Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Bí mật về lực lượng SS của Đức quốc xã

SS (viết tắt từ tên Đức Schutzstaffel, có nghĩa “đội cận vệ”): tổ chứcquân sự của Đảng Quốc Xã, mặc đồng phục màu đen nên còn được gọi là“Áo Đen” để phân biệt với lực lượng SA là “Áo Nâu”, khởi đầu là đội cậnvệ cho cấp lãnh đạo Quốc xã, chỉ khi được đặt dưới chỉ huy của Himmler (1929-1945) mới lớn mạnh, có hệ thống quân hàm tương tự nhưtrong Quân đội Đức nhưng với tên gọi khác, có đồng phục và quân phùriêng. SS có cơ cấu như sau:

Bí mật về lực lượng SS của Đức quốc xã

_Thủ lĩnh: Heinrich Himmler (1929-1945).
_Thủ lĩnh SS và Cảnh sát: chỉ huy những đơn vị S.S. khác nhau trênmột vùng rộng, tương tự như Xứ uỷ của Đảng Quốc xã.
_Tổng hành dinh SS : được chia ra thành 12 cơ quan điều hành mọihoạt động của SS , như Cơ quan Trung ương An ninh Đế chế(RSHA), Cục Kinh tế và Hành chính (WVHA) dưới quyền của CụcKinh tế và Hành chính.
_Thủ lĩnh Danh dự S.S.: phong cho cấp lãnh đạo chính quyền, nhưBormann, Henlein, Ribbentrop, Weizsaecker…
_Theo chiều ngang, S.S. được chia ra thành từng bộ phận chuyên biệt,như:
+ SS Tổng quát (Allgemeine SS)
+ SS Kỵ binh (Reiter-SS)
+ SS đầu lâu (Totenkoptverbande, gọi tắt SS-TV), ban đầu gồm những đơn vị cấp trung đoàn phụ trách các trại tập trung đến năm
1944 gồm có 3 sư đoàn, sau các trại tập trung được giao lại cho WVHA.
+ Đội Đặc nhiệm (Einsatzgruppen), gồm 4 đội A, B, C và D.
+ SS Vũ trang (Waffen-S.S.): do Heinrich Himmler làm Tư lệnh.
+ Cảnh sát Trật tự (Ordnungspolizei, gọi tắt Orpo): quy tụ cảnh sát cáccấp Trung ương và địa phương, Cảnh sát Đường sắt, Cảnh sát Đườngthuỷ, bảo vệ tại các cơ quan…
Toà án Nuremberg tuyên Lực lượng S.S. (ngoại trừ S.S. Kỵ binh) phạm
tội ác chiến tranh.

--------------------------------

+ Lực lượng SS-đội quân tinh nhuệ nhất đức quốc xã+
Ngày 5/10/1921 Đảng Quốc xã thành lập lực lượng bán quân sự SA (Sturmabteilung – Lực lượng Bão tố), vì mặc đồng phục màu nâu nên còn được gọi là "Quân áo nâu." Lãnh tụ của Đảng Quốc xã, Hitler, kiêm nhiệm là Lãnh tụ Tối cao của SA. Nhiệm vụ chính của SA ban đầu là bảo vệ buổi họp của Quốc xã, giải tán buổi họp của đối thủ và nói chung khủng bố người chống lại Hitler. Lực lượng SA khởi đầu được đặt dưới sự chỉ huy của Đại úy Ehrhardt, kế tiếp là Hermann Göring năm 1923 và Hitler năm 1930. Việc chỉ đạo trực tiếp là do Tham mưu trưởng chỉ huy hàng ngày; Tham mưu trưởng SA nổi tiếng nhất là Röhm.
Sau khi lực lượng SA trở thành kiêu binh, vô kỷ luật, để được sự hỗ trợ đáng tin cậy hơn Hitler chính thức thành lập lực lượng SS – Schutzstaffel, điều những người thân tín từ SA qua và bổ sung bằng những người đã được đào tạo chính quy về học thuyết Quốc xã. Binh sĩ SS mặc đồng phục màu đen tương tự như đội quân của Phát-xít Ý, nên được gọi là "Quân áo đen." SS có hệ thống quân hàm tương tự như trong quân đội Đức nhưng với tên gọi khác, mang quân phù đặc biệt. Tất cả binh sĩ khi gia nhập SS đều phải đọc lời tuyên thệ trung thành với chính cá nhân Hitler.
Lực lượng SS-đội quân tinh nhuệ nhất đức quốc xã

Lúc đầu, lực lượng SS chỉ là những cận vệ cho Hitler. Mãi đến năm 1929, Hitler mới tìm ra được người lãnh đạo lý tưởng của SS: Heinrich Himmler. Khi Himmler nhận chức vụ chỉ huy trưởng, lực lượng SS có khoảng 200 người. Lực lượng SS phát triển mạnh theo thời gian, cuối cùng ngự trị nước Đức và là một cái tên gây kinh hoàng cho mọi vùng bị Đức chiếm đóng ở Châu Âu.
Vào năm 1930, các đội quân SA và SS gộp lại lên đến hơn 100.000 người – còn đông đảo hơn cả Quân đội Đức lúc này còn bị Hòa ước Versailles hạn chế. Hai năm sau, lực lượng SA đã lớn mạnh với quân số 400.000.
Ngày 26/7/1934, để tưởng thưởng công sức của họ trong vụ thanh trừng đẫm máu ngày 30/6/1934, lực lượng SS được tách ra độc lập với SA, vẫn dưới quyền chỉ huy của Himmler. Chẳng bao lâu, với kỷ luật và lòng trung thành hơn SA, lực lượng SS trở nên hùng mạnh hơn hẳn SA. Được như vậy một phần là do Himmler có quyền lực mạnh trên Đế chế thứ Ba, chỉ báo cáo với Hitler mà không phải thông qua bộ trưởng hoặc tướng lĩnh nào.
Lực lượng quân sự có tính chuyên nghiệp, được trang bị hỏa lực và cơ giới hùng mạnh là Waffen-SS. Được phát triển như đội quân thứ hai bên cạnh quân chính quy, tụ họp những người cuồng tín đã được rèn luyện kỹ học thuyết Quốc xã, cuối cùng lực lượng này có 38 sư đoàn tác chiến gồm 800-950 nghìn người