Trở về cái thời còn là trẻ, Nguyễn Huệ cùng với anh trai là Nguyễn Nhạc và em trai Nguyễn Lữ hợp thành bộ ba anh em nhà Tây Sơn, hay Tây Sơn tam kiệt, là những người đã dẫn đầu cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đánh đông dẹp bắc bình thiên hạ. Chờ một ngày đẹp trời nào đó chúng ta sẽ cùng bàn về hai nhân vật kia sau.
Nguyễn Huệ còn có tên là Quang Bình, Văn Huệ, hay Hồ Thơm, người dân Quy Nhơn truyền tai nhau gọi là Ba Thơm (vì là em trai thứ 2 trong nhà). Ông là một trong số hiếm các nhân vật lịch sử được miêu tả lại hình dạng rất rõ ràng nhưng cũng không kém phần vi diệu. Sử lưu lại rằng Nguyễn Huệ vóc dáng vạm vỡ, tóc quăn, mặt mụn, nước da ngăm đen. Đặc biệt là đôi mắt nhỏ nhưng sáng như ánh điện, có thể nhìn rõ cảnh vật trong đêm đen, thậm chí phát sáng. Cái nhìn của ngài có thể khiến người ta lạnh gáy run sợ, như có thể thấu tâm can lòng người. Không biết truyền thuyết cặp mắt đèn pha có phải để minh họa cho điều này chăng? Chứ mắt mà chiếu sáng được thì ngài là dị nhân chứ không phải người thường…. Dù sao, trước giờ các “thiên tử” đều được miêu tả trong sử sách bằng những hình ảnh rất lạ thường xuất chúng.
-"Nếu Sơn thần, Xà thần phù trợ cho việc làm chính nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, biết trước sự thành công thì xin Xà thần mở đường cho quân đi, còn sự nghiệp không thành, thì xin Xà thần hãy trị tội mình tôi, để nghĩa sĩ trở về với gia đình, đồng ruộng"
Cặp rắn lúc này mới mở đường cho quân lính đi qua, còn tiện thể tặng Nguyễn Huệ một thanh đao đen tuyền, cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi cũng bằng kim loại đen phát ra ánh sáng lạnh lùng đáng sợ, quả là chủ nào tớ nấy. Ô long đao từ đó trở thành vũ khí cùng Nguyễn Huệ vào Nam ra Bắc, lập bao chiến công hiển hách. Tới lúc ngài xưng vương trở thành Pikachu, à không, là Quang Trung Hoàng Đế, Bắc Bình Vương, cái tên Ô Long Đao đã không thể nào tách rời khỏi uy danh của ngài. Ô Long Đao cũng là một trong những thập thần binh khí Tây Sơn, mà trước đây chúng ta từng nhắc đến Vĩ Mao Cung cũng là một thần khí thuộc trong mười binh khí đó. Chỉ khác là Vĩ Mao thì thuộc C4 tứ thần cung, còn Ô Long thì trực thuộc nhóm ba con rồng tam thần đao.
Ngày nay tại đèo An Khê vẫn còn Xà Miếu để tưởng niệm sự trợ giúp của cặp xà thần năm nào. Và tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đang ngự một bảo tàng Quang Trung rất hoành tráng. Khi nào có dịp, hẳn các bạn cũng có thể ghé xem để biết thêm về nhân vật nổi tiếng này trong lịch sử Việt Nam. Hay tối thiểu các bạn chỉ cần nhớ, Quang Trung và Nguyễn Huệ không phải vợ chồng là được.
Nguồn Kiếm Việt được Vn Tổng Hợp sửa lại một số chỗ.