Phù Nam là một vương quốc Ấn Độ giáo được thành lập vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên với thủ đô Vyadhapura, gần sông Mê Kông gần biên giới với Campuchia. Vương quốc đầu tiên của Đông Nam Á là Phnom (từ tiếng Campuchia có nghĩa là "ngọn núi") hay Phù Nam (tên tiếng Trung của khu vực). Cả hai tên đều đề cập đến núi Meru, ngôi nhà của các vị thần trong Ấn Độ giáo. Vương quốc hình thành khi đồng bằng hạ lưu sông Mê Kông được hợp nhất dưới một thành phố tên là Vyadhapura ("thành phố thợ săn" trong tiếng Phạn).
Phù Nam đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ thứ năm sau Công nguyên. Bắt đầu từ đầu thế kỷ thứ sáu, các cuộc nội chiến và xung đột triều đại đã phá hoại sự ổn định của Phù Nam, khiến nó trở thành con mồi tương đối dễ dàng xâm nhập bởi các nước láng giềng thù địch. Vào cuối thế kỷ thứ bảy, một người hàng xóm phía bắc, vương quốc Chân Lạp, đã biến Phù Nam thành một quốc gia chư hầu.
NAM BỘ THỜI PHÙ NAM, CHÂN LẠP ĐÃ ĐƯỢC PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH CHƯA?
Theo các kết quả nghiên cứu khảo cổ học, vùng đất Nam Bộ có lịch sử khai phá lâu đời. Một vùng đất từng trải qua thời tiền sử, là nơi đã có con người sinh sống. Sau thời tiền sử, vào đầu công nguyên, vùng đất Nam Bộ là địa bàn chủ yếu của nền văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam. Khi mới hình thành nhà nước, Phù Nam có “bảy ấp”, người đứng đầu được phong là “tiểu vương”. Có thể coi đó là “vùng thủ lĩnh” trong quá trình hình thành nhà nước theo mô hình “Mandala”. Từ một vương quốc, Phù Nam đã phát triển thành một đế chế cường thịnh của vùng Dông Nam Á lục địa. Đế chế Phù Nam gồm trên 10 nước, bao quát cả vùng hạ lưu và một phần trung lưu sông Menam, xuống dưới khoảng dưới bán đảo Mã Lai. Vùng đất Nam Bộ nằm trong lãnh thổ vương quốc Phù Nam và địa bàn chủ yếu của vương quốc. Tư liệu thư tịch và bi ký không cho biết về sự phân chia các vùng hay đơn vị cai quản của Nhà nước Phù Nam trên mảnh đất này.
Khoảng thế kỉ VI-VII, Chân Lạp là một thuộc quốc đã thôn tính nước Phù Nam, địa bàn thành phố Biên Hòa ngày nay và vùng đất Nam Bộ đã thuộc về sự cai trị của đất nước này. Từ thế kỉ VII – IX, Chân Lạp lâm vào tình trạng chiến tranh quyết liệt giữa các tiểu quốc và ở thế kỉ VIII phân thành hai vùng: Lục Chân Lạp (miền đất cao ở phía bắc, có nhiều núi rừng, gồm đất trung lưu sông MêKông, Hạ Lào, và một phần Thái Lan hiện nay) và Thủy Chân Lạp (vùng đất thấp ở phía nam, có đồng bằng, nhiều đầm lầy của một phần trung lưu và hạ lưu sông MêKông, trong đó có Nam Bộ). Thé kỉ IX, Chân Lạp dần dần thống nhất hai vùng lại, rồi phát triển thành một đế chế hùng mạnh và phát triển. Về phân chia hành chính bao gồm “prama” và “visaya”, thấp nhất là “sruk”. Tư liệu không cho biết gì về sự tồn tại của đơn vị hành chính của Chân Lạp trên vùng đất Nam Bộ. Miền đất Nam Bộ là vùng ngoại vi, hoang vu, không được quan tâm trong khai phá và quản lí, tư liệu không biết đơn vị hành chính trên vùng đất này, ngoại trừ một số tên đất tiếng Khơme còn lưu giữ lại về sau này khi người Việt vào đây khai phá. (Phan Huy Lê (2016), Vùng đất Nam Bộ - quá trình hình thành và phát triển, tập 1, NXB.Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.25-26)
Phù Nam đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ thứ năm sau Công nguyên. Bắt đầu từ đầu thế kỷ thứ sáu, các cuộc nội chiến và xung đột triều đại đã phá hoại sự ổn định của Phù Nam, khiến nó trở thành con mồi tương đối dễ dàng xâm nhập bởi các nước láng giềng thù địch. Vào cuối thế kỷ thứ bảy, một người hàng xóm phía bắc, vương quốc Chân Lạp, đã biến Phù Nam thành một quốc gia chư hầu.
NAM BỘ THỜI PHÙ NAM, CHÂN LẠP ĐÃ ĐƯỢC PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH CHƯA?
Theo các kết quả nghiên cứu khảo cổ học, vùng đất Nam Bộ có lịch sử khai phá lâu đời. Một vùng đất từng trải qua thời tiền sử, là nơi đã có con người sinh sống. Sau thời tiền sử, vào đầu công nguyên, vùng đất Nam Bộ là địa bàn chủ yếu của nền văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam. Khi mới hình thành nhà nước, Phù Nam có “bảy ấp”, người đứng đầu được phong là “tiểu vương”. Có thể coi đó là “vùng thủ lĩnh” trong quá trình hình thành nhà nước theo mô hình “Mandala”. Từ một vương quốc, Phù Nam đã phát triển thành một đế chế cường thịnh của vùng Dông Nam Á lục địa. Đế chế Phù Nam gồm trên 10 nước, bao quát cả vùng hạ lưu và một phần trung lưu sông Menam, xuống dưới khoảng dưới bán đảo Mã Lai. Vùng đất Nam Bộ nằm trong lãnh thổ vương quốc Phù Nam và địa bàn chủ yếu của vương quốc. Tư liệu thư tịch và bi ký không cho biết về sự phân chia các vùng hay đơn vị cai quản của Nhà nước Phù Nam trên mảnh đất này.Bản đồ Nam Bộ trước thế kỷ XVII (phỏng trích theo Địa chí văn hóa Tp. Hồ Chí Minh của Trần Văn Giàu |
Khoảng thế kỉ VI-VII, Chân Lạp là một thuộc quốc đã thôn tính nước Phù Nam, địa bàn thành phố Biên Hòa ngày nay và vùng đất Nam Bộ đã thuộc về sự cai trị của đất nước này. Từ thế kỉ VII – IX, Chân Lạp lâm vào tình trạng chiến tranh quyết liệt giữa các tiểu quốc và ở thế kỉ VIII phân thành hai vùng: Lục Chân Lạp (miền đất cao ở phía bắc, có nhiều núi rừng, gồm đất trung lưu sông MêKông, Hạ Lào, và một phần Thái Lan hiện nay) và Thủy Chân Lạp (vùng đất thấp ở phía nam, có đồng bằng, nhiều đầm lầy của một phần trung lưu và hạ lưu sông MêKông, trong đó có Nam Bộ). Thé kỉ IX, Chân Lạp dần dần thống nhất hai vùng lại, rồi phát triển thành một đế chế hùng mạnh và phát triển. Về phân chia hành chính bao gồm “prama” và “visaya”, thấp nhất là “sruk”. Tư liệu không cho biết gì về sự tồn tại của đơn vị hành chính của Chân Lạp trên vùng đất Nam Bộ. Miền đất Nam Bộ là vùng ngoại vi, hoang vu, không được quan tâm trong khai phá và quản lí, tư liệu không biết đơn vị hành chính trên vùng đất này, ngoại trừ một số tên đất tiếng Khơme còn lưu giữ lại về sau này khi người Việt vào đây khai phá. (Phan Huy Lê (2016), Vùng đất Nam Bộ - quá trình hình thành và phát triển, tập 1, NXB.Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.25-26)
Đến trước thế kỉ XVII, “dân lưu tán của nước cùng ở lẫn với người Cao Miên để khai khẩn ruộng đất” (Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí, NXB. Giáo dục, Hà Nội, tr.75). Đó là hiện trạng người dân xứ ngũ quảng Đàng Trong vào miền Nam khai phá những vùng đất mới, ở cùng với người bản xứ lập nên những thôn, xã mới. Những nhóm di dân đầu tiên đặt chân ở Mỏ Cày (Bà Rịa-Vũng Tàu) rồi từ đó tiến lên Đồng Nai, những nhóm khác lần theo sông rạch mở rộng dần địa bàn khai phá. Họ trở thành một động lực mới cho sự phát triển kinh tế-xã hội vùng đất Nam Bộ. Bên cạnh di dân người Việt, cũng có xuất hiện lưu dân người Hoa đã có mặt ở vùng đất Nam Bộ rất sớm. Bởi sự sụp đổ của nhà Minh, mà nhiều đại thần không làm quan hoặc chống lại triều Thanh nên đã bỏ vào xứ Đàng Trong để xin khai khẩn, lập nghiệp dưới thời chúa Nguyễn. Sự xuất hiện của làn sóng di dân này đã góp phần biến vùng đất này từ hoang vu trở nên trù phú. Và cũng từ đây, chúa Nguyễn đã từng bước mở rộng ảnh hưởng và xác lập chủ quyền ở Nam Bộ.Như vậy, từ Phù Nam sang Chân Lạp, vùng đất Nam Bộ chưa được phân cấp hành chính rõ ràng. Sự xuất hiện làn sóng di dân của người Việt, người Hoa và mối quan tâm sâu sắc của chúa Nguyễn nên đã đưa đến sự kiện năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh vâng mệnh chúa Nguyễn kinh lí và tiến hành phân cấp hành chính.