Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Đạo quân giả gái kỳ lạ trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm ! Theo Nguyễn  Dực Tông, Khâm định Việt sử thông giám cương mục.


Đây là lời khen ngợi hiếm hoi của Tự Đức về tiền nhân. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đặc biệt vì đa số các vị tướng là nữ. Tất nhiên cũng có những vị nam tướng như ba anh em họ Trương (miếu Ba Vua, Liên Khê) hay ba vị họ Đào (được thờ ở Đa Tốn). Tuy thế, nghĩa quân đã có một đội quân giả gái.
Đạo quân giả gái trong khởi nghĩa Hai bà trưng vntonghop.com

Đạo quân giả gái này do ông Cai chỉ huy; không rõ tên họ đầy đủ của ông nhưng theo thần tích Miếu Mèn (ở làng Nam Nguyễn, huyện Ba Vì, Hà Nội) thì ông Cai là một người đàn ông rất mạnh khoẻ, có khí khái, giàu lòng yêu nước và rất giỏi võ nghệ. Cũng như hầu hết người đương thời, ông rất căm giận quân đô hộ nhà Đông Hán nên khi hay tin bà Trưng Trắc truyền hịch kêu gọi nhân dân cả nước nổi dậy đánh đuổi chúng, ông Cai đã nhanh chóng chiêu mộ, tập hợp trai tráng trong vùng, lập thành đạo quân đông đến 3000 người với đội ngũ rất chỉnh tề.

Chuyện kể rằng, sau khi có lực lượng, ông Cai đích thân tìm đến đại bản doanh của Hai Bà để liên hệ trước, nhưng vì thấy từ đại soái tối cao cho đến tướng lĩnh cao cấp và đông đảo quân sĩ hầu hết đều là đàn bà con gái, vì thế khi quay về ông hạ lệnh cho tất cả nghĩa dũng của trong đội quân của mình đều phải cải trang thành... đàn bà con gái!

Đội quân của ông Cai đã chiến đấu rất dũng cảm và lập được nhiều công lao, nhưng phải mãi đến khi toàn thắng, ông Cai mới bày rõ sự thật và đến lúc bấy giờ, Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh mới biết bản thân và cả là đội quân đó đều là nam... giả gái. Mặc dầu vậy, Trưng Nữ Vương vẫn rất khen ngợi và phong cho ông Cai giữ chức Đại tướng. Tương truyền, sau chiến thắng giặc Hán, ông Cai dẫn quân về quê hương, dân làng vui mừng cho giết trâu bò mở tiệc để khao quân. Nào ngờ, đến khi vào tiệc, ông Cai ra lệnh cho quân lính không được đụng đũa. Trong khi mọi người còn đang ngơ ngác, chưa hiểu làm sao, thì được ông Cai ôn tồn giải thích:

-Ta nghĩ rằng trâu, bò vốn là bạn của nhà nông, là những con vật giúp con người làm ra lúa gạo, sao lại đem giết thịt làm ảnh hưởng đến sản xuất?.

Theo lời ông Cai, từ đó dân làng chỉ dám làm cỗ chay, rồi thành lệ dọn cỗ chay trong ngày lễ; sau này khi ông Cai mất trong cuộc chiến đấu chống quân Hán do Mã Viện chỉ huy kéo sang xâm lược, người dân thương tiếc lập đền thờ và tôn làm thành hoàng, gọi là Cai Công. Nhớ đến chuyện xưa, người dân chỉ làm lễ chay bởi không ai dám trái ý ông Cai, sợ dọn cỗ mặn ông sẽ không về thụ lễ. 

Những dấu tích, câu chuyện về ông Cai vẫn còn hiển hiện, lưu truyền không chỉ qua các lời kể mà cả trong lễ nghi thờ phụng. Hàng năm, người dân quê ông ở làng Thượng Thanh, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội ngày nay lại mở hội tưởng nhớ công ơn của ông Cai tại đền thờ ông. 

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ mồng 10 đến 12 tháng 2 âm lịch, ngoài ra hội còn tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch.Đặc điểm lễ hội đã diễn ra đúng những điểm nổi bật của ông Cai và đội quân của ông. Hội lễ có cờ hoa, pháo nổ, không dùng thịt trâu bò mà lễ vật phải là cỗ chay dâng cúng Thành hoàng (cờ chay) và cuộc rước đặc biệt diễn lại cảnh trai đóng giả gái trong đội quân anh dũng khi xưa trai để tưởng niệm ông Cai.

Nguồn:
Những câu chuyện lạ kỳ, Lê Thái Dũng, NXB VH TT, 2013