Lê Lai đứng ra và mặc áo bào của soái Lê Lợi dẫn hai thớt voi và 500 người lính thân cận quyết tử tấn công trại quân Minh, Lê Lai anh dũng xông vào giữa trận, hét lên: "Ta là chúa Lam Sơn đây”.
Năm 1418, Nghĩa quân Lam Sơn đại bại ở trận Mường Một, rút chạy về Trịnh Cao, quân Minh dẫn theo đại quân truy sát mở thiên la địa võng, bao vây mọi nẻo. Nghĩa quân Lam Sơn rơi vào cảnh cùng đường lên trời không lối xuống đất không nơi.
Lê Lai lúc ấy đứng ra khoác áo bào của chủ tướng Lê Lợi dẫn theo hai thớt voi và 500 cảm tử quân đánh thẳng vào doanh trại quân Minh, xông pha giữa trận tiền, quát lớn: “Ta là chúa Lam Sơn đây”.
Quân Minh ngỡ là Lê Lợi thật, dồn quân bao vây tiêu diệt, Lê Lai sau đó bị bắt và hành hình. Nghĩ đã trừ xong mầm họa, quân Minh dẫn đại quân rút lui, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn nhờ ấy mới có thêm thời gian ẩn nấp bí mật khôi phục nghĩa quân và giành lấy chiến thắng sau này.
Lê Lợi về sau sai người bí mật tìm di hài của Lê Lai đem về Lam Sơn an táng, phong tước hiệu Suy trung Đồng đức Hiệp mưu Bảo chính Lũng Nhai công thần, hàm Thiếu úy, thụy là Toàn Nghĩa, năm 1484 phong tước Thái úy Phúc Quốc Công, sau này còn phong đến Trung Túc Vương cho tấm lòng trung nghĩa, và công lao của ông đối với Lam Sơn.
Thậm chí Lê Thái Tổ Lê Lợi trước khi mất còn dặn đi dặn lại con cháu đời sau nhất định phải làm giỗ Lê Lai trước ông một ngày, nên dân gian mới truyền miệng câu: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi. Đây quả là vinh dự hiếm người có được.
Đó là cơ sở thư tịch để các nhà sử học khẳng định cái chết của Lê Lai năm 1418. Nhưng trong Đại Việt sử kí toàn thư, sự hy sinh của Lê Lai không được đề cập. . Không chỉ vậy, trong biên niên sử tháng 1 năm 1427, cuốn sách này còn viết: "Giết Tư Mã Lê Lai, tịch thu gia sản vì Lai cậy có chiến công, ăn nói ngạo mạn". Dựa trên thông tin này, một số người tin rằng Lê Lai đã không chết trong một cuộc cải trang để cứu chúa vào năm 1418, nhưng vào năm 1427, vì lòng kiêu ngạo, ông đã bị Lê Lợi giết.
Anh ông, Lê Lạn tử trận trong trận đánh ải Khả Lưu 1425 – Phong Hiệp Quận Công, hàm Thái Phó.
Ba người con của Lê Lai:
Lê Lư tử trận khi vây thành Nghệ An 1425, tấn phong hàm Thiếu Úy, tước Kiến quận công
Lê Lộ, đánh bại các tướng nhà Minh là Trần Trí và Phương Chính, tử trận sa trường năm 1424, tặng hàm Thái Úy, tước Chiêu quận công
Lê Lâm xếp hàng công thần thứ ba nhà Lam Sơn, năm 1430 dẫn binh tiên phong đánh Ai Lao, trúng chông độc tử trận, tặng làm Thiếu úy. Con của Lê Lâm là Lê Niệm may mắn không tử trận sa trường mà làm trọng quan trong triều, gia phong Trung Quốc Công, tên thụy là Uy Vũ.
Ba người con của Lê Lai đều được Thái Tổ Lê Lợi yêu thương như con ruột, con cháu dòng dõi của ông sau này đa số đều được trọng dụng hưởng hậu phúc trong triều Lê trong gần 360 năm (1428-1788).
Kể cả là so với câu chuyện điện ảnh chém gió về dòng họ Dương Gia Tướng, mình cũng cảm thấy rằng dòng họ Trung Túc Vương Lê Lai không hề thua kém nửa phần hào khí, thậm chí có thể nói là tôi trung gặp hiền quân, lương thần gặp được minh chúa, xứng đáng là câu chuyện thiên cổ truyền lưu về tấm gương người anh hùng trung dũng.
....................................
Nguồn: Lam Sơn Thực lục
Đại Việt sử ký toàn thư
Đại Việt thông sử
Lê Lai và câu chuyện cứu chúa
Có phải các bạn đã từng cảm phục qua câu chuyện trung nghĩa về Dương Gia Tướng thời Tống nức danh làng điện ảnh . Thì ở nước ta, tuy rằng không được rình rang bằng vì trình chém gió của nước nhà còn kém quá, nhưng cũng có một dòng họ trung dũng, cả đời hy sinh vì nước hết sức oai hùng. Đó chính là Lê Lai và con cháu của ông.Năm 1418, Nghĩa quân Lam Sơn đại bại ở trận Mường Một, rút chạy về Trịnh Cao, quân Minh dẫn theo đại quân truy sát mở thiên la địa võng, bao vây mọi nẻo. Nghĩa quân Lam Sơn rơi vào cảnh cùng đường lên trời không lối xuống đất không nơi.
Lê Lai lúc ấy đứng ra khoác áo bào của chủ tướng Lê Lợi dẫn theo hai thớt voi và 500 cảm tử quân đánh thẳng vào doanh trại quân Minh, xông pha giữa trận tiền, quát lớn: “Ta là chúa Lam Sơn đây”.
Quân Minh ngỡ là Lê Lợi thật, dồn quân bao vây tiêu diệt, Lê Lai sau đó bị bắt và hành hình. Nghĩ đã trừ xong mầm họa, quân Minh dẫn đại quân rút lui, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn nhờ ấy mới có thêm thời gian ẩn nấp bí mật khôi phục nghĩa quân và giành lấy chiến thắng sau này.
Lê Lợi về sau sai người bí mật tìm di hài của Lê Lai đem về Lam Sơn an táng, phong tước hiệu Suy trung Đồng đức Hiệp mưu Bảo chính Lũng Nhai công thần, hàm Thiếu úy, thụy là Toàn Nghĩa, năm 1484 phong tước Thái úy Phúc Quốc Công, sau này còn phong đến Trung Túc Vương cho tấm lòng trung nghĩa, và công lao của ông đối với Lam Sơn.
Thậm chí Lê Thái Tổ Lê Lợi trước khi mất còn dặn đi dặn lại con cháu đời sau nhất định phải làm giỗ Lê Lai trước ông một ngày, nên dân gian mới truyền miệng câu: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi. Đây quả là vinh dự hiếm người có được.
Hi sinh oanh liệt hay bị Lê Lợi xử tử
Sách lục địa Lam Sơn (được biên soạn sau chiến thắng của cuộc nổi dậy, khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế) là tài liệu đầu tiên ghi lại nguy cơ cứu lấy chúa và sự hy sinh anh dũng của ông Lê Lai (1418). Các sách khác như Đại Việt thông sử, Lam Sơn thực lục tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục… , v.v. cũng viết truyện về sự hy sinh của Lê Lai, trong đó lĐại Việt thông sử sử dụng bản sao chi tiết nhất.Đó là cơ sở thư tịch để các nhà sử học khẳng định cái chết của Lê Lai năm 1418. Nhưng trong Đại Việt sử kí toàn thư, sự hy sinh của Lê Lai không được đề cập. . Không chỉ vậy, trong biên niên sử tháng 1 năm 1427, cuốn sách này còn viết: "Giết Tư Mã Lê Lai, tịch thu gia sản vì Lai cậy có chiến công, ăn nói ngạo mạn". Dựa trên thông tin này, một số người tin rằng Lê Lai đã không chết trong một cuộc cải trang để cứu chúa vào năm 1418, nhưng vào năm 1427, vì lòng kiêu ngạo, ông đã bị Lê Lợi giết.
Lê Lai - dòng dõi anh hùng tận trung vì nước.
Nhưng không chỉ có Trung Túc Vương Lê Lai, mà cả dòng họ của ông đều là những người anh dũng hết lòng chiến đấu vì nước, đa số đều xả thân báo quốc, tử chiến sa trường:Anh ông, Lê Lạn tử trận trong trận đánh ải Khả Lưu 1425 – Phong Hiệp Quận Công, hàm Thái Phó.
Ba người con của Lê Lai:
Lê Lư tử trận khi vây thành Nghệ An 1425, tấn phong hàm Thiếu Úy, tước Kiến quận công
Lê Lộ, đánh bại các tướng nhà Minh là Trần Trí và Phương Chính, tử trận sa trường năm 1424, tặng hàm Thái Úy, tước Chiêu quận công
Lê Lâm xếp hàng công thần thứ ba nhà Lam Sơn, năm 1430 dẫn binh tiên phong đánh Ai Lao, trúng chông độc tử trận, tặng làm Thiếu úy. Con của Lê Lâm là Lê Niệm may mắn không tử trận sa trường mà làm trọng quan trong triều, gia phong Trung Quốc Công, tên thụy là Uy Vũ.
Ba người con của Lê Lai đều được Thái Tổ Lê Lợi yêu thương như con ruột, con cháu dòng dõi của ông sau này đa số đều được trọng dụng hưởng hậu phúc trong triều Lê trong gần 360 năm (1428-1788).
Kể cả là so với câu chuyện điện ảnh chém gió về dòng họ Dương Gia Tướng, mình cũng cảm thấy rằng dòng họ Trung Túc Vương Lê Lai không hề thua kém nửa phần hào khí, thậm chí có thể nói là tôi trung gặp hiền quân, lương thần gặp được minh chúa, xứng đáng là câu chuyện thiên cổ truyền lưu về tấm gương người anh hùng trung dũng.
....................................
Nguồn: Lam Sơn Thực lục
Đại Việt sử ký toàn thư
Đại Việt thông sử