Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Giải thích khái niệm ĐẤT- NƯỚC theo góc nhìn khoa học lịch sử

Thực ra, Đất-Nước (từ ghép) và Nước là một khái niệm địa lý và chính trị cực kỳ mới mẻ, xuất hiện khoảng đầu thế kỷ thứ 10, sau khoảng một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ. (Tức là sau khi chữ  Âu và chữ Lạc xuất hiện rất lâu).
Giải thích khái niệm ĐẤT- NƯỚC theo góc nhìn khoa học lịch sử
Một nghìn năm đô hộ là rất dài, đủ nô dịch cả một dân tộc, đủ để một dân tộc quên đi gốc gác của mình. Không tin nhìn vào Bắc Hàn mấy chục năm vừa qua thì biết. Thế nhưng dân tộc sống ở cái vùng đất, mà cuối cùng được gọi là An Nam Đô Hộ Phủ, không nguôi ý chí li khai và rồi giành được tự chủ và đi đến độc lập.

Cha con họ Khúc là đại diện ý chí của một dân tộc

Thừa Dụ  - Khúc Hạo cùng với chỉ huy quân đội của họ là Dương Đình Nghệ, đã xây dựng một thể chế tập quyền đầu tiên ở cho người Việt ở nước Việt ở đầu thế kỷ thứ 10. Cải cách hành chính, cải cách chính quyền của Khúc Hạo, kết hợp với chính sách ngoại giao với phương Bắc của Khúc Thừa Dụ là manh nha của một chính quyền độc lập dành cho dân bản xứ.
Để làm được việc này, họ cần các khái niệm địa lý chính trị hoàn toàn mới để “dân vận” người dân đứng về phe ly khai, chống lại triều đình phương Bắc vốn đã tỏa bóng thôn tính xuống cả ngàn năm (đến tận bây giờ vẫn có kẻ thần phục Bắc Kinh, nữa là hồi đấy).
Đối lập với các khái niệm Giang Sơn, Sơn Hà Xã Tắc vốn để chỉ đất của thiên tử phương bắc, Khúc Hạo và Dương Đình Nghệ đã nghĩ ra khái niệm Đất Nước. Để đối nghịch với Quốc Gia (chỉ/thuộc vua Tàu, triều đình tàu), Khúc Hạo và Dương Đình Nghệ đã nghĩ ra từ Nước Nhà. Từ đó chữ Quốc trong chữ Hán được dịch ra tiếng Việt cổ là Nước. Còn danh từ Nước Nam hoặc Nước Việt, có lẽ là các từ mới được phe ly khai dung để gọi vùng đất An Nam Đô Hộ. Cho đến khi hoàn toàn độc lập, Nước Việt có vị hoàng đế đầu tiên của riêng mình, thì mới thôi sử dụng cách gọi này và gọi tên nước là Đại Cồ Việt.
Dương Đình Nghệ quê Thanh Hóa. Cha con Khúc Thừa Dụ Khúc Hạo cũng có thể ở Thanh Hóa (có chỗ nói ở Hải Dương). Họ quá quen thuộc với người Mường Việt cổ ở vùng này. Và đương nhiên là họ biết sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước (Te Tấc Te Đác), một sử thi kể về sự ra đời của thế giới (đất và nước từ vũ trụ hỗn mang) và các dân tộc. (Phát tích của sử thi này, được coi là ở Thanh Hóa, cũng là nơi sưu tầm được sử thi dài hàng ngàn câu này). Có lẽ đây chính là “triết thuyết” để  các nhà chính trị và tướng lĩnh li khai sử dụng để xây dựng các khái niệm Đất Nước và Nước Nhà.

Bởi Nước là từ chữ nước nên về sau chữ nôm đã ghi chữ Nước này với bộ thủy và biểu âm nhược (*).

Rồi quân Nam Hán xâm chiếm. Dương Đình Nghệ cầm quân. Đất Việt lúc đó loạn lạc, các phe phái đánh hau, một lần nữa Dương Đình Nghệ lại sử dụng các khái niệm chính trị mới mẻ là Đất-Nước, Nước- Nhà để kêu gọi đồng thuận. Các nha tướng của ông, thấm nhuần tư tưởng chính trị mới, sau này một người trở thành vua (Ngô Quyền), một người khác là Đinh Công Trứ thì sinh ra Đinh Bộ Lĩnh.
Ngô Quyền là vị vua giành độc lập (đầu tiên) sau 1000 năm bắc thuộc và mở ra thời kỳ độc lập lâu dài cho Việt Nam. Sau Ngô Quyền chính là Đinh Bộ Lĩnh. Ngô Quyền rời đô từ Đại La (vốn là cơ sở hành chính của Tàu) về Cổ Loa là có ý khôi phục lại chủ quyền của dân bản địa (dân Lạc) và đến thời Đinh Bộ Lĩnh, ông xưng đế (giải tán triệt để ảnh hưởng của hoàng đế Trung Hoa), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (Cồ là tiếng Việt cổ, chỉ sự mạnh mẽ, xen vào giữa cái tên).
Sau thời Ngô Quyền xưng vương thì cũng là lúc chữ Nôm bắt đầu được hoàn chỉnh. Từ vựng hẳn không thể thiếu từ Nước của Nước Nhà.
Ngày nay, Nước đã trở thành một từ quan trọng, nó chỉ một quốc gia có chủ quyền (Nation), biến thể Nhà Nước là để chỉ một thể chế chính trị hiện đại (State), còn Đất Nước mang hàm ý thân thuộc hơn (Country).  Trong lúc ấy, từ nước vẫn tiếp tục mang nghĩa là nước (sông, suối, biển) như từ thủa hồng hoang đẻ đất đẻ nước.
Cám ơn các cụ Khúc Hạo và Dương Đình Nghệ, đã tạo ra không chỉ những từ mới, mà còn là cả khái niệm mới, đến tận bây giờ, sau hơn 1000 năm, vẫn còn ý nghĩa thời sự. Xin trả lại quyền thân nhân (tác quyền) hai chữ Đất-nước và Nước-nhà về cho các cụ.
Nguồn: đăng lại của PetVietnam

Nhân tiện bàn về chuyện hai chữ quốc gia 

Quốc gia đây, là hai chữ “nước nhà”, nghĩa là... không phải nhà nước; và đây là bàn chuyện chữ nghĩa với nhau thôi nha, ước định trước vậy đi!

+ QUỐC

Từ đời Thương (thế kỷ XIV đến XI trCn), giáp cốt văn đã có chữ Quốc. Thuở đó, “Quốc” gồm chữ “Qua” + “Khẩu” (戈+口), là lưỡi mác cạnh cái miệng. Lưỡi mác (binh khí) ở đây tượng trưng cho quân đội; khẩu là lượng từ chỉ số người nhiều ít, tức hộ khẩu, dân số. Ý nghĩa của tổ hợp “Qua + Khẩu” này là: do dân cư tập hợp lại, từ đó thành lập quân đội mà thành ra một nước.
Đến đời Hán (từ 203 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên), đặt ra lối chữ Lệ thư thì chữ Quốc có thêm đường viền vuông như chữ “Khẩu” lớn bên ngoài, để biểu thị biên giới phân biệt với tứ lân. Chừng Lệ thư tiến hóa thành thể Khải thư thì ở chữ “Khẩu” nhỏ bên trong có thêm một vạch [chữ Nhất] phía dưới, vạch này tượng trưng cho đất đai mà dân cư sở hữu. Phần nội thể của Quốc đã thành chữ “Hoặc” 或. Từ đây, chữ “Quốc” đã hoàn chỉnh, thành 國 lưu truyền cho hậu thế.

“Quốc” thoạt nhìn tưởng có đến hai chữ khẩu, một to một nhỏ, nhưng thật ra không phải vậy: chữ “Khẩu to” bên ngoài đó chính là bộ “Vi” 囗 (có nghĩa là bao vây), biểu thị cho sự định phân cương vực với bốn bên lân cận. “Quốc”, do đó có nghĩa là một tập hợp bao gồm những cư dân (nhân khẩu – chữ “Khẩu” nhỏ), có đất đai (tượng trưng bởi vạch “nhất” 一), có quân đội để tự vệ, và có biên cương - tức thiết lập được chủ quyền trên lãnh thổ của mình. Biên cương, đất đai, dân cư, và quân đội, đó là những thành phần của chữ “Quốc”, đồng thời cũng là những đặc trưng cơ bản của một nước.

+ GIA

“Gia” gồm bộ Miện + chữ Thỉ (宀+豕). Miện là nóc nhà; Thỉ là con heo, tượng trưng cho gia súc, lương thực. Thuở xưa, nhà cũng có công dụng của… chuồng, trên thì người ở, dưới gầm nhà thả nuôi gia súc.
Gia súc thời đó không chỉ là lương thực mà còn là của cải cho cả gia đình. Con cái ra riêng, cha mẹ có bổn phận phải chia đàn gia súc của mình cho con. Nhà có gia súc trợ lực thì không phải sợ khó khăn túng thiếu.
Trong giáp cốt văn, chữ “Thỉ” này ban đầu là vẽ một con vật có sừng, rất có thể là dê. Sang đời Tần (221-206 trCn), thì định hình gia súc đó là Thỉ (豕) tức con heo. Việc từ dê chuyển sang heo này cho thấy vào đời Tần, người Trung Hoa đã bỏ nếp sống du mục để chuyển sang định canh định cư.