Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979 - CUỘC CHIẾN KHỦNG KHIẾP NHÌN TỪ PHÍA BÊN KIA

Cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung là cuộc chiến mà cả hai bên Việt Nam, Trung Quốc đều phải áp dụng một thứ chiến thuật tương đối giống nhau. Đó là phòng ngự tiếp xúc. Có những điểm cao mà cả hai bên thay nhau nã pháo, sau đó là thay nhau chiếm đóng trước khi bên kia sử dụng pháo binh cày nát và chiếm lại. Theo một lẽ dễ hiểu điều kiện chiến đấu của cả hai bên là như nhau.
Trải qua chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979, một cựu binh PLA từng là một đại đội trưởng, cho biết: "Do thời tiết ẩm ướt, xác chết các binh sĩ của chúng tôi không được xử lý kịp thời, lại thêm ảnh hưởng của nắng nóng, các vi khuẩn lây lan, hầu hết những binh sĩ của chúng tôi bị lở loét. Thậm chí thắt lưng và da thịt một số binh sĩ còn bị dính vào nhau, rất khó chịu, … Tôi có hơn 300 ngày tham gia chiến đấu ở đó. Mọi thứ bắt đầu đối với tôi kể từ lúc bắt đầu phải ngồi trong hố chiến đấu cá nhân của mình. Tôi thường phải lẻn lên núi, tận dụng cơ hội để tắm rửa! Nhưng cứ mỗi lần bị cắn bởi muỗi hoặc côn trùng, da thịt của chúng tôi bắt đầu bị nhiễm trùng, lở loét và khi mà không được chữa trị thì những vết thương đó để lại nhiều vết sẹo lớn…”
CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979 - CUỘC CHIẾN KHỦNG KHIẾP NHÌN TỪ PHÍA BÊN KIA
Một binh sĩ Trung Quốc trong công sự. Có lẽ họ là những binh sĩ Trung Quốc duy nhất trong lịch sử quân đội PLA tham gia một cuộc chiến tranh trong tình trạng ở trần.
Trong chiến tranh biên giới Việt - Trung, do địa hình ở đây là những ngọn núi cao và có nhiều sườn dốc nên cả 2 bên không thể xây dựng công sự chiến đấu với quy mô lớn. Đào công sự ở địa hình có nhiều đá có thể hạn chế được khả năng sát thương của hỏa lực pháo binh của đối phương tuy nhiên việc đào được các hệ thống công sự lớn cần phải mất một thời gian rất dài và chắc chắn khi tiến hành đào lâu như vậy thì sẽ bị quân đội Việt Nam tập trung hỏa lực pháo binh bắn tan nát. Cả hai bên đều phải chịu hỏa lực từ các loại pháo cỡ vừa và nhỏ của nhau.
Nhược điểm lớn nhất của hố chiến đấu cá nhân là không gian là nhỏ. Trong môi trường khí hậu nóng, ẩm cận nhiệt đới của vùng biên giới Việt - Trung, thậm chí là kể cả khi có gió thì chiến đấu lâu ngày trong điều kiện như vậy là một cực hình và gần như là không thể chịu đựng nổi.
Cho dù được ở trong hang thì nhiệt độ cũng rất cao, cũng phải hơn 40 độ, một số hang nóng tới gần 50 độ, bình thường đã gần như không thể chịu nổi. Bất cứ binh sĩ nào có khả năng chịu đựng kém sẽ chết ngay sau một vài phút hôn mê.
Tuy nhiên nhiệt độ quá nóng chưa phải là điều kinh khủng nhất. Điều tồi tệ nhất lại là độ ẩm quá cao. Bên trong hang động khắp mọi nơi đều ẩm ướt. Chẳng mấy chốc những bộ quần áo của mọi binh sĩ sẽ sớm bị ướt sũng, vũ khí thì bị rỉ sét, thậm chí đôi khi cảm giác duy nhất của mọi binh sĩ là dường như tất cả mọi thứ đều ướt y hệt cảm giác trong một phòng xông hơi.
Binh sĩ Trung Quốc không thể mặc quần áo bên trong hang động. Với những bộ quần áo ướt, chẳng mấy chốc những lớp vải có thể dễ dàng dính chặt vào cơ thể, không những rất khó chịu đựng mà còn rất dễ dàng khiến da thịt lở loét nhiều chỗ, thậm chí là toàn bộ cơ thể. Vì vậy, ngay cả khi ở bên trong những công sự ngầm đào trong các hang thì hầu hết những binh sĩ PLA buộc phải ở trần thậm chí là trần truồng 100% vì không thể mặc cả… đồ lót.
Trong giai đoạn xung đột từ khoảng năm 1984 trở đi, PLA tiếp tục huy động thêm binh sĩ từ quân khu Quảng Tây, Vân Nam vào biên giới Việt – Trung. Sự khắc nghiệt của cuộc chiến này đã để lại một ký ức không thể quên được đối với binh sĩ PLA mà sau này họ vẫn gọi là "chiến tranh khỏa thân của thập niên tám mươi". Tên của nó là “Trận chiến Lão Sơn”!
--- Nguồn: Page Theo Dòng Sử Việt ---