờ.
11.Quách A - Tiên phong tả tướng: Khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Khâu Ni công chúa giữ chức tả tướng tiên phong. Hiện có đền thờ ở trang Nhật Chiêu (Phú Thọ).
12.Vĩnh Hoa - nội thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Tiên Nha (Phú Thọ). Được Trưng Vương phong là Vĩnh Hoa công chúa giữ chức nội thị tướng quân. Đình Nghênh Tiên, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc thờ Vĩnh Hoa.
14.Lê Thị Lan - Tướng quân: Khởi nghĩa ở Đường Lâm - Sơn Tây. Được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân. Hiện ở Hạ Hoà, Vĩnh Phúc có miếu thờ.
15.Phật Nguyệt- Tả tướng thuỷ quân: Khởi nghĩa ở Thanh Ba, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Phật Nguyệt công chúa giữ chức Thao Giang Thượng tả tướng thuỷ quân.
16.Phương Dung - nữ tướng: Khởi nghĩa ở Lang Tài (Bắc Ninh). Được Trưng Vương phong là Phương Dung công chúa giữ chức nữ tướng quân.
17.Trần Nang - Trưởng Lĩnh trung quân: Khởi nghĩa ở Thượng Hồng (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là Hoàng công chúa giữ chức Trưởng lĩnh trung quân. Hiện ở Yên Lãng, Vĩnh Phúc có đền thờ.
18.Nàng Quốc - Trung dũng đại tướng quân: Khởi nghĩa ở Gia Lâm - Hà Nội. Được Trưng Vương phong là Trung Dũng đại tướng quân. Hiện ở Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Gia Lâm thờ nàng Quốc.
19.Tam Nương - Tả đạo tướng quân: Ba chị em Đạm Nương, hồng Nương và Thanh Nương khởi nghĩa ở Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Trưng Vương phong Đạm Nương làm Tả đạo tướng quân. Hồng Nương và Thanh Nương làm phó tướng. Đình Quất Lưu, Vĩnh Phúc thờ Tam Nương.
20.Quý Lan – Nội thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Lũng Động, Chí Linh (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là An Bình công chúa giữ chức nội thị tướng quân. Hiện ở Liễu Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc có đền thờ Qúy Lan.
v.v….
Những tấm gương anh dũng của Hai Bà Trưng và các nữ tướng thời Hai Bà đã được các tầng lớp phụ nữ, nhân dân nước ta phát huy, tiếp nối thể hiện trong các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc Việt Nam.
Đã từ lâu lắm rồi, nhiều học giả đã phát hiện không phải như vậy. Người đầu tiên đặt nghi vấn này là GS Vương Hoàng Tuyên. Với những cứ liệu lịch sử đáng tin cậy, nhiều sử gia đã khẳng định chồng bà Trưng Trắc tên là Thi (chứ không phải là Thi Sách).
Nay tôi xin dẫn sử liệu để các nhà sử học xem xét thêm và mọi người cùng tham khảo:
Về tên họ hai Bà Trưng, tác giả bài viết Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội: “Hai Bà Trưng làm gì có họ” đăng trên http://giaoduc.net.vn (Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) ngày 20-8-2014 đã dẫn lời PGS.TS Phạm Quốc Sử - nguyên giảng viên Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đang công tác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh như sau:
“Các nhà dân tộc học cho rằng từ Trưng là từ “trứng” mà ra. Trứng chắc là loại trứng tốt, trứng nhị ở đây là “nhì” bởi ngày xưa bộ tộc thường hay phân biệt trứng loại A, loại B như ngày nay chúng ta vẫn phân biệt. Do đó tên Trứng chắc và Trứng nhì ra tên Trưng Trắc và Trưng Nhị”.
Cũng bàn về tên của Hai Bà Trưng, theo PGS Nguyễn Khắc Thuần trong sách Danh tướng Việt Nam, có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là “kén chắc”, tổ kén kém hơn gọi là “kén nhì”; trứng ngài tốt gọi là “trứng chắc”, trứng ngài kém hơn gọi là “trứng nhì”. Do đó, theo sách Danh tướng Việt Nam, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Về tên họ của chồng bà Trưng Trắc, trong sách đã dẫn, PGS Thuần cho rằng: “Tên của ông Thi Sách, theo một số tư liệu Trung Quốc được xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi”.
Theo đó, sách Đại Việt sử ký toàn thư (phần “Ngoại kỷ” quyển 3 tờ 2a), được bộ Việt Sử Thông giám Cương mục dựa vào đó chép lại (phần “Tiền biên”, quyển 2 tờ 10) rằng chồng bà Trưng tên là Thi Sách. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “… tên húy là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng, huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Châu Diên”.
Tuy nhiên, sách Thủy Kinh Chú được Lịch Đạo Nguyên (472 - 527) viết sau khi sang đất Việt cổ đến thăm vùng Mê Linh có chép chuyện Hai Bà Trưng: “… Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh Lạc tướng, nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện tương binh thảo, Trắc Thi tậu nhập Cẩm Khê…” (Nghĩa là: Con trai của Lạc tướng Châu Diên tên là Thi, hỏi (sách) con gái Lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ… (Bà) Trắc là người can đảm, cùng (ông) Thi nổi dậy làm giặc; Mã Viện đem đánh, (ông, bà) Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê…”.
Trong câu “… Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh Lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê”. (Con trai của Lạc tướng Châu Diên tên là Thi, hỏi (sách) con gái Lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ), nếu Thi Sách là họ và tên thì vế thứ nhì của câu này thiếu động từ, trở nên tối nghĩa. Tác giả Lịch Đạo Nguyên dùng tên Trắc, vậy chữ Thi theo sau đó cũng phải là tên chứ không thể là họ… Lịch Đạo Nguyên đã đến Mê Linh vào thế kỷ thứ VI và phát hiện tên chồng bà Trưng Trắc tên là Thi, vậy tốt nhất nên trở về đúng tên ban đầu của chồng bà Trưng Trắc, tức là ông Thi.
Về lý do cuộc khởi nghĩa thì với những tài liệu trình ở trên, không có việc Tô Định giết chồng bà Trưng Trắc, bà cùng em khởi nghĩa để trả thù chồng và đền nợ nước. Chồng bà cùng nổi dậy với bà, chúng quân dân tôn bà làm minh chủ vì thế. Sau, thất trận trước Mã Viện, bà Trắc cùng (chồng) là Thi chạy vào Cẩm Khê, thế thì lý do cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chính là sự tàn bạo cùng cực của Thái thú Tô Định hành hạ dân ta. Hai bà vì đại nghĩa cứu dân cứu nước mà ra tay cứu đời, giành lại thế tự chủ của dân tộc, độc lập của giang sơn, không hề có chút gì gọi là “thù bị giặc giết chồng mà mới nghĩ đến cuộc đứng lên”. Thua trận, hai Bà chạy về đến Cẩm Khê, sử sách của ta nói là “thế cùng lực tận, hai Bà trầm mình trong dòng sông Hát…”.
Hậu Hán Thư còn viết tiếp: “Mã Viện chém Trưng Trắc, Trưng Nhị gởi đầu về Lạc Dương vào tháng Giêng năm 43…”. Các sử gia của ta không nói đến cái chết của Hai Bà, hoặc thi vị hóa nó đi, thật ra cái chết bi thảm của Hai Bà cũng phải xem là cái chết “hùng vĩ của bậc hào kiệt vị quốc vong thân vô cùng đáng kính trọng, phải được cả dân tộc kính cẩn khóc thương và nhớ mối hận này”. Cũng vì cái chết bi thảm của hai Bà mà các sử gia tránh không nói đến, nhưng ở đền thờ hai Bà ở địa phận xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây, bàn thờ và tất cả đồ tự khí hết thẩy đều sơn then, tuyệt nhiên không dùng màu đỏ, những người đến lễ hoặc xem, ai mặc áo đỏ cũng phải cởi bỏ. Người địa phương nói: “Tương truyền, Thần mất về binh khí, nên kiêng màu đỏ giống máu”. Đây cũng là một cách gián tiếp chứng nhận sự thật về cái chết của hai vị Vua Bà lẫy lừng này.Với cái chết của hai chị em Bà Trưng, sử gia Trần Gia Phụng trích dẫn các tài liệu, dẫn đến đoạn viết kết quả cuộc khởi nghĩa theo Hậu Hán Thư: “Khi Mã Viện được vua Hán cử sang Giao Châu năm 41, thì vào mùa xuân năm sau, Mã Viện đụng trận với Hai Bà Trưng tại vùng Lãng Bạc (theo Cương Mục Lãng Bạc là vùng hồ Tây Hà Nội ngày nay). Bà Trưng Trắc cùng chồng thua chạy. Mã Viện đuổi Bà Trưng đến Cẩm Khê, đánh thắng mấy trận, quân Bà Trưng bị tan rã (theo Cương Mục thì Cẩm Khê là vùng Sơn Tây ngày nay).
#Anh_Văn
--------------------------------------
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (từ năm 40 - 43 sau công nguyên)
Trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm, giữ gìn đất nước Việt Nam có nhiều cuộc khởi nghĩa, kháng chiến anh dũng, tiêu biểu chống ngoại xâm, giữ gìn và thống nhất đất nước, trong đó nổi bật là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng.Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi (sinh vào ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất, năm 14 sau công nguyên), là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh (người đứng đầu bộ lạc huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện. Hai Bà mất mồ côi cha sớm nhưng được mẹquan tâm nuôi nấng, dạy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện võ nghệ. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (tỉnh Hà Tây ngày nay). Lúc bấy giờ nhà Đông Hán đang cai trị hà khắc nước Việt, viên Thái thú Tô Định là người vô cùng bạo ngược, tham lam. Hai bà cùng Thi Sách chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bị khởi nghĩa, nhưng Thi Sách bị Tô Định giết chết. Hận giặc hãm hại nhân dân, giết hại chồng mình, Trưng Trắc đã cùng em gái Trưng Nhị phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát trên Sông Hồng (thuộc địa phận huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây) với lời thề trước giờ xuất binh:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này
(Theo Thiên Nam ngữ lục)
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh như vũ bão, đánh đuổi Tô Định phải bỏ chạy về nước. Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm cả người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, nghĩa là toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó. Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập. Hai bà lên làm vua, được suy tôn là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
"Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta"
(Theo Đại Nam quốc sử diễn ca)
Hiểu rõ sự thống khổ của nhân dân, nên khi lên ngôi vua, dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng Trưng nữ Vương đã có những quyết sách quan trọng như: ra lệnh miễn thuế khoá cho dân hai năm.
Anh hùng dân tộc Trưng nữ Vương đã lập nên và giữ vững nền độc lập, quyền tự chủ dân tộc tronggần 3 năm. Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta; thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn của phụ nữ Việt Nam “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” trong những năm 40 sau công nguyên.
Vì vậy, hai sử gia tiền bối lỗi lạc là Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên đã có lời ca ngợi Hai Bà Trưng trong sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỷ, quyển 3) như sau: “Trưng Trắc và Trưng Nhị là đàn bà, vậy mà hô một tiếng, các quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều nhất tề hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, xem thế cũng đủ biết hình thế nước Việt ta có thể dựng nghiệp bá vương được…”(Lời của Lê Văn Hưu, trang 3a). “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, liền vung tay hô một tiếng mà khiến cho quốc thống của nước nhà có cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng đâu phải chỉ khi sống thì dựng nước xưng vương, mà còn cả ở khi chết còn có thể ngăn chặn tai họa. Phàm gặp những tai ương hạn lụt, cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả đến Trưng Nhị cũng vậy. Ấy là vì đàn bà mà có đức hạnh của kẻ sĩ, cho nên, khí hùng dũng ở trong khoảng trời đất chẳng vì thân đã chết mà kém đi.…đại trượng phu…nên nuôi lấy khí phách cương trực và chính đại đó …” (Lời của Ngô Sĩ Liên,).
Nhân dân ta có rất nhiều người thuộc những vần thơ ca ngợi Hai Bà như sau:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận loài tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị, em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên kinh thành.
Đô kỳ đóng ở Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
....
Sau khi Hai Bà Trưng mất,tưởng nhớ công ơn của các liệt nữ anh hùng, nhân dân nhiều địa phương đã lập đền, miếu thờ phụng Hai Bà và các tướng lĩnh của Hai Bà.
Đặc biệt, nơi kinh đô thời Trưng Nữ Vương ởxã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dân, Đảng bộ và chính quyền luôn quan tâm việc giữ gìn, tôn tạo Đền thờ Hai Bà Trưng hàng năm và duy trì lễ hội dâng hương tưởng nhớ công đức Hai Bà Trưng. Năm 1980, Đền thờ Hai Bà Trưng được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt quan trọng. Để gìn giữ, tôn tạo, mở rộng Đền tương xứng với thân thế và sự nghiệp của Hai Bà Trưng, nhằm biểu lộ sự biết ơn, trách nhiệm của thế hệ hôm nay với các bậc tiền nhân, và qua đó giáo dục truyền thống tự hào dân tộc cho các thế hệ hiện tại và tương lai, được sự đồng ý của Trung ương Đảng và Chính phủ, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã kêu gọi lòng hảo tâm của phụ nữ cả nước tham gia đóng góp vào Quỹ tôn tạo Khu di tích lịch sử - cách mạng Đền thờ Hai Bà Trưng, để nơi đây trở thành biểu tượng của lòng yêu nước nồng nàn, khí phách anh hùng, ý chí quật cường, dũng cảm của phụ nữ và nhân dân Việt Nam. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam -Hà Thị Khiết - đã được phụ nữ và nhân dân cả nước hưởng ứng, đóng góp hàng trăm triệu đồng và đang góp phần cùng địa phương tôn tạo đền thờ Hai Bà Trưng.
Hàng năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày 6-2 âm lịch (ngày giỗ Hai Bà Trưng), đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cán bộ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ một số tỉnh, thành lại về Mê Linh, Vĩnh Phúc dự Lễ hội Đền thờ Hai Bà để thành kính dâng hương tưởng nhớ Hai Bà Trưng. Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 1965 năm cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tại Lễ hội dâng hương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã biểu dương những thành tích của nhân dân, cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc và nhấn mạnh: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mãi mãi là tài sản vô giá về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của nhân dân Việt Nam. Tiếp nối truyền thống vẻ vang của Hai Bà Trưng, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cùng với nhân dân cả nước, phụ nữ Việt Nam luôn tỏ rõ phẩm chất tốt đẹp: năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Phó Chủ tịch nước kêu gọi nhân dân Việt Nam tiếp tục quyên góp để trùng tu, tôn tạo đền thờ Hai Bà Trưng khang trang, to đẹp hơn, xứng với tầm vóc, chiến công hiển hách của Hai Bà.
Xem thêm: Hai Bà Trưng sinh năm nào ?
1.Thánh Thiên - nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa Yên Dũng, Bắc Đái - Bắc Giang. Được Trưng Vương phong là Thánh Thiên Công chúa. Hiện có đền thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng, Bắc Ninh.
2.Lê Chân - nữ tướng miền biển: Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng, được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân miền Biển. Hiện có đền Nghè, ở An Biên, Hải Phòng thờ.
3.Bát Nạn Đại tướng: Tên thực là Thục Nương, khởi nghĩa ở Tiên La (Thái Bình), được Trưng Vương phong là Bát Nạn Đại tướng, Trinh Thục công chúa. Hiện có đền thờ ở Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ) và Tiên La (Quỳnh Phụ, Thái Bình).
4.Nàng Nội - Nữ tướng vùng Bạch Hạc: Khởi nghĩa ở xã Bạch Hạc (thành phố Việt Trì, Phú Thọ ngày nay) được Trưng Vương phong là Nhập Nội Bạch Hạc Thủy Công chúa. Hiện thành phố Việt Trì có đền thờ.
5.Lê Thị Hoa - Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Nga Sơn (Thanh Hóa) được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân. Hiện có đền thờ ở Nga Sơn.
6.Hồ Đề - Phó Nguyên soái: Khởi nghĩa ở Động Lão Mai (Thái Nguyên), được Trưng Vương phong là Đề Nương công chúa lãnh chức Phó nguyên soái. Đình Đông Cao, Yên Lập (Phú Thọ) thờ Hồ Đề.
7.Xuân Nương, Trưởng quản quân cơ: Khởi nghĩa ở Tam Nông (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm Đông Cung công chúa chức Nhập nội trưởng quản quân cơ nội các. Hiện có đền thờ ở Hưng Nha (Tam Nông), Phú Thọ.
8.Nàng Quỳnh - Nàng Quế tiên phong phó tướng: Khởi nghĩa ở Châu Đại Man (Tuyên Quang), được Trưng Vương phong làm tiên phong phó tướng. Hiện ở Tuyên Quang còn miếu thờ hai vị nữ anh hùng.
9.Đàm Ngọc Nga - tiền đạo tả tướng: Khởi nghĩa ở Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Phú Thọ được Trưng Vương phong là Nguyệt Điện Tế thế công chúa giữ chức Tiền đạo tả tướng quân.
10.Thiều Hoa - Tiên phong nữ tướng: Khởi nghĩa ở Tam Thanh, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Đông Cung công chúa giữ chức Tiên phong hữu tướng. Hiện ở xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ có miếu thờ.
11.Quách A - Tiên phong tả tướng: Khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Khâu Ni công chúa giữ chức tả tướng tiên phong. Hiện có đền thờ ở trang Nhật Chiêu (Phú Thọ).
12.Vĩnh Hoa - nội thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Tiên Nha (Phú Thọ). Được Trưng Vương phong là Vĩnh Hoa công chúa giữ chức nội thị tướng quân. Đình Nghênh Tiên, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc thờ Vĩnh Hoa.
Xem thêm: Đạo quân giả gái kỳ lạ trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.13.Lê Ngọc Trinh - Đại tướng: Khởi nghĩa ở Lũng Ngòi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Được Trưng Vương phong là Ngọc Phượng công chúa giữ chức Đại tướng quân. Hiện có miếu thờ ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
14.Lê Thị Lan - Tướng quân: Khởi nghĩa ở Đường Lâm - Sơn Tây. Được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân. Hiện ở Hạ Hoà, Vĩnh Phúc có miếu thờ.
15.Phật Nguyệt- Tả tướng thuỷ quân: Khởi nghĩa ở Thanh Ba, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Phật Nguyệt công chúa giữ chức Thao Giang Thượng tả tướng thuỷ quân.
16.Phương Dung - nữ tướng: Khởi nghĩa ở Lang Tài (Bắc Ninh). Được Trưng Vương phong là Phương Dung công chúa giữ chức nữ tướng quân.
17.Trần Nang - Trưởng Lĩnh trung quân: Khởi nghĩa ở Thượng Hồng (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là Hoàng công chúa giữ chức Trưởng lĩnh trung quân. Hiện ở Yên Lãng, Vĩnh Phúc có đền thờ.
18.Nàng Quốc - Trung dũng đại tướng quân: Khởi nghĩa ở Gia Lâm - Hà Nội. Được Trưng Vương phong là Trung Dũng đại tướng quân. Hiện ở Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Gia Lâm thờ nàng Quốc.
19.Tam Nương - Tả đạo tướng quân: Ba chị em Đạm Nương, hồng Nương và Thanh Nương khởi nghĩa ở Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Trưng Vương phong Đạm Nương làm Tả đạo tướng quân. Hồng Nương và Thanh Nương làm phó tướng. Đình Quất Lưu, Vĩnh Phúc thờ Tam Nương.
20.Quý Lan – Nội thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Lũng Động, Chí Linh (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là An Bình công chúa giữ chức nội thị tướng quân. Hiện ở Liễu Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc có đền thờ Qúy Lan.
v.v….
Những tấm gương anh dũng của Hai Bà Trưng và các nữ tướng thời Hai Bà đã được các tầng lớp phụ nữ, nhân dân nước ta phát huy, tiếp nối thể hiện trong các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc Việt Nam.
-------------------------------------------------------
BÀN VỀ HAI BÀ TRƯNG VÀ CHỒNG BÀ TRƯNG TRẮC
Lâu nay chúng ta vẫn đinh ninh tên Hai Bà là Trưng Trắc-Trưng Nhị và chồng Nữ Vương Trưng Trắc là Thi Sách. Sách giáo khoa môn Sử dạy trong các trường học và tên đường phố ở nhiều tỉnh, thành phố đều ghi như vậy. Sự thật có đúng như vậy không?Đã từ lâu lắm rồi, nhiều học giả đã phát hiện không phải như vậy. Người đầu tiên đặt nghi vấn này là GS Vương Hoàng Tuyên. Với những cứ liệu lịch sử đáng tin cậy, nhiều sử gia đã khẳng định chồng bà Trưng Trắc tên là Thi (chứ không phải là Thi Sách).
Nay tôi xin dẫn sử liệu để các nhà sử học xem xét thêm và mọi người cùng tham khảo:
Về tên họ hai Bà Trưng, tác giả bài viết Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội: “Hai Bà Trưng làm gì có họ” đăng trên http://giaoduc.net.vn (Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) ngày 20-8-2014 đã dẫn lời PGS.TS Phạm Quốc Sử - nguyên giảng viên Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đang công tác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh như sau:
“Các nhà dân tộc học cho rằng từ Trưng là từ “trứng” mà ra. Trứng chắc là loại trứng tốt, trứng nhị ở đây là “nhì” bởi ngày xưa bộ tộc thường hay phân biệt trứng loại A, loại B như ngày nay chúng ta vẫn phân biệt. Do đó tên Trứng chắc và Trứng nhì ra tên Trưng Trắc và Trưng Nhị”.
Cũng bàn về tên của Hai Bà Trưng, theo PGS Nguyễn Khắc Thuần trong sách Danh tướng Việt Nam, có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là “kén chắc”, tổ kén kém hơn gọi là “kén nhì”; trứng ngài tốt gọi là “trứng chắc”, trứng ngài kém hơn gọi là “trứng nhì”. Do đó, theo sách Danh tướng Việt Nam, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Về tên họ của chồng bà Trưng Trắc, trong sách đã dẫn, PGS Thuần cho rằng: “Tên của ông Thi Sách, theo một số tư liệu Trung Quốc được xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi”.
Theo đó, sách Đại Việt sử ký toàn thư (phần “Ngoại kỷ” quyển 3 tờ 2a), được bộ Việt Sử Thông giám Cương mục dựa vào đó chép lại (phần “Tiền biên”, quyển 2 tờ 10) rằng chồng bà Trưng tên là Thi Sách. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “… tên húy là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng, huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Châu Diên”.
Tuy nhiên, sách Thủy Kinh Chú được Lịch Đạo Nguyên (472 - 527) viết sau khi sang đất Việt cổ đến thăm vùng Mê Linh có chép chuyện Hai Bà Trưng: “… Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh Lạc tướng, nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện tương binh thảo, Trắc Thi tậu nhập Cẩm Khê…” (Nghĩa là: Con trai của Lạc tướng Châu Diên tên là Thi, hỏi (sách) con gái Lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ… (Bà) Trắc là người can đảm, cùng (ông) Thi nổi dậy làm giặc; Mã Viện đem đánh, (ông, bà) Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê…”.
Trong câu “… Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh Lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê”. (Con trai của Lạc tướng Châu Diên tên là Thi, hỏi (sách) con gái Lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ), nếu Thi Sách là họ và tên thì vế thứ nhì của câu này thiếu động từ, trở nên tối nghĩa. Tác giả Lịch Đạo Nguyên dùng tên Trắc, vậy chữ Thi theo sau đó cũng phải là tên chứ không thể là họ… Lịch Đạo Nguyên đã đến Mê Linh vào thế kỷ thứ VI và phát hiện tên chồng bà Trưng Trắc tên là Thi, vậy tốt nhất nên trở về đúng tên ban đầu của chồng bà Trưng Trắc, tức là ông Thi.
Về lý do cuộc khởi nghĩa thì với những tài liệu trình ở trên, không có việc Tô Định giết chồng bà Trưng Trắc, bà cùng em khởi nghĩa để trả thù chồng và đền nợ nước. Chồng bà cùng nổi dậy với bà, chúng quân dân tôn bà làm minh chủ vì thế. Sau, thất trận trước Mã Viện, bà Trắc cùng (chồng) là Thi chạy vào Cẩm Khê, thế thì lý do cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chính là sự tàn bạo cùng cực của Thái thú Tô Định hành hạ dân ta. Hai bà vì đại nghĩa cứu dân cứu nước mà ra tay cứu đời, giành lại thế tự chủ của dân tộc, độc lập của giang sơn, không hề có chút gì gọi là “thù bị giặc giết chồng mà mới nghĩ đến cuộc đứng lên”. Thua trận, hai Bà chạy về đến Cẩm Khê, sử sách của ta nói là “thế cùng lực tận, hai Bà trầm mình trong dòng sông Hát…”.
Hậu Hán Thư còn viết tiếp: “Mã Viện chém Trưng Trắc, Trưng Nhị gởi đầu về Lạc Dương vào tháng Giêng năm 43…”. Các sử gia của ta không nói đến cái chết của Hai Bà, hoặc thi vị hóa nó đi, thật ra cái chết bi thảm của Hai Bà cũng phải xem là cái chết “hùng vĩ của bậc hào kiệt vị quốc vong thân vô cùng đáng kính trọng, phải được cả dân tộc kính cẩn khóc thương và nhớ mối hận này”. Cũng vì cái chết bi thảm của hai Bà mà các sử gia tránh không nói đến, nhưng ở đền thờ hai Bà ở địa phận xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây, bàn thờ và tất cả đồ tự khí hết thẩy đều sơn then, tuyệt nhiên không dùng màu đỏ, những người đến lễ hoặc xem, ai mặc áo đỏ cũng phải cởi bỏ. Người địa phương nói: “Tương truyền, Thần mất về binh khí, nên kiêng màu đỏ giống máu”. Đây cũng là một cách gián tiếp chứng nhận sự thật về cái chết của hai vị Vua Bà lẫy lừng này.Với cái chết của hai chị em Bà Trưng, sử gia Trần Gia Phụng trích dẫn các tài liệu, dẫn đến đoạn viết kết quả cuộc khởi nghĩa theo Hậu Hán Thư: “Khi Mã Viện được vua Hán cử sang Giao Châu năm 41, thì vào mùa xuân năm sau, Mã Viện đụng trận với Hai Bà Trưng tại vùng Lãng Bạc (theo Cương Mục Lãng Bạc là vùng hồ Tây Hà Nội ngày nay). Bà Trưng Trắc cùng chồng thua chạy. Mã Viện đuổi Bà Trưng đến Cẩm Khê, đánh thắng mấy trận, quân Bà Trưng bị tan rã (theo Cương Mục thì Cẩm Khê là vùng Sơn Tây ngày nay).
#Anh_Văn