Mai Thúc Loan, người Hoan Châu (Mai Phụ, ven biển Thạch Hà, Hà Tĩnh). Ông rất khoẻ và sáng dạ, người đen trũi, nổi tiếng giỏi vật cả một vùng. Tuy xuất thân bình dân nghèo khổ, nhưng chí lớn, tập hợp được thanh niên và nhân dân trong vùng khởi nghĩa, quyết tâm đánh đổ chính quyền đô hộ nhà Đường, giành lại độc lập cho nước nhà. Sau khi đã tổ chức được lực lượng, xây dựng được căn cứ, Mai Thúc Loan phát động cuộc khởi nghĩa.
Khởi nghĩa tháng 4 năm Quý Sửu (713) Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa (*). Quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Nghĩa quân lập tức tôn Mai Thúc Loan lên làm Hoàng Đế, đóng đô ở thành Vạn An, Sử gọi ông là Mai Hắc Đế (Vua đen họ Mai).
Sau khi lên ngôi vua, Mai Hắc Đế thành lập triều đình, xây dựng chính quyền mới, kêu gọi nhân dân các châu huyện cùng nổi dậy chiến đấu. Người Việt miền xui cũng như miền núi đều hưởng ứng và tham gia nghĩa quân. Mai Hắc đế đã tập hợp được quân dân 32 châu để cùng đánh giặc. Không những thế ông còn vận động đoàn kết nhân dân các nước láng giềng như Chămpa (phía nam), Chân Lạp (phía tây), Kim Lân (Malaixia hiện nay) để có thêm lực lượng chống nhà Đường. Sau khi lực lượng lớn mạnh, Mai Thúc Loan từ Hoan Châu tiến quân ra Bắc, đánh vào phủ thành đô hộ của giặc. Quân giặc đại bại, tên quan đô hộ Quan Sở Khách chạy trốn về nước. Quân khởi nghĩa thu lại toàn Giao Châu.
Mai Thúc Loan cầm quyền tự trị được khoảng 10 năm (713-722). Nhà Đường đã cử đại quân gồm 10 vạn người, do tướng Dương Tư Húc cầm đầu cùng với tên quan đô hộ cũ là Quang Sở Khách, tiến sang nước ta vào mùa thu năm Nhâm Tuất (722). Sau nhiều trận đánh khóc liệt, từ lưu vực song Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Thúc Loan thua trận, nghĩa quân tan vỡ. Kết thúc cuộc khởi nghĩa khá tiêu biểu của nhân dân ta chống lại đô hộ của nhà Đường.
(*) Các bộ sử cũ của ta như Toàn thư và Cương mục đều chép Mai Thúc Loan khởi nghĩa năm Nhâm Tuất (722). Nhưng theo Tân Đường thư thì Mai Thúc Loan khởi nghĩa vào đầu năm Khai Nguyên (713-714). Sách Tân Đính hiệu Bình Việt điện u linh tập của ta ghi cụ thể Mai Thúc Loan dấy binh năm Quý Sửu đời Đường Huyền Tông,
Khởi nghĩa tháng 4 năm Quý Sửu (713) Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa (*). Quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Nghĩa quân lập tức tôn Mai Thúc Loan lên làm Hoàng Đế, đóng đô ở thành Vạn An, Sử gọi ông là Mai Hắc Đế (Vua đen họ Mai).
Sau khi lên ngôi vua, Mai Hắc Đế thành lập triều đình, xây dựng chính quyền mới, kêu gọi nhân dân các châu huyện cùng nổi dậy chiến đấu. Người Việt miền xui cũng như miền núi đều hưởng ứng và tham gia nghĩa quân. Mai Hắc đế đã tập hợp được quân dân 32 châu để cùng đánh giặc. Không những thế ông còn vận động đoàn kết nhân dân các nước láng giềng như Chămpa (phía nam), Chân Lạp (phía tây), Kim Lân (Malaixia hiện nay) để có thêm lực lượng chống nhà Đường. Sau khi lực lượng lớn mạnh, Mai Thúc Loan từ Hoan Châu tiến quân ra Bắc, đánh vào phủ thành đô hộ của giặc. Quân giặc đại bại, tên quan đô hộ Quan Sở Khách chạy trốn về nước. Quân khởi nghĩa thu lại toàn Giao Châu.
Mai Thúc Loan cầm quyền tự trị được khoảng 10 năm (713-722). Nhà Đường đã cử đại quân gồm 10 vạn người, do tướng Dương Tư Húc cầm đầu cùng với tên quan đô hộ cũ là Quang Sở Khách, tiến sang nước ta vào mùa thu năm Nhâm Tuất (722). Sau nhiều trận đánh khóc liệt, từ lưu vực song Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Thúc Loan thua trận, nghĩa quân tan vỡ. Kết thúc cuộc khởi nghĩa khá tiêu biểu của nhân dân ta chống lại đô hộ của nhà Đường.
(*) Các bộ sử cũ của ta như Toàn thư và Cương mục đều chép Mai Thúc Loan khởi nghĩa năm Nhâm Tuất (722). Nhưng theo Tân Đường thư thì Mai Thúc Loan khởi nghĩa vào đầu năm Khai Nguyên (713-714). Sách Tân Đính hiệu Bình Việt điện u linh tập của ta ghi cụ thể Mai Thúc Loan dấy binh năm Quý Sửu đời Đường Huyền Tông,
niên hiệu Khai Nguyên năm thứ nhất, tức năm 713.