Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Tiểu sử Nam Phương Hoàng Hậu và những bí mật cung đình nhà Nguyễn

Hoàng hậu Nam Phương tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thị Lan sinh ra tại vùng đất miền tây Gò Công, Tiền Giang. Đây vốn là cái nôi của những nhan sắc làm say đắm lòng người và bà cũng không phải trường hợp ngoại lệ.

Nam Phương - cuộc đời sóng gió của một bà hoàng

Từ bé, Nguyễn Hữu Thị Lan đã có nhan sắc vượt trội, cao lớn và xinh đẹp hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Tiểu sử Nam Phương Hoàng Hậu và những bí mật cung đình nhà Nguyễn
Bên cạnh vẻ đẹp chim sa cá lặn, Hoàng hậu Nam Phương còn may mắn sinh ra trong một gia đình quyền quý khi ông ngoại Lê Phát Đạt là một trong 4 người giàu nhất Việt Nam những năm đầu thế kỉ 20. Hơn nữa, bà còn có học thức vô cùng cao khi từng được du học tại Pháp.
Tiểu sử Nam Phương Hoàng Hậu và những bí mật cung đình nhà Nguyễn 2
Sở hữu những nét đẹp thanh tú cùng thần thái quý phái hơn người, trước khi trở thành mẫu nghi thiên hạ, Nam Phương Hoàng hậu đã từng vô cùng nổi tiếng khi liên tiếp được vinh danh tại các cuộc thi sắc đẹp, trong đó có ba lần bà giành giải Hoa hậu Đông Dương.
Tiểu sử Nam Phương Hoàng Hậu và những bí mật cung đình nhà Nguyễn 3
Sau này, bà còn được bình chọn là một trong những nhân vật hoàng gia có nhan sắc tuyệt trần nhất trong lịch sử, bên cạnh những đấng tuyệt sắc giai nhân khác trên khắp thế giới.
Nam phương hoàng hậu

Bảo Đại và Nam Phương - cuộc hôn nhân ngoại đạo.

Năm 1934, cuộc hôn nhân giữa vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu diễn ra. Một trong những khó khăn cơ bản của mối nhân duyên này chính là việc Nam Phương Hoàng Hậu theo đạo Công giáo.
Bảo Đại và Nam Phương - cuộc hôn nhân ngoại đạo.
Khi gia đình Nam Phương viết thư xin phép Tòa thánh Vantican cho Nam Phương được kết hôn với Bảo Đại và mỗi người giữ đạo riêng, nhưng vị Giáo hoàng khi đó là Pius XI đã không chấp nhận. Mặc dù vậy đám cưới của Bảo Đại với Thị Lan vẫn cứ tiến hành.

Giáo hoàng Pius XI đã rút phép thông công (phạt vạ) không cho Nam Phương xưng tội và rước lễ như trước khi lấy Bảo Đại. Sau lễ cưới, Bảo Đại nghe theo lời của nên đã tặng huy chương cho các Giám mục người Pháp, người Ý và Khâm sứ Tòa thánh ở Huế để lấy lòng Tòa thánh Vantican thì tương lai sẽ được Tòa thánh tha phạt vạ bà Nam Phương.

Khi Giáo hoàng Pius XI qua đời ngày 10/2/1939 và ngày 2/3/1939, Giáo hoàng Pius XII lên kế vị đã xét lại và chấp nhận cho Bảo Đại được giữ đạo Phật, còn Nam Phương được giữ đạo Công giáo, nhưng các con khi sinh ra phải được rửa tội để nhập đạo Công giáo theo người mẹ là bà Nam Phương. Vì thế, sau đó hai vợ chồng Bảo Đại và Nam Phương đã sang La Mã xin yết kiến để cảm ơn Giáo hoàng Pius XII.

Trước đây Giáo hội Công giáo rất khắt khe trong vấn đề hôn nhân giữa người theo 2 tôn giáo do cho rằng sẽ dễ bị mất đức tin và cuộc sống chung khó hạnh phúc, dễ bị đổ vỡ.

Phải đến thời Giáo hoàng Phaolô VI trong những năm 1960 mới ra tông huấn để phép chuẩn kết hợp giữa người theo đạo và ngoài đạo: người công giáo có thể lấy người ngoại một cách thành sự và hợp pháp.