Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Tìm hiểu về Khởi nghĩa Hùng Lĩnh 1887 - 1892 và Tống Duy Tân

Sau khi Kinh thành Huế thất thủ, phong trào Cần Vương diễn ra bởi các sĩ phu văn thân phát triển mạnh và quyết liệt. Trước sự đàn áp của quân Pháp, khá nhiều cuộc khởi nghĩa đã bị dập tắt. Tuy nhiên, quân Pháp cũng chiều cực nhiều tổn thất trong việc bình định phong trào Cần Vương. Một trong số đó là khởi nghĩa Hùng Lĩnh, do chiến sĩ và tiến sĩ Tống Duy Tân lãnh đạo.

Tìm hiểu về Khởi nghĩa Hùng Lĩnh 1887 - 1892 và Tống Duy Tân
Tống Duy Tân
Sau khi căn cứ Ba Đình thất thủ, nhiều thủ lĩnh tiêu biểu hi sinh, Tống Duy Tân nhanh chóng dẫn theo nghĩa quân rút về Hùng Lĩnh. Tại đây, ông đã tiếp tục tiến hành kháng chiến chống Pháp. Nhận thấy ông là mối nguy hiểm tiềm tàng cho cuộc bình định, quân Pháp đã bắt đầu mở các cuộc tấn công qui mô lớn lên căn cứ.

 Ngày 8 tháng 10 năm 1889, trưởng đồn ở Nông Cống là thiếu úy Morfond liền đem 4 lính Pháp và 20 lính khố xanh đến dò xét. Gần tới nơi, thì quân đối phương vấp phải công sự của quân Hùng Lĩnh. Sau một hồi đọ súng, quân đồn Nông Cống rút lui, sau khi thiếu úy Morfond, 4 lính Pháp và 4 lính khố xanh đều tử trận.

 Ba hôm sau, khoảng 180 quân Pháp ở tỉnh Thanh rầm rộ kéo đến tấn công. Sau cuộc va chạm này, bên đối phương thiệt mất hàng chục lính nữa, mà không triệt hạ được cứ điểm...

 Thấy công cuộc bình định bị cản trở, mà đánh mãi vẫn chưa tiêu diệt được; bộ chỉ huy quân đội Pháp liền đưa Trung tá Lefèvre đến thay Barbaret, và còn chi viện thêm một đội kỵ binh cùng một số súng cố[i](https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%BAng_c%E1%BB%91i) 80 ly.

Ngày 30 tháng 11 năm 1889, Trung tá Lefèvre mang quân tấn công Vạn Lại. Giao tranh được một lúc, thì Lefèvre bị trọng thương. Tống Duy Tân cho quân chia làm bốn cánh đi tấn công đồn Yên Lược. một trận đánh giáp lá cà đã diễn ra hơn hai giờ đồng hồ, mãi đến khi nghĩa quân đốt cháy được đồn mới chịu rút lui.
 Liên tiếp bị tổn thất nặng, bộ chỉ huy quân đội Pháp bèn điều thêm 500 lính cùng hai khẩu đại bác đến chi viện, và cử Trung tá Jorne de Lacale thay Lefèvre. Đến trưa ngày 1 tháng 1 năm 1890, quân Pháp bắt gặp nghĩa quân đang ở làng Kẽm. Lập tức, các họng đại bác Pháp thi nhau nổ suốt 45 phú thì phá được chiến lũy,  Từ trong chiến hào, quân Hùng Lĩnh đánh trả quyết liệt cho đến tối mới rút lui. Kết thúc trận, ngoài số lính đôi bên bị thương vong, phía Pháp còn thiệt mất một viên đại úy tên là Christophe ̶C̶̶o̶̶l̶̶o̶̶m̶̶b̶̶u̶̶s̶.

Sang ngày 26 tháng 4, tiền đồn của Cao Điển ở Na Lung bị quân Pháp tấn công. Xét không thể giữ được đồn, Cao Điển cho quân rút qua Thanh Khoái. Đến ngày 29 thì hai bên kịch chiến tại Mỹ Hòa, sau đó là tại Thanh Khoái. Tuy thiếu úy Bonnet và 6 lính cơ tử trận, nhiều lính bị thương trong đó có viên sĩ quan tên Viola, nhưng trước sức mạnh của đối phương, Cao Điền phải cho quân lui đến Cửa Đạt.

 Ngày 21 tháng 2 năm 1891, Tống Duy Tân và Cao Điển lại chuyển lực lượng từ An Lẫm lên Lang Vinh. Hay được, Giám binh Soler bèn dẫn quân tìm đến. Đợi cho quân Pháp chỉ còn cách đồn Lang Vinh chừng 60[m](https://vi.wikipedia.org/wiki/), quân Hùng Lĩnh từ trong các chỗ ẩn nấp đồng loạt bắn ra, tiêu diệt được một số. Nhưng sau quân Hùng Lĩnh phải bỏ hết các công sự đang xây dựng dở dang, chạy tháo thân về Hòn Mông. Bị đối phương truy đuổi, Tống Duy Tân và Cao Điển phải cho quân chia thành nhiều toán nhỏ, bí mật rút về Trịnh Vạn, tức căn cứ của [Cầm Bá Thước](https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7m_B%C3%A1_T).

Kể từ lúc này (tháng 4 năm 1892 trở đi), bên cạnh Tống Duy Tân và Cao Điển không còn quá 100 quân và 50 súng, bởi nhân dân bị khủng bố quá dữ nên không dám theo và cung ứng đầy đủ các thứ nữa.

 Sau đó, Tống Duy Tân đến ẩn náu ở hang Niên Kỷ, còn Cao Điển cùng một số thuộc hạ quyết chí theo thì đóng trên một ngọn đồi gần bên. Chẳng lâu sau, [Cao Ngọc Lễ](https://vi.wikipedia.org/wiki/) (vừa là học trò cũ, vừa là cháu kêu Tống Duy Tân bằng cậu) đi mật báo cho Pháp đến bủa vây và bắt được Tống Duy Tân vào ngày 4 tháng 10 năm 1892.  Không chiêu hàng được, Tống Duy Tân bị thực dân Pháp cho hành hình tại [Thanh Hóa](https://vi.wikipedia.org/wiki/) ngày 5 tháng 10 (âm lịch) năm Nhâm Thìn (1892).

 Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, tới đây coi như chấm dứt.