Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Bí mật ít biết về xe tăng Nhật Bản trong thế chiến thứ 2

Bí mật ít biết về xe tăng Nhật Bản trong thế chiến thứ 2, Trong chiến tranh thế giới thứ 2 phát xít Nhật cũng đã phát triển một lực lượng xe tăng thiết giáp không lồ phụ vụ mục đích xâm lược, trong đó nổi bật nhất là xe tăng hạng nhẹ Ha Go 95.

Xe tăng Nhật Bản trong thế chiến thứ 2
Ha Go kiểu 95 mẫu xe tăng của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 2
Xe tăng hạng nhẹ Ha-Gō Kiểu 95 (hay còn gọi là Ke-Go Kiểu 97) là kiểu xe tăng hạng nhẹ được Lục quân Đế quốc Nhật Bản thiết kế và sử dụng trong Chiến tranh Trung-Nhật, Chiến tranh biên giới Xô-Nhật và Chiến tranh Thái Bình Dương. Tốc độ của kiểu xe tăng này lúc mới ra đời khoảng 30 km/giờ, trong khi xe tăng Stuart của Mỹ ra đời 6 năm sau đó có tốc độ ban đầu là 32 km/giờ. Ha-Go 95 cũng được đánh giá là kiểu xe tăng tốt nhất của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Ha-Go Kiểu 95 tỏ ra vô cùng hiệu quả khi đối đầu với bộ binh Trung Quốc trong các trận đánh tại Trung Quốc và Mãn Châu, khi mà Quân đội Cách mạng Quốc dân chỉ có 3 tiểu đoàn xe tăng gồm một số xe tăng Vickers, tăng hạng nhẹ của Đức PzKpfw I và xe tăng siêu nhẹ của Ý CV33. Tuy nhiên, cũng giống như M3 Stuarts của Hoa Kỳ, Kiểu 95 không được thiết kế để có thể đối đầu với các loại xe tăng khác mà chỉ nhằm để yểm trợ bộ binh. Khoảng 2.300 chiếc đã được sản xuất. Ngoài Lục quân, Kiểu 95 còn được Lực lượng Đổ bộ Hải quân Đặc biệt của Hải quân sử dụng trong một số cuộc giao tranh tại Thái Bình Dương.

Cấu tạo và vũ khí của xe tăng Ha Go kiểu 95, Bí mật ít biết về xe tăng Nhật Bản trong thế chiến thứ 2

Kiểu 95 có khối lượng 7,4 tấn với kíp lái 3 người (gồm chỉ huy/pháo thủ/nạp đạn; thợ máy/xạ thủ; lái xe).

Hoả lực chính là một pháo chống tăng Kiểu 94 37mm. Pháo có góc bắn từ -15 đến +20 độ; góc phương vị 20 độ trái và phải. Tốc độ đạn là 600 m/giây (đời đầu) và 700 m/ giây (đời sau), khả năng xuyên giáp: 45 mm ở khoảng cách 300 m (đời đầu) và 25 mm ở khoảng cách 500 m (đời sau). Kiểu 95 mang theo hai kiểu đầu đạn 37 mm khác nhau, đạn trái phá Kiểu 94 và đạn xuyên thép Kiểu 94.

Hoả lực phụ bao gồm hai súng máy Kiểu 91 6,5mm (một súng nằm sau tháp pháo và một súng nằm trên thân xe). Những phiên bản thử sử dụng ở Mãn Châu và Trung Quốc cho thấy cần một hoả lực mạnh hơn và do đó súng máy 6.5mm đã được thay bằng súng máy hạng nhẹ Kiểu 97 7.7mm uy lực hơn, được sử dụng bởi chỉ huy xe kiêm pháo thủ từ năm 1941. Xe mang tổng cộng 2.970 viên đạn cho hai khẩu súng máy và 119 quả đạn pháo. Về sau, khẩu pháo Kiểu 94 cũng được thay bằng khẩu pháo Kiểu 98 có cùng cỡ nòng nhưng tốc độ đạn lớn hơn.

Xe tăng được đơn giản trong chế tạo, khai thác sử dụng và sửa chữa. Thân xe bao gồm các khung thép và các miếng thép cán, được liên kết với nhau với sự trợ giúp của đinh tán và bu lông. Tháp pháo một chỗ ngồi hình trụ, bên trong tháp pháo là chỗ ngồi của trưởng xe, người thực hiện đồng thời cả nhiệm vụ nạp đạn, ngắm bắn và bắn. Khiếm khuyết của tháp pháo là nó chỉ quay được 45 độ. Xe được bọc thép dày từ 6mm đến 14 mm.
Hệ thống treo với 4 bánh đỡ mỗi bên được đánh giá là hoàn hảo hơn cả. Sau đó, để tăng thêm độ tin cậy, mỗi bên thành xe được lắp thêm cặp trục lăn nhỏ, được gia cố trên các xà cân bằng mới trên các bánh đỡ. Biến thể này của xe tăng gọi là "Mãn châu lý" và được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Nhật. Để phòng cháy và bảo vệ kíp xe khỏi các mảnh vỡ từ giáp khi xe chạy ở tốc độ nhanh qua vùng đất lởm chởm, bên trong xe tăng được phủ các tấm đệm amiang. Vào thời điểm này, sự bảo vệ mắt khỏi sự phun trì – có thể rơi vào trong xe qua các khe quan sát của lái xe, xạ thủ súng máy và trưởng xe chưa được trang bị.

Ban đầu Kiểu 95 sử dụng động cơ diesel Mitsubishi NVD 6120 với sức đẩy 110 Mã lực (82 kW) với tốc độ tối đa 40 km/giờ. Đây cũng là kiểu động cơ mà xe tăng hạng trung I-Go Kiểu 89 được trang bị. Còn các kiểu mẫu đời sau được sản xuất thì trang bị động cơ diesels A 6120VP với sức đẩy 120 Mã lực (89,5 kW), 6 xy-lanh, làm mát bằng không khí. Động cơ được bố trí dọc theo bên phải mạn sau thân xe. Thùng dầu, nhiên liệu nằm bên trái. Một số chiếc Kiểu 95 còn được trang bị gương chiếu hậu ở phía trước để chiến đấu vào ban đêm.

** VN Tổng Hợp Hợp**