Khi nghiên cứu về lịch sử cổ trung đại ở các nước phương Đông, ở đây tôi lấy trường hợp Việt Nam và Trung Quốc để khảo sát. Ta sẽ thấy có những khái niệm đi kèm với các vị vua như quốc hiệu, niên hiệu, thuỵ hiệu và miếu hiệu. Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập đến vấn đề niên hiệu và sử dụng niên hiệu ở các nước quân chủ phương Đông.
Còn trong cuốn Từ điển vua chúa Việt Nam (Bùi Thiết chủ biên) định nghĩa niên hiệu như sau: Các hoàng đế khi lên ngôi, đều lấy mĩ tự đặt niên hiệu để tính thời gian trị vì; có thể lấy năm lên ngôi đặt niên hiệu, có thể đặt niên hiệu mới từ ngày đầu năm sau; một đời trị vì có thể đặt một hay nhiều niên hiệu, có nhiều lý do để thay đổi niên hiệu, như là sau một chiến thắng, trải qua một sự cố, hi vọng vào niên hiệu mới. Tất cả văn bản giấy tờ ban ra đều ghi rõ niên hiệu và ngày tháng chính xác của đời vua trị vì.
Như vậy, từ 2 từ điển ở trên, ta có thể hiểu Niên hiệu là 1 cách tính khoảng thời gian trị vì của vua, nó thường mang ý nghĩa may mắn, tốt lành và một đời vua không giới hạn số lượng niên hiệu được đặt.
Thông qua bộ chính sử đầu tiên của Trung Quốc là Sử ký, ta biết rằng các triều đại như Hạ - Thương - Chu - Tần chưa thấy có nhắc đến niên hiệu, mãi đến vua Vũ Đế nhà Tây Hán mới xuất hiện niên hiệu và nó được đặt với tên gọi: Kiến Nguyên.
Với sự kiện này, sử Trung Quốc đã ghi nhận Hán Vũ Đế là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc đặt niên hiệu và Kiến Nguyên là 1 trong số những niên hiệu được vị Hoàng đế này sử dụng trong suốt thời gian trị vì (theo thống kê, Hán Vũ Đế đã sử dụng 11 niên hiệu tính từ năm 140 đến năm 87 TCN).
Như vậy, ta thấy rằng, niên hiệu bắt đầu xuất hiện đầu tiên dưới thời Tây Hán, cụ thể là triều vua Hán Vũ Đế và niên hiệu đầu tiên được vua Hán đặt có tên là Kiến Nguyên được sử dụng từ năm 140 đến năm 135 TCN.
Còn ở Việt Nam thì sao? Thông qua các bộ sử lớn như Đại Việt Sử kí Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục,... ta biết rằng dưới thời Bắc thuộc, vào năm Giáp Tý, [Thiên Đức] năm thứ 1 [544],... "Mùa xuân, tháng giêng, vua nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời vậy".
Như vậy, niên hiệu đầu tiên của Việt Nam theo chính sử ghi chép là Thiên Đức, được đặt và sử dụng dưới thời vua Lý Nam Đế của nước Vạn Xuân (từ năm 544 đến năm 548).
Tóm lại, việc niên hiệu được sử dụng như một cách tính khoảng thời gian trị vì của vua và nó mang ý nghĩa tốt lành đã làm cho vai trò của khái niệm này trong lịch sử trở nên quan trọng vì bên cạnh việc đặt quốc hiệu (đối với các vua khai quốc) thì đặt niên hiệu cũng là 1 việc mà Hoàng đế của 1 triều đại phải tiến hành ngay sau khi lên ngôi để tỏ rõ quyền uy của mình với tư cách là Thiên tử - con trời.
Tác giả: Trường Sơn.
Vậy, niên hiệu có nghĩa là gì? Có từ bao giờ? Và xuất hiện lần đầu tiên ở đâu?
Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ, Hoàng Phê chủ biên), niên hiệu là tên hiệu của vua đặt ra để tính năm trong thời gian mình trị vì.Còn trong cuốn Từ điển vua chúa Việt Nam (Bùi Thiết chủ biên) định nghĩa niên hiệu như sau: Các hoàng đế khi lên ngôi, đều lấy mĩ tự đặt niên hiệu để tính thời gian trị vì; có thể lấy năm lên ngôi đặt niên hiệu, có thể đặt niên hiệu mới từ ngày đầu năm sau; một đời trị vì có thể đặt một hay nhiều niên hiệu, có nhiều lý do để thay đổi niên hiệu, như là sau một chiến thắng, trải qua một sự cố, hi vọng vào niên hiệu mới. Tất cả văn bản giấy tờ ban ra đều ghi rõ niên hiệu và ngày tháng chính xác của đời vua trị vì.
Như vậy, từ 2 từ điển ở trên, ta có thể hiểu Niên hiệu là 1 cách tính khoảng thời gian trị vì của vua, nó thường mang ý nghĩa may mắn, tốt lành và một đời vua không giới hạn số lượng niên hiệu được đặt.
Thông qua bộ chính sử đầu tiên của Trung Quốc là Sử ký, ta biết rằng các triều đại như Hạ - Thương - Chu - Tần chưa thấy có nhắc đến niên hiệu, mãi đến vua Vũ Đế nhà Tây Hán mới xuất hiện niên hiệu và nó được đặt với tên gọi: Kiến Nguyên.
Với sự kiện này, sử Trung Quốc đã ghi nhận Hán Vũ Đế là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc đặt niên hiệu và Kiến Nguyên là 1 trong số những niên hiệu được vị Hoàng đế này sử dụng trong suốt thời gian trị vì (theo thống kê, Hán Vũ Đế đã sử dụng 11 niên hiệu tính từ năm 140 đến năm 87 TCN).
Như vậy, ta thấy rằng, niên hiệu bắt đầu xuất hiện đầu tiên dưới thời Tây Hán, cụ thể là triều vua Hán Vũ Đế và niên hiệu đầu tiên được vua Hán đặt có tên là Kiến Nguyên được sử dụng từ năm 140 đến năm 135 TCN.
Còn ở Việt Nam thì sao? Thông qua các bộ sử lớn như Đại Việt Sử kí Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục,... ta biết rằng dưới thời Bắc thuộc, vào năm Giáp Tý, [Thiên Đức] năm thứ 1 [544],... "Mùa xuân, tháng giêng, vua nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời vậy".
Như vậy, niên hiệu đầu tiên của Việt Nam theo chính sử ghi chép là Thiên Đức, được đặt và sử dụng dưới thời vua Lý Nam Đế của nước Vạn Xuân (từ năm 544 đến năm 548).
Tóm lại, việc niên hiệu được sử dụng như một cách tính khoảng thời gian trị vì của vua và nó mang ý nghĩa tốt lành đã làm cho vai trò của khái niệm này trong lịch sử trở nên quan trọng vì bên cạnh việc đặt quốc hiệu (đối với các vua khai quốc) thì đặt niên hiệu cũng là 1 việc mà Hoàng đế của 1 triều đại phải tiến hành ngay sau khi lên ngôi để tỏ rõ quyền uy của mình với tư cách là Thiên tử - con trời.
Tác giả: Trường Sơn.