Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Trận đấu tăng duy nhất giữa Nhật Bản và Liên Xô

Trận đấu tăng duy nhất giữa Nhật Bản và Liên Xô, Huyền thoại xe tăng Nhật Bản, xe tăng Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 2. Bí mật ít biết về xe tăng Nhật Bản trong thế chiến thứ 2

Do tin rằng Hồng quân Liên Xô đang rút lui khỏi Khalkhin Gol (Nặc Môn Khâm), bộ tư lệnh Lục quân Nhật tại Mãn Châu đã điều Quân đoàn Xe tăng I, dưới sự chỉ huy của trung tướng Masaomi Yasuoka đến Nặc Môn Khâm nhằm mục đích cắt đứt đường rút quân của Hồng quân tại sông Halha (sông Khalkhin Gol). Sau hai ngày di chuyển bằng tàu hoả, quân đoàn xe tăng số 1 cho bốc dỡ hai trung đoàn tăng số 3 và 4 xuống Arshaan tại Mãn Châu vào ngày 22 tháng 6 năm 1939. Trong khi trung đoàn 3 chủ yếu là các xe tăng hạng trung Kiểu 89 đã lỗi thời thì trung đoàn 4 do đại tá Yoshio Tamada chỉ huy có 35 chiếc xe tăng hạng nhẹ Kiểu 95, 8 chiếc Kiểu 89 và 3 chiếc xe tăng siêu nhẹ Kiểu 94.

Trận đấu tăng duy nhất giữa Nhật Bản và Liên Xô
Trận đấu tăng duy nhất giữa Nhật Bản và Liên Xô


Trong khi đó, chỉ huy mới của Hồng quân là tướng Georgi Konstantinovich Zhukov được điều đến Nặc Môn Khâm vào tháng 6 năm 1939. Ông đã sử dụng các xe tăng hạng nhẹ BT-5 và BT-7; kết hợp chúng vào lực lượng pháo binh, bộ binh và thiết giáp để tấn công. Mặc dù cùng là xe tăng hạng nhẹ, cùng số lượng kíp lái và kích thước, xe tăng BT nặng gần gấp đôi Kiểu 95, đến 13,8 tấn. Tuy nhiên nó dễ bị các lực lượng Nhật Bản sử dụng bom xăng tiêu diệt do dùng động cơ xăng. Tuy người Nhật không đánh giá cao xe tăng Nga, pháo 45mm của xe tăng BT với tốc độ đạn hơn 600m/giây và từ khoảng cách 1.000 m đủ sức xuyên thủng xe tăng Nhật (trong khi pháo 37mm của Kiểu 95 chỉ có tầm bắn hiệu quả thấp hơn 700 m); Một sĩ quan xe tăng Kiểu 95 mô tả, "...không lâu sau khi thấy ánh sáng loé lên, xe tăng chúng tôi đã bị xuyên thủng một lỗ ! Họ còn bắn rất chính xác !"
Ngày 2 tháng 7 năm 1939, vào lúc 6 giờ 10 phút chiều, đại tá Tamada chỉ huy trung đoàn xe tăng số 4 với nhiều chiếc xe tăng Kiểu 95 cơ động hơn phía trước trung đoàn xe tăng số 3 dẫn đầu cuộc tấn công của quân đoàn xe tăng số 1 vào lực lượng Hồng quân tại Khalkhin Gol. Trong khi trung đoàn xe tăng số 3 đã vượt qua hoả lực pháo Hồng quân sau gần 2 giờ, trung đoàn xe tăng số 4 để tránh trận địa pháo Hồng quân đã tiến về phía đông nam thay vì hướng nam như dự kiến, do đó đã đụng độ quân Nga ở tây nam hồ Uzuru. Quan sát thấy vị trí pháo của quân Nga, đại tá Tamada quyết định tấn công vào ban đêm bằng xe tăng mặc dù các xe tăng Nhật không có thiết bị và cũng không có kinh nghiệm đánh đêm. Khoảng 11 giờ đêm, trung đoàn tăng số 4 tiến vào mục tiêu với khoảng cách 6m giữa những chiếc tăng và 30m giữa các đơn vị bộ binh. Hệ thống radio hoạt động không hiệu quả khiến các xe tăng phải ra hiệu bằng cờ hoặc cử chỉ là chính, tầm quan sát từ chỗ ngồi của trưởng xe ra bên ngoài bị hạn chế do đó tháp pháo được mở ra, điều này khiến cho khi mưa trút xối xả xuống làm cho các trưởng xe khó thở và không thể mở mắt. Nhờ có sấm chớp mà quân Nhật có thể nhìn thấy các vị trí của quân Nga. Tuy nhiên, khi đến gần, sấm chớp đã làm quân Nga trông thấy những chiếc xe tăng Kiểu 95 đang tiến đến, phòng tuyến Hồng quân ngay lập tức khai hoả bằng đại liên, súng cối, pháo, xe tăng BT-7 và pháo chống tăng. Tuy nhiên, vì phạm vi quá gần, các pháo thủ Nga không thể bố trí các nòng súng của họ đủ thấp để tấn công xe tăng nên đã không trúng mục tiêu. Lúc 0 giờ 20 sáng, đại tá Tamada ra lệnh trung đoàn 4 tấn công và đến 2 giờ sáng đã vượt qua phòng tuyến Nga hơn 900m và tiêu diệt 12 khẩu pháo.
Kết quả cuối cùng là quân đoàn xe tăng I mất một chiếc xe tăng Kiểu 95, hai người chết (một sĩ quan và một lính tuyển mộ) và 8 người bị thương; trung đoàn 4 đã sử dụng tổng cộng 1.100 quả đạn pháo 37mm và 129 quả đạn pháo 57mm, 16.000 viên đạn súng máy. Tướng Yasuoka Masaomi báo cáo "cuộc tấn công chớp nhoáng bằng xe tăng của chúng ta đã làm cho quân địch khiếp vía và lo sợ." Trong số 73 xe tăng hạng nhẹ và trung của Nhật tham gia cuộc tấn công này, 13 chiếc đã bị đạn pháo Nga phá hủy hoàn toàn, 14 chiếc được sửa chữa sau khi đưa về đại tu và 17 chiếc khác thì sửa chữa ngay trên chiến trường.

Tuy nhiên, trong trận Khalkhin Gol, những nhược điểm của xe tăng Nhật cũng được phơi bày. Tầm bắn, khả năng xuyên giáp hoàn toàn kém so với các xe tăng BT và T-26 của Liên Xô; tốc độ và giáp mỏng; tiếng động cơ ồn. Do đó sau một vài thành công ban đầu, xe tăng Nhật đã phải chịu tổn thất lớn và không thành công được bao nhiêu.