Tiêu thổ kháng chiến là gì, tiêu thổ trong kháng chiến chống Pháp
Tiêu thổ kháng chiến là gì, tại sao phải tiêu thổ kháng chiến, ưu điểm và nhược điểm của chiến thuật tiêu thổ kháng chiến, chúng ta đã tiêu thổ kháng chiến chống Pháp như thế nào, trong bài này hãy cùng VN Tổng Hợp làm rõ.
Điển hình như trên đoàn đường Văn Điển - Hà Đông, quân và dân Việt Nam mất 1400 công mới dựng xong được hàng rào cánh sẻ bằng thanh ray và tà vẹt, nhưng quân Pháp chỉ cần dùng xe ủi húc trong vài giờ là lại thông đường. Đoạn Ngã Tư Sở - Văn Điển, hàng nghìn công ngả cây chắn đường thì quân Pháp chỉ cần hai tiểu đội công binh với mìn và máy cắt cây, xe ủi thì vài ba ngày đoạn đường lại bình thường. Trên nhiều đoạn đường, nhân dân Việt Nam mất hàng ngàn công đào hố , quân Pháp chỉ cần dùng mìn bạt 2 đầu hố là xe lại di chuyển qua lại bình thường.
Trước thực tế đó, nhiều nơi đã rút kinh nghiệm và thực hiện phá đường theo kiểu "lỗ hoa mai" và đắp "con chạch" trên đê. Để khỏa lấp sự chênh lệch về kĩ thuật. Phá đường theo kiểu "lỗ hoa mai": đào hố rộng 0,6m, dài 1m, sâu 0,5m, hố nọ cách hố kia 1,5 đến 1,8m, các hàng hố solo như hình hoa mai cách nhau từ 2 đến 3m; có lối đi ở mép đường theo kiểu chữ chi. Với những đoạn đường như vậy, bánh xe tránh được hố này thì lại thụt xuống hố kia. Đã thế, quân và dân Việt Nam còn đánh mìn và phục kích gây khó khăn thêm cho Pháp. Trên những đoạn đường này việc đi bộ hoặc các phương tiện thô sơ vẫn có thể đi lại bình thường, trong khi ô tô của Pháp thì không. Vách cách phá đường theo kiểu "lỗ hoa mai" và đắp "con chạch" trên đê thì về cơ bản, nhân dân Việt Nam đã ngăn cản sự cơ động của Pháp có hiệu quả, làm cản trở đi lại của Pháp nhiều ngày, đây là khoảng thời gian cần thiết để di chuyển nhân lực và vật lực lên Việt Bắc để kháng chiến lâu dài. Nguồn: Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp.
1. Tiêu thổ kháng chiến là gì, đây có phải là thuật ngữ của chiến thuật quân sự?
Tiêu thổ là chính sách một chiến lược quân sự nhằm phá hủy bất cứ thứ gì có thể có ích cho các kẻ thù trong khi nó đang tiến qua hoặc rút ra khỏi một vị trí. Bất kỳ tài sản nào có thể được sử dụng bởi kẻ thù có thể được nhắm mục tiêu, ví dụ như nguồn thực phẩm, nguồn cung cấp nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài nguyên công nghiệp và thậm chí là chính người dân địa phương.
2. Tiêu thổ kháng chiến chống Pháp
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ra lời kêu gọi đồng bào phá hoại để kháng chiến, trong đó có đoạn: "Phá cho rộng, phá cho sâu, phá sao cho bọn Pháp không lợi dụng được. Một nhát cuốc của đồng bào cũng như một viên đạn của chiến sĩ bắn vào quân địch vậy." Cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam chống Pháp không chỉ giằng co trên mặt trận quân sự, mà còn ác liệt trên cả công cuộc phá hoại. Nhân dân Việt Nam phá, quân Pháp sửa, nhân dân Việt Nam lại phá tiếp. Tuy nhiên tương quan giữa Việt Nam và Pháp rất chênh lệch về trình độ kĩ thuật, trong khi Việt Nam khi ấy chỉ có công cụ thô sơ trong tay như cuốc, xẻng; thì Pháp lại có máy móc hiện đại.Điển hình như trên đoàn đường Văn Điển - Hà Đông, quân và dân Việt Nam mất 1400 công mới dựng xong được hàng rào cánh sẻ bằng thanh ray và tà vẹt, nhưng quân Pháp chỉ cần dùng xe ủi húc trong vài giờ là lại thông đường. Đoạn Ngã Tư Sở - Văn Điển, hàng nghìn công ngả cây chắn đường thì quân Pháp chỉ cần hai tiểu đội công binh với mìn và máy cắt cây, xe ủi thì vài ba ngày đoạn đường lại bình thường. Trên nhiều đoạn đường, nhân dân Việt Nam mất hàng ngàn công đào hố , quân Pháp chỉ cần dùng mìn bạt 2 đầu hố là xe lại di chuyển qua lại bình thường.
Trước thực tế đó, nhiều nơi đã rút kinh nghiệm và thực hiện phá đường theo kiểu "lỗ hoa mai" và đắp "con chạch" trên đê. Để khỏa lấp sự chênh lệch về kĩ thuật. Phá đường theo kiểu "lỗ hoa mai": đào hố rộng 0,6m, dài 1m, sâu 0,5m, hố nọ cách hố kia 1,5 đến 1,8m, các hàng hố solo như hình hoa mai cách nhau từ 2 đến 3m; có lối đi ở mép đường theo kiểu chữ chi. Với những đoạn đường như vậy, bánh xe tránh được hố này thì lại thụt xuống hố kia. Đã thế, quân và dân Việt Nam còn đánh mìn và phục kích gây khó khăn thêm cho Pháp. Trên những đoạn đường này việc đi bộ hoặc các phương tiện thô sơ vẫn có thể đi lại bình thường, trong khi ô tô của Pháp thì không. Vách cách phá đường theo kiểu "lỗ hoa mai" và đắp "con chạch" trên đê thì về cơ bản, nhân dân Việt Nam đã ngăn cản sự cơ động của Pháp có hiệu quả, làm cản trở đi lại của Pháp nhiều ngày, đây là khoảng thời gian cần thiết để di chuyển nhân lực và vật lực lên Việt Bắc để kháng chiến lâu dài. Nguồn: Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp.