Câu chuyện Hồ Nguyên Trừng chế tạo hỏa khí thần pháo, súng thần công cho nhà Minh, chắc hẳn ai cũng từng nghe qua. Tuy nhiên cụ thể Hồ Nguyên Trừng sáng tạo điều gì thì còn khá mập mờ, và vì thế ông thường xuyên bị tâng bốc quá cao. Nay xin cung cấp một vài sử liệu từ sách vở Trung Quốc, để các bạn nhận định. Tổng hợp dữ kiện lại, có thể chắc chắn những điều sau:
- MỘT TRONG SỐ những đóng góp của Hồ Nguyên Trừng cho nhà Minh là hỏa thương cầm tay, bắn đạn hình mũi tên. Đây không phải là phát minh mới của ông, vì Minh thực lục đã đề cập đến việc quân Minh bố trí “thần cơ tiễn” làm 3 hàng bắn luân phiên trong chiến dịch tại Vân Nam năm 1388 [6], và sử dụng “thần cơ súng” bắn tên ngay trong chính chiến dịch đánh nhà Hồ năm 1407 [7]. Hồ Nguyên Trừng chỉ cải tiến nó thêm, mà như mô tả của Hỏa long kinh thì gồm việc bổ sung một lớp gỗ chèn giữa phần thuốc súng và phần tên-đạn, nhằm nén chặt khối thuốc súng, tăng áp suất tạo ra khi kích nổ và đưa tên-đạn bay xa hơn (hơn 200 m theo Hỏa long kinh viết).
+ Hỏa long kinh (niên đại nhà Minh) [5]:
Thần thương tiễn: Thứ này là vũ khí có được khi bình An Nam. Dưới mũi tên có một cái nêm gỗ, đặt liền với các thứ đạn chì. Kỳ diệu ở chỗ dùng lực của hộp gỗ mà có thêm lực. Một phát có thể [đi xa] 300 bước chân.
- Hồ Nguyên Trừng và một số người gốc Việt như Đặng Quang Viễn, Trần Quý Huyên góp phần trong việc thành lập Thần Cơ doanh (chế hỏa khí), Khôi Giáp xưởng (chế áo giáp mũ trụ) cho nhà Minh. Việc quân Minh khi tế súng phải tế Trừng (như Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn viết) cũng được nhắc đến trong sách Trung Quốc từ trước, chứ Lê Quý Đôn không nói suông.
+ Giới An lão nhân mạn bút, quyển 6 (niên đại thời Minh) [3]:
“Chi sơn dã ký” viết: Trong thời Vĩnh Lạc bắt Lê Quý Ly nước An Nam, thu hàng 3 người con trai, đều theo vào triều. Con lớn tên là Trừng, được ban họ Trần, làm quan đến Hộ Bộ Thượng thư, Trừng giỏi chế tạo thương, làm ra thần thương cho triều đình, về sau bị giáng chức, nhưng lệnh cho con trai ông được thế tập chức Cẩm Y Chỉ huy. Trừng nguyện theo, [triều đình] bèn hứa, mỗi đời sau sẽ cho 1 người được làm Quốc Tử sinh. Nay phàm khi tế binh khí, cũng tế Trừng vậy.
[…] Ra lệnh [Đặng Quang Viễn] theo xa giá chinh phạt phương bắc, lại cùng người đồng phụ là Đại Hồng lô Trần Quý Huyên, Công Bộ Thượng thư Lê Trừng mở Thần Cơ doanh, dựng Khôi Giáp xưởng, chế thần thương thần súng, đẩy lùi giặc Thát dưới chân núi Cửu Long.
+ Đại Học diễn nghĩa bổ, quyển 122 (thời Minh) [4]:
Gần đây có thứ thần cơ hỏa thương, dùng sắt làm đầu mũi tên, dùng lửa bắn đi, có thể bay xa đến ngoài trăm bước chân, kỳ diệu như thần, mới nghe tiếng thì tên đã bắn tới. Trong thời Vĩnh Lạc, bình Nam Giao, người Giao chế thứ ấy rất tinh xảo, nên ra lệnh cho nội thần theo phép ấy mà chế tạo, ở trong nước thì lệnh Đại tướng đứng đầu Thần Cơ doanh, ở ngoài biên thì lệnh Nội quan giám sát Thần Cơ thương, rất cẩn thận vậy.
[…] Từ khi có thứ binh khí ấy, Trung Quốc sở dĩ đắc chí với Tứ Di là thường nhờ vào nó, tuy nhiên dùng lâu thì bị xem thường, kẻ địch đã quen thuộc, hoặc dùng trí khôn để tránh né, cũng vô dụng vậy, là vì sao? Bởi vì sĩ tốt cầm thương ấy mà dùng, mỗi người giữ một cái, khi đến lúc thì tự nạp thuốc súng, bắn xong một phát thảng thốt không biết làm gì nữa, địch biết điều ấy, nên phàm khi ra chiến trận đều cúi người, đợi khi nghe tiếng hỏa [thương] của ta bắn xong, liền xông đến đột phá.
+ Minh sử, quyển 92 (biên soạn xong năm 1739) [1]:
Đến khi Minh Thành Tổ bình Giao Chỉ, có được phép thần cơ thương pháo, đặc biệt bố trí Thần Cơ doanh để học tập. Cách chế tạo, ngoài phần đồng đỏ, còn dùng sắt, làm bằng sắt dẻo là tốt nhất, sau đấy mới đến sắt tây. Lớn nhỏ không đều, loại lớn chở bằng xe, đến loại nhỏ thì đặt trên giá, trên trụ, hay mang vác. Loại lớn lợi khi thủ, loại nhỏ lợi khi giao chiến. Tùy nghi mà dùng, là vũ khí thiết yếu khi hành quân.
+ Vạn Lịch dã hoạch biên, quyển 17 (viết năm 1606) [2]:
Bản triều dùng hỏa khí chống giặc, là đệ nhất khí cụ xưa nay, tuy nhiên loại hỏa khí nhẹ và tốt, thực chỉ mới có từ khi Văn Hoàng đế bình Giao Chỉ. Dùng ngụy Tướng quốc, Việt Quốc đại vương Lê Trừng nước ấy làm quan Công Bộ, chuyên nắm việc đốc thúc chế tạo, truyền dạy hết cho. Nay nội sở cấm quân xưng tên Thần Cơ doanh, binh tốt trong ấy, đều là người chế tạo thuốc súng vậy.
- Bên cạnh hỏa thương, thì có khả năng Hồ Nguyên Trừng cũng tham gia chế tạo các loại pháo lớn cho nhà Minh, tuy nhiên không đủ tư liệu để xác định chắc chắn. Các tác giả như Tôn Lai Thần [8], Michael Arthur Aung-Thwin, Kenneth R. Hall [9], qua khảo sát hiện vật, cho rằng một cải tiến khác mà người Việt đóng góp cho hỏa khí Trung Quốc là thay vì làm lỗ điểm hỏa để đút dây mồi vào, ở đuôi súng có một rãnh châm ngòi hình chữ nhật với nắp đậy. Tôn Lai Thần chỉ đề cập về đặc điểm này ở hỏa khí cầm tay, trong khi Aung-Thwin, Hall xác nhận nó cũng có mặt ở trên hỏa khí cỡ trung (“cannon”) tại các bảo tàng Việt Nam. Cả hai nguồn đều cho rằng đây chỉ là một cải tiến nhỏ để tránh dây mồi và thuốc súng bị ướt khi trời mưa, nhất là với khí hậu ẩm ướt tại Việt Nam. Tuy nhiên có những nguồn khác (H** Ph**) thì đề cao nó lên tận mây xanh 🐧. Vì chưa tận mắt chứng kiến và cũng không đủ kiến thức để nhận định, mình xin không bàn sâu về điểm này.
***
Chú thích
1. Minh sử, quyển 62: https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%98%8E%E5%8F%B2/%E5%8D%B792
2. Vạn Lịch dã hoạch biên, quyển 17: https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%90%AC%E6%9B%86%E9%87%8E%E7%8D%B2%E7%B7%A8/%E5%8D%B717
3. Giới An lão nhân mạn bút, quyển 6: https://ctext.org/wiki.pl?if=en&chapter=741890
4. Đại Học diễn nghĩa bổ, quyển 122: https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%A4%A7%E5%AD%B8%E8%A1%8D%E7%BE%A9%E8%A3%9C/%E5%8D%B7122?fbclid=IwAR0ptsafCo_2ge_YuehCf-FMGQP9qqZFKiwUJxDv_WP4qtH4EQjmkwsz2HQ
5. Science and Civilization of China, Vol 5-7: Chemistry and Chemical Technology, Military Technology – The Gunpowder Epic, trang 312: https://archive.org/stream/ScienceAndCivilisationInChina/Needham_Joseph_Science_and_Civilisation_in_China_Vol_5-7_Chemistry_and_Chemical_Technology_Military_Technology_The_Gunpowder_Epic#page/n173/mode/2up
6. Minh Thực lục, Thái Tổ thực lục: http://www.epress.nus.edu.sg/msl/reign/hong-wu/year-21-month-3-day-30
7. Minh Thực lục, Thành Tổ thực lục: http://www.epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-4-month-12-day-11
6. Chinese Military Technologies and Dai Viet: c 1390-1497: http://www.ari.nus.edu.sg/wps/wps03_011.pdf?fbclid=IwAR3jFGsMMVPZfgpW9fyXjl8a-6rGtDn0wbZmgkWkC47QZzz5ryowfHx6sxs
7. New Perspectives on the History and Historiography of Southeast Asia, trang 86: https://books.google.com.vn/books?id=ZvWrAgAAQBAJ&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false.
- MỘT TRONG SỐ những đóng góp của Hồ Nguyên Trừng cho nhà Minh là hỏa thương cầm tay, bắn đạn hình mũi tên. Đây không phải là phát minh mới của ông, vì Minh thực lục đã đề cập đến việc quân Minh bố trí “thần cơ tiễn” làm 3 hàng bắn luân phiên trong chiến dịch tại Vân Nam năm 1388 [6], và sử dụng “thần cơ súng” bắn tên ngay trong chính chiến dịch đánh nhà Hồ năm 1407 [7]. Hồ Nguyên Trừng chỉ cải tiến nó thêm, mà như mô tả của Hỏa long kinh thì gồm việc bổ sung một lớp gỗ chèn giữa phần thuốc súng và phần tên-đạn, nhằm nén chặt khối thuốc súng, tăng áp suất tạo ra khi kích nổ và đưa tên-đạn bay xa hơn (hơn 200 m theo Hỏa long kinh viết).
+ Hỏa long kinh (niên đại nhà Minh) [5]:
Thần thương tiễn: Thứ này là vũ khí có được khi bình An Nam. Dưới mũi tên có một cái nêm gỗ, đặt liền với các thứ đạn chì. Kỳ diệu ở chỗ dùng lực của hộp gỗ mà có thêm lực. Một phát có thể [đi xa] 300 bước chân.
- Hồ Nguyên Trừng và một số người gốc Việt như Đặng Quang Viễn, Trần Quý Huyên góp phần trong việc thành lập Thần Cơ doanh (chế hỏa khí), Khôi Giáp xưởng (chế áo giáp mũ trụ) cho nhà Minh. Việc quân Minh khi tế súng phải tế Trừng (như Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn viết) cũng được nhắc đến trong sách Trung Quốc từ trước, chứ Lê Quý Đôn không nói suông.
+ Giới An lão nhân mạn bút, quyển 6 (niên đại thời Minh) [3]:
“Chi sơn dã ký” viết: Trong thời Vĩnh Lạc bắt Lê Quý Ly nước An Nam, thu hàng 3 người con trai, đều theo vào triều. Con lớn tên là Trừng, được ban họ Trần, làm quan đến Hộ Bộ Thượng thư, Trừng giỏi chế tạo thương, làm ra thần thương cho triều đình, về sau bị giáng chức, nhưng lệnh cho con trai ông được thế tập chức Cẩm Y Chỉ huy. Trừng nguyện theo, [triều đình] bèn hứa, mỗi đời sau sẽ cho 1 người được làm Quốc Tử sinh. Nay phàm khi tế binh khí, cũng tế Trừng vậy.
[…] Ra lệnh [Đặng Quang Viễn] theo xa giá chinh phạt phương bắc, lại cùng người đồng phụ là Đại Hồng lô Trần Quý Huyên, Công Bộ Thượng thư Lê Trừng mở Thần Cơ doanh, dựng Khôi Giáp xưởng, chế thần thương thần súng, đẩy lùi giặc Thát dưới chân núi Cửu Long.
Tổng hợp các bài viết về Hồ Quý Ly và Vương triều Hồ- Hỏa thương mà Hồ Nguyên Trừng cải tiến có nhiều đóng góp trong các chiến dịch chống lại quân Mông Cổ, mà như các nguồn ở trên đánh giá là giúp nhà Minh “đẩy lùi giặc Thát”, “đắc chí với Tứ Di”. Tuy nhiên khi đối phương đã quen dần thì cũng bắt đầu có chiến thuật đối phó với loại vũ khí này.
+ Đại Học diễn nghĩa bổ, quyển 122 (thời Minh) [4]:
Gần đây có thứ thần cơ hỏa thương, dùng sắt làm đầu mũi tên, dùng lửa bắn đi, có thể bay xa đến ngoài trăm bước chân, kỳ diệu như thần, mới nghe tiếng thì tên đã bắn tới. Trong thời Vĩnh Lạc, bình Nam Giao, người Giao chế thứ ấy rất tinh xảo, nên ra lệnh cho nội thần theo phép ấy mà chế tạo, ở trong nước thì lệnh Đại tướng đứng đầu Thần Cơ doanh, ở ngoài biên thì lệnh Nội quan giám sát Thần Cơ thương, rất cẩn thận vậy.
[…] Từ khi có thứ binh khí ấy, Trung Quốc sở dĩ đắc chí với Tứ Di là thường nhờ vào nó, tuy nhiên dùng lâu thì bị xem thường, kẻ địch đã quen thuộc, hoặc dùng trí khôn để tránh né, cũng vô dụng vậy, là vì sao? Bởi vì sĩ tốt cầm thương ấy mà dùng, mỗi người giữ một cái, khi đến lúc thì tự nạp thuốc súng, bắn xong một phát thảng thốt không biết làm gì nữa, địch biết điều ấy, nên phàm khi ra chiến trận đều cúi người, đợi khi nghe tiếng hỏa [thương] của ta bắn xong, liền xông đến đột phá.
+ Minh sử, quyển 92 (biên soạn xong năm 1739) [1]:
Đến khi Minh Thành Tổ bình Giao Chỉ, có được phép thần cơ thương pháo, đặc biệt bố trí Thần Cơ doanh để học tập. Cách chế tạo, ngoài phần đồng đỏ, còn dùng sắt, làm bằng sắt dẻo là tốt nhất, sau đấy mới đến sắt tây. Lớn nhỏ không đều, loại lớn chở bằng xe, đến loại nhỏ thì đặt trên giá, trên trụ, hay mang vác. Loại lớn lợi khi thủ, loại nhỏ lợi khi giao chiến. Tùy nghi mà dùng, là vũ khí thiết yếu khi hành quân.
+ Vạn Lịch dã hoạch biên, quyển 17 (viết năm 1606) [2]:
Bản triều dùng hỏa khí chống giặc, là đệ nhất khí cụ xưa nay, tuy nhiên loại hỏa khí nhẹ và tốt, thực chỉ mới có từ khi Văn Hoàng đế bình Giao Chỉ. Dùng ngụy Tướng quốc, Việt Quốc đại vương Lê Trừng nước ấy làm quan Công Bộ, chuyên nắm việc đốc thúc chế tạo, truyền dạy hết cho. Nay nội sở cấm quân xưng tên Thần Cơ doanh, binh tốt trong ấy, đều là người chế tạo thuốc súng vậy.
- Bên cạnh hỏa thương, thì có khả năng Hồ Nguyên Trừng cũng tham gia chế tạo các loại pháo lớn cho nhà Minh, tuy nhiên không đủ tư liệu để xác định chắc chắn. Các tác giả như Tôn Lai Thần [8], Michael Arthur Aung-Thwin, Kenneth R. Hall [9], qua khảo sát hiện vật, cho rằng một cải tiến khác mà người Việt đóng góp cho hỏa khí Trung Quốc là thay vì làm lỗ điểm hỏa để đút dây mồi vào, ở đuôi súng có một rãnh châm ngòi hình chữ nhật với nắp đậy. Tôn Lai Thần chỉ đề cập về đặc điểm này ở hỏa khí cầm tay, trong khi Aung-Thwin, Hall xác nhận nó cũng có mặt ở trên hỏa khí cỡ trung (“cannon”) tại các bảo tàng Việt Nam. Cả hai nguồn đều cho rằng đây chỉ là một cải tiến nhỏ để tránh dây mồi và thuốc súng bị ướt khi trời mưa, nhất là với khí hậu ẩm ướt tại Việt Nam. Tuy nhiên có những nguồn khác (H** Ph**) thì đề cao nó lên tận mây xanh 🐧. Vì chưa tận mắt chứng kiến và cũng không đủ kiến thức để nhận định, mình xin không bàn sâu về điểm này.
***
Chú thích
1. Minh sử, quyển 62: https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%98%8E%E5%8F%B2/%E5%8D%B792
2. Vạn Lịch dã hoạch biên, quyển 17: https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%90%AC%E6%9B%86%E9%87%8E%E7%8D%B2%E7%B7%A8/%E5%8D%B717
3. Giới An lão nhân mạn bút, quyển 6: https://ctext.org/wiki.pl?if=en&chapter=741890
4. Đại Học diễn nghĩa bổ, quyển 122: https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%A4%A7%E5%AD%B8%E8%A1%8D%E7%BE%A9%E8%A3%9C/%E5%8D%B7122?fbclid=IwAR0ptsafCo_2ge_YuehCf-FMGQP9qqZFKiwUJxDv_WP4qtH4EQjmkwsz2HQ
5. Science and Civilization of China, Vol 5-7: Chemistry and Chemical Technology, Military Technology – The Gunpowder Epic, trang 312: https://archive.org/stream/ScienceAndCivilisationInChina/Needham_Joseph_Science_and_Civilisation_in_China_Vol_5-7_Chemistry_and_Chemical_Technology_Military_Technology_The_Gunpowder_Epic#page/n173/mode/2up
6. Minh Thực lục, Thái Tổ thực lục: http://www.epress.nus.edu.sg/msl/reign/hong-wu/year-21-month-3-day-30
7. Minh Thực lục, Thành Tổ thực lục: http://www.epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-4-month-12-day-11
6. Chinese Military Technologies and Dai Viet: c 1390-1497: http://www.ari.nus.edu.sg/wps/wps03_011.pdf?fbclid=IwAR3jFGsMMVPZfgpW9fyXjl8a-6rGtDn0wbZmgkWkC47QZzz5ryowfHx6sxs
7. New Perspectives on the History and Historiography of Southeast Asia, trang 86: https://books.google.com.vn/books?id=ZvWrAgAAQBAJ&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false.