Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Những bí ẩn về quân đội và binh lính Nhật trong Chiến tranh thế giới

Những sai lầm trong cách đào tạo lính Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai.
-Đánh cận chiến nhiều hơn bắn: Vì một lí do nào đó, người Nhật coi lưỡi lê là vũ khí tiêu hao sinh lực địch chính của họ. Họ dành một phần lớn thời gian huấn luyện của mình tập đâm lê trong khi các cường quốc khác đua nhau phát triển các loại vũ khí tự động, có sát thương lớn.

Những bí ẩn về quân đội và binh lính Nhật trong Chiến tranh thế giới
Các sĩ quan chỉ huy : (1) Đô đốc Minoru Ota, (2) Trung tướng Mitsuru Ushijima, (3) Trung tướng Isamu Cho, (4) Đại tá Hitoshi Kanayama, (5) Đại tá Kikuji Hongo, và (6) Đại tá Hiromichi Yahara. Trong trân Oknawa.

-Không được thắc mắc: Lính Nhật phải hoàn toàn tin tưởng vào khả năng cầm quân của cấp trên, vốn dĩ không phải lúc nào cũng hay cho lắm. Rất nhiều trường hợp họ biết các cuộc tấn công cảm tử sẽ chả đem lại kết quả gì nhưng vẫn phải làm theo vì cấp trên bảo họ phải làm thế. Nhiều người muốn đề nghị rút lui bảo toàn lực lượng nhưng không ai dám ý kiến với sĩ quan của mình cả vì họ sợ điều đó sẽ khiến họ trở thành kẻ phản quốc.

-Phạt nhiều hơn huấn luyện: Hầu hết những ai có thành tích kém đều bị bắt đi làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu cho đơn vị trong khi anh ta đã có thể dành thời gian đó để cải thiện bản thân bằng cách tập luyện.

P/s: Kỉ luật là sức mạnh của quân đội nhưng kỉ luật quá thì nó lại trở thành gánh nặng của người lính.
Nguồn: Nguyễn Hải Nam