Hội Tam điểm (Freemasonry) là một tổ chức kết nghĩa nổi tiếng thế giới. Tuy đã có tuổi đời ít nhất 400 năm nhưng mọi hoạt động của Hội Tam điểm đến nay vẫn ẩn sâu trong bí mật. Thêm vào đó, rất nhiều người nổi tiếng là thành viên của Hội. Điều này tạo nên nhiều truyền thuyết, bí ẩn, các thuyết âm mưu liên quan đến Hội Tam điểm.
Hiện nay, Đại Hội quán Thứ nhất của Anh Quốc được coi là Đại hội quán đầu tiên của Hội Tam điểm, thành lập ngày 24/06/1717. Với nền tảng của sự tự do (freemason), những lý tưởng khai minh, nhân học, sự khoan dung, các phát kiến khoa học kỹ thuật, Hội Tam điểm từ các hội quán của thợ xây đá trở thành một tổ chức của giới tinh hoa. Cho đến nay, Hội Tam điểm chia thành 2 giáo phái: Đại Hội quán Thống nhất của Anh Quốc (UGLE), vốn coi trọng truyền thống, và Đại Hội quán của Pháp quốc (GODF), cơ sở lớn nhất của Hội Tam điểm tự do. Sự chia rẽ này có nguồn gốc từ việc UGLE đòi hỏi các thành viên phải có đức tin vào một vị thần nào đó, trong khi GODF cởi mở, tự do hơn.
Đơn vị nhỏ nhất của Hội Tam điểm là các Hội quán, quản lý các thành viên từng khu vực. Hội quán cũng là nơi mà các thành viên tụ họp, giao lưu, trao đổi thông tin. Các Hội quán có tính độc lập khá cao. Vẫn giữ hình thức của các Hội quán Trung cổ, Hội Tam điểm chia các thành viên ra 3 cấp: Học viên (Apprentice), Thợ phụ (Journeyman) và Thợ cả (Master Mason). Để gia nhập Hội quán, những người muốn gia nhập phải được thành viên của Hội đề cử (thường là bạn bè hoặc gia đình), sau đó phải được đa số các thành viên Hội quán bỏ phiếu đồng ý sau một cuộc phỏng vấn. Điều kiện để trở thành thành viên là họ phải là người tự do, có tư chất và đạo đức tốt. Khi được chấp nhận, thành viên mới sẽ phải qua nghi lễ kết nạp và phải đóng hội phí khá lớn. Hiện nay, những người muốn gia nhập Hội Tam điểm có thể liên hệ qua Internet.
Các thành viên của Hội Tam điểm sẽ thề giữ các bí mật về hội, coi các Hội viên như bằng hữu anh em và sẽ trợ giúp các anh em hết mức có thể trừ khi phạm pháp - việc phạm pháp thường sẽ dẫn đến trục xuất khỏi hội. Đặc điểm này khiến cho Hội Tam điểm thường bị các tổ chức chính thống, chính quyền chống đối. Ngoại trừ một vài bổn phận với hội và Hội quán, các Hội viên được tự do tham gia các hoạt động tùy ý muốn, như hoạt động từ thiện của Hội quán, thực hiện nghiên cứu cho Hội quán, hoặc giao lưu với các thành viên khác.
Hội Tam điểm truyền thống không kết nạp phụ nữ, nhưng một vài Hội quán tự do cho phép phụ nữ gia nhập. Vì các Hội quán tương đối độc lập, những nữ Hội viên có thể tham gia hoạt động ở Hội quán này nhưng không được tham gia hoạt động ở Hội quán khác không chấp nhận phụ nữ.
Một đặc điểm khá thú vị nữa là Hội Tam điểm dù có nhiều nghi lễ mang hình thức tôn giáo, song Hội Tam điểm là một tổ chức phi tôn giáo, phi chính trị. Đặc biệt là, trong tất cả mọi cuộc gặp mặt không có các tranh luận về chính trị, tôn giáo. Hội Tam điểm, nhất là Hội Tam điểm ở Pháp, lấy ba điểm "Tự do, bình đẳng, bác ái" làm tôn chỉ, thế nên khi Hội theo chân thực dân Pháp đến Việt Nam, các Hội viên người Việt gọi tên hội là Hội Tam điểm.
Hội là một tổ chức của giới tinh hoa. Việc tuyển chọn thành viên mới phải được thông qua sự đồng tình của đa số các thành viên khác trong Hội quán đã đảm bảo được chất lượng của các thành viên trong Hội. Do đó, sẽ là một điều dễ hiểu khi không ít những người nổi tiếng là thành viên của Hội Tam điểm. Và sẽ không có gì là khó hiểu khi Hội Tam điểm hay bị thêu dệt bởi những thuyết âm mưu. Việc tận dụng mối quan hệ gây dựng được giữa các huynh đệ trong Hội Tam điểm là một điều rất bình thường, thế nên, ảnh hưởng của Hội Tam điểm là rất lớn.
Hội viên nổi tiếng nhất thì có lẽ là George Washington, Tổng tư lệnh của 13 thuộc địa và Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Washington thường dùng Hội quán để làm nơi họp bàn chống Anh, và điều hiển nhiên là trong số những người sáng lập ra Hoa Kỳ có rất nhiều thành viên của Hội, như Benjamin Franklin, Hầu tước Lafayette, v.v… Có tới 10 Hội viên ký vào Tuyên ngôn độc lập, và 12 người ký xác nhận Hiến pháp Hoa Kỳ. Có thể khẳng định rằng, Hội Tam điểm có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành lập Hoa Kỳ. Không những thế, trong lịch sử Hoa Kỳ, có tới 14 Tổng thống và 18 Phó Tổng thống được xác nhận là thành viên của Hội Tam điểm, trong đó có thể kể đến những gương mặt như Andrew Jackson, Theodore Roosevelt, FDR, Harry S. Truman, Gerald Ford. Các đại tướng nổi danh như Pershing, MacArthur cũng là Hội viên.
Trong Nội chiến Hoa Kỳ, thành viên của Hội có mặt ở cả hai phe. Khi các trận chiến nổ ra, các Hội viên của Hội Tam điểm thường cứu những Hội viên ở phe đối địch, chôn cất các huynh đệ tử trận trên chiến trường theo nghi lễ của Hội, hoặc đối xử đặc biệt với tù nhân là Hội viên.
Không chỉ Hoa Kỳ, rất nhiều nguyên thủ, lãnh đạo quốc gia là thành viên của Hội Tam điểm. Ở Pháp, điển hình là Hầu tước Condorcet, Hầu tước Lafayette Anh hùng của hai Thế giới, Bá tước vùng Orléans Louis Phillippe II, v.v… Nhiều triết gia điển hình gây dựng nền tảng cho Cách mạng Pháp như Denis Diderot, Jean-Jacques Rousseau, Voltaire, v.v… Trong Cách mạng Pháp có Joseph-Ignace Guilotin (người áp dụng máy chém guilotine trong pháp trường), Đến thời Napoléon thì Hội Tam điểm phát triển rất mạnh do Napoléon rất trọng dụng tài năng của Hội viên; có thể kể đến như các anh em của Napoléon, Thống chế Michel Ney, Hoàng tử Józef Poniatowski, Thống chế Bon Adrien Jannot de Moncey, v.v… Sau thời Napoléon còn có Léon Gambetta, Jules Grévy, v.v…
Vì ảnh hưởng của các Hội viên đối với Cách mạng Hoa Kỳ và Cách mạng Pháp, nhiều giả thiết cho rằng chính Hội Tam điểm đứng đằng sau các cuộc cách mạng này, hoặc ít nhiều có những ảnh hưởng nhất định. Kết hợp với những giá trị về chủ nghĩa tự do và Khai minh, nền tảng của Hội Tam điểm, giả thiết này có nhiều cơ sở.
Ở Anh, một loạt đời vua là Hội viên: George IV, William IV, Edward VII, Edward VIII, George VI. Winston Churchill cũng từng là Hội viên trước khi rời khỏi hội để tham gia chính trường, nhưng luôn giữ mối quan hệ với Hội Tam điểm. Ở Vương quốc Phổ có Frederick II, ở Thánh chế La Mã/Đế quốc Áo có Francis, ở Brazil có Pedro I, ở Vương quốc Thụy Điển có Adolf Frederick và Charles XIII, ở Nam Tư có Alexander, v.v…
Không chỉ có các nguyên thủ, các danh tướng, mà các doanh nhân, các danh nhân trong các ngành hội họa, khoa học kỹ thuật cũng có nhiều dấu ấn của Hội Tam điểm. Henry Ford, nhà Rothschild, André-Gustave Citroën, Charles J. Bell (anh em họ của Alexander Graham Bell, một trong các lãnh đạo của Bell Telephone) là điển hình của các doanh nhân. Diderot, Voltaire, Rousseau, Eugène Edine Pottier (nhà thơ viết bài thơ sau này trở thành lời của Quốc tế ca), Arthur Conan Doyle, Aleksander Pushkin, Mark Twain là các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Edward Jenner, người phát minh ra vaccine chống đậu mùa, hay Alexander Fleming, người tìm ra penicillin, Gustave Eiffel, kiến trúc sư nổi tiếng, đều là Hội viên của Hội Tam điểm. Hội Tam điểm cũng đã theo chân Edwin “Buzz” Aldrin, phi hành gia đồng hành với Neil Armstrong, đặt chân lên Mặt trăng.
Wolfgang Amadeus Mozart có lẽ là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất của Hội Tam điểm. Ông được kết nạp vào tháng 12 năm 1784, nhưng nhanh chóng trở thành Thợ cả không lâu sau đó. Cha ông, Leopold Mozart, cũng tham gia vào Hội Tam điểm năm 1785 khi ghé thăm Wien. Mozart, trong 7 năm cuối đời là Hội viên Hội Tam điểm, đã sáng tác nhiều bản nhạc nghi lễ cho Hội, như Lied zur Gesellenreise: Die ihr einem neuen Grad, Maurerische Trauermusik, Laßt uns mit geschlungen Händen, v.v... Bản Cây sáo thần của Mozart cũng có ít nhiều ảnh hưởng từ Hội Tam điểm. Ngoài Mozart, Beethoven, tuy không phải là Hội viên, cũng có một vài tác phẩm cho bạn bè của ông là Hội viên.
Ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc tìm kiếm các ghi chép, bằng chứng là rất khó, nhưng chắc chắn rằng Hội Tam điểm đã theo chân thực dân Pháp đến Việt Nam. Có một số những nhà hoạt động yêu nước đã tham gia Hội Tam điểm và tận dụng sự giúp đỡ của các huynh đệ người Pháp cho sự nghiệp của mình. Có một vài nhân vật nổi tiếng được cho là thành viên của Hội Tam điểm như Nguyễn Văn Vĩnh, vua Duy Tân, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, v.v...
Như vậy, có thể nói, Hội Tam điểm có ảnh hưởng rất lớn đến những biến chuyển của lịch sử cận - hiện đại. Tuy vậy, ta nên hiểu Hội Tam điểm là môi trường tạo điều kiện cho những biến chuyển đó xảy ra, chứ không phải là một tổ chức đứng đằng sau các biến chuyển này. Những mối quan hệ, giao lưu của các Hội viên đã góp phần làm nên những biến chuyển đó.
1. Nguồn gốc và sự hình thành của Hội Tam Điểm.
Nguồn gốc của Hội Tam điểm xuất phát từ các thợ xây đá (mason) thời trung cổ. Các thợ xây đá, khác với nhiều ngành nghề thủ công khác, được các vua chúa phương Tây tuyển dụng (đôi lúc cưỡng ép tuyển dụng) để xây dựng các lâu đài, thành trì. Các thợ xây đá không chỉ là thợ xây, mà còn là thợ thủ công kiêm kiến trúc sư. Họ được các vua chúa "cất giấu" kỹ càng, không chỉ vì tài năng mà còn vì những thông tin quan trọng mà các thợ xây nắm giữ. Tuy vậy, do nhu cầu nên họ được phép thành lập các gian xưởng hội họp kín vào buổi tối để trao đổi thông tin. Các hội nhóm này được tài trợ bởi các chủ quản của các thợ xây đá, là các vua chúa, những quý tộc giàu có. Do đó, các thợ xây đá có thể coi là những người tự do (freemason), không bị bó buộc bởi sự nô dịch, lao động khổ sai hay hệ thống phong kiến. Các thợ xây đá được ăn học đàng hoàng, nắm rõ các kỹ nghệ tự do (liberal arts), nên có thể nói họ thuộc về thành phần tinh hoa của Trung đại Tây Âu. Dần dần, các hội quán thợ xây kết nạp người thường (không phải thợ xây) làm hội viên, như các thư ký viên, kiến trúc sư, v.v… và đến thế kỷ XVII, những hội quán chỉ toàn người thường được thành lập. Đây là cơ sở để hình thành các Hội quán Tam điểm sau này.Hiện nay, Đại Hội quán Thứ nhất của Anh Quốc được coi là Đại hội quán đầu tiên của Hội Tam điểm, thành lập ngày 24/06/1717. Với nền tảng của sự tự do (freemason), những lý tưởng khai minh, nhân học, sự khoan dung, các phát kiến khoa học kỹ thuật, Hội Tam điểm từ các hội quán của thợ xây đá trở thành một tổ chức của giới tinh hoa. Cho đến nay, Hội Tam điểm chia thành 2 giáo phái: Đại Hội quán Thống nhất của Anh Quốc (UGLE), vốn coi trọng truyền thống, và Đại Hội quán của Pháp quốc (GODF), cơ sở lớn nhất của Hội Tam điểm tự do. Sự chia rẽ này có nguồn gốc từ việc UGLE đòi hỏi các thành viên phải có đức tin vào một vị thần nào đó, trong khi GODF cởi mở, tự do hơn.
Đơn vị nhỏ nhất của Hội Tam điểm là các Hội quán, quản lý các thành viên từng khu vực. Hội quán cũng là nơi mà các thành viên tụ họp, giao lưu, trao đổi thông tin. Các Hội quán có tính độc lập khá cao. Vẫn giữ hình thức của các Hội quán Trung cổ, Hội Tam điểm chia các thành viên ra 3 cấp: Học viên (Apprentice), Thợ phụ (Journeyman) và Thợ cả (Master Mason). Để gia nhập Hội quán, những người muốn gia nhập phải được thành viên của Hội đề cử (thường là bạn bè hoặc gia đình), sau đó phải được đa số các thành viên Hội quán bỏ phiếu đồng ý sau một cuộc phỏng vấn. Điều kiện để trở thành thành viên là họ phải là người tự do, có tư chất và đạo đức tốt. Khi được chấp nhận, thành viên mới sẽ phải qua nghi lễ kết nạp và phải đóng hội phí khá lớn. Hiện nay, những người muốn gia nhập Hội Tam điểm có thể liên hệ qua Internet.
Các thành viên của Hội Tam điểm sẽ thề giữ các bí mật về hội, coi các Hội viên như bằng hữu anh em và sẽ trợ giúp các anh em hết mức có thể trừ khi phạm pháp - việc phạm pháp thường sẽ dẫn đến trục xuất khỏi hội. Đặc điểm này khiến cho Hội Tam điểm thường bị các tổ chức chính thống, chính quyền chống đối. Ngoại trừ một vài bổn phận với hội và Hội quán, các Hội viên được tự do tham gia các hoạt động tùy ý muốn, như hoạt động từ thiện của Hội quán, thực hiện nghiên cứu cho Hội quán, hoặc giao lưu với các thành viên khác.
Hội Tam điểm truyền thống không kết nạp phụ nữ, nhưng một vài Hội quán tự do cho phép phụ nữ gia nhập. Vì các Hội quán tương đối độc lập, những nữ Hội viên có thể tham gia hoạt động ở Hội quán này nhưng không được tham gia hoạt động ở Hội quán khác không chấp nhận phụ nữ.
Một đặc điểm khá thú vị nữa là Hội Tam điểm dù có nhiều nghi lễ mang hình thức tôn giáo, song Hội Tam điểm là một tổ chức phi tôn giáo, phi chính trị. Đặc biệt là, trong tất cả mọi cuộc gặp mặt không có các tranh luận về chính trị, tôn giáo. Hội Tam điểm, nhất là Hội Tam điểm ở Pháp, lấy ba điểm "Tự do, bình đẳng, bác ái" làm tôn chỉ, thế nên khi Hội theo chân thực dân Pháp đến Việt Nam, các Hội viên người Việt gọi tên hội là Hội Tam điểm.
2. Ảnh hưởng của Hội Tam điểm đến lịch sử thế giới.
Hội là một tổ chức của giới tinh hoa. Việc tuyển chọn thành viên mới phải được thông qua sự đồng tình của đa số các thành viên khác trong Hội quán đã đảm bảo được chất lượng của các thành viên trong Hội. Do đó, sẽ là một điều dễ hiểu khi không ít những người nổi tiếng là thành viên của Hội Tam điểm. Và sẽ không có gì là khó hiểu khi Hội Tam điểm hay bị thêu dệt bởi những thuyết âm mưu. Việc tận dụng mối quan hệ gây dựng được giữa các huynh đệ trong Hội Tam điểm là một điều rất bình thường, thế nên, ảnh hưởng của Hội Tam điểm là rất lớn.
George Washington |
Hội viên nổi tiếng nhất thì có lẽ là George Washington, Tổng tư lệnh của 13 thuộc địa và Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Washington thường dùng Hội quán để làm nơi họp bàn chống Anh, và điều hiển nhiên là trong số những người sáng lập ra Hoa Kỳ có rất nhiều thành viên của Hội, như Benjamin Franklin, Hầu tước Lafayette, v.v… Có tới 10 Hội viên ký vào Tuyên ngôn độc lập, và 12 người ký xác nhận Hiến pháp Hoa Kỳ. Có thể khẳng định rằng, Hội Tam điểm có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành lập Hoa Kỳ. Không những thế, trong lịch sử Hoa Kỳ, có tới 14 Tổng thống và 18 Phó Tổng thống được xác nhận là thành viên của Hội Tam điểm, trong đó có thể kể đến những gương mặt như Andrew Jackson, Theodore Roosevelt, FDR, Harry S. Truman, Gerald Ford. Các đại tướng nổi danh như Pershing, MacArthur cũng là Hội viên.
Trong Nội chiến Hoa Kỳ, thành viên của Hội có mặt ở cả hai phe. Khi các trận chiến nổ ra, các Hội viên của Hội Tam điểm thường cứu những Hội viên ở phe đối địch, chôn cất các huynh đệ tử trận trên chiến trường theo nghi lễ của Hội, hoặc đối xử đặc biệt với tù nhân là Hội viên.
Không chỉ Hoa Kỳ, rất nhiều nguyên thủ, lãnh đạo quốc gia là thành viên của Hội Tam điểm. Ở Pháp, điển hình là Hầu tước Condorcet, Hầu tước Lafayette Anh hùng của hai Thế giới, Bá tước vùng Orléans Louis Phillippe II, v.v… Nhiều triết gia điển hình gây dựng nền tảng cho Cách mạng Pháp như Denis Diderot, Jean-Jacques Rousseau, Voltaire, v.v… Trong Cách mạng Pháp có Joseph-Ignace Guilotin (người áp dụng máy chém guilotine trong pháp trường), Đến thời Napoléon thì Hội Tam điểm phát triển rất mạnh do Napoléon rất trọng dụng tài năng của Hội viên; có thể kể đến như các anh em của Napoléon, Thống chế Michel Ney, Hoàng tử Józef Poniatowski, Thống chế Bon Adrien Jannot de Moncey, v.v… Sau thời Napoléon còn có Léon Gambetta, Jules Grévy, v.v…
Vì ảnh hưởng của các Hội viên đối với Cách mạng Hoa Kỳ và Cách mạng Pháp, nhiều giả thiết cho rằng chính Hội Tam điểm đứng đằng sau các cuộc cách mạng này, hoặc ít nhiều có những ảnh hưởng nhất định. Kết hợp với những giá trị về chủ nghĩa tự do và Khai minh, nền tảng của Hội Tam điểm, giả thiết này có nhiều cơ sở.
Ở Anh, một loạt đời vua là Hội viên: George IV, William IV, Edward VII, Edward VIII, George VI. Winston Churchill cũng từng là Hội viên trước khi rời khỏi hội để tham gia chính trường, nhưng luôn giữ mối quan hệ với Hội Tam điểm. Ở Vương quốc Phổ có Frederick II, ở Thánh chế La Mã/Đế quốc Áo có Francis, ở Brazil có Pedro I, ở Vương quốc Thụy Điển có Adolf Frederick và Charles XIII, ở Nam Tư có Alexander, v.v…
Không chỉ có các nguyên thủ, các danh tướng, mà các doanh nhân, các danh nhân trong các ngành hội họa, khoa học kỹ thuật cũng có nhiều dấu ấn của Hội Tam điểm. Henry Ford, nhà Rothschild, André-Gustave Citroën, Charles J. Bell (anh em họ của Alexander Graham Bell, một trong các lãnh đạo của Bell Telephone) là điển hình của các doanh nhân. Diderot, Voltaire, Rousseau, Eugène Edine Pottier (nhà thơ viết bài thơ sau này trở thành lời của Quốc tế ca), Arthur Conan Doyle, Aleksander Pushkin, Mark Twain là các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Edward Jenner, người phát minh ra vaccine chống đậu mùa, hay Alexander Fleming, người tìm ra penicillin, Gustave Eiffel, kiến trúc sư nổi tiếng, đều là Hội viên của Hội Tam điểm. Hội Tam điểm cũng đã theo chân Edwin “Buzz” Aldrin, phi hành gia đồng hành với Neil Armstrong, đặt chân lên Mặt trăng.
Wolfgang Amadeus Mozart có lẽ là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất của Hội Tam điểm. Ông được kết nạp vào tháng 12 năm 1784, nhưng nhanh chóng trở thành Thợ cả không lâu sau đó. Cha ông, Leopold Mozart, cũng tham gia vào Hội Tam điểm năm 1785 khi ghé thăm Wien. Mozart, trong 7 năm cuối đời là Hội viên Hội Tam điểm, đã sáng tác nhiều bản nhạc nghi lễ cho Hội, như Lied zur Gesellenreise: Die ihr einem neuen Grad, Maurerische Trauermusik, Laßt uns mit geschlungen Händen, v.v... Bản Cây sáo thần của Mozart cũng có ít nhiều ảnh hưởng từ Hội Tam điểm. Ngoài Mozart, Beethoven, tuy không phải là Hội viên, cũng có một vài tác phẩm cho bạn bè của ông là Hội viên.
Ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc tìm kiếm các ghi chép, bằng chứng là rất khó, nhưng chắc chắn rằng Hội Tam điểm đã theo chân thực dân Pháp đến Việt Nam. Có một số những nhà hoạt động yêu nước đã tham gia Hội Tam điểm và tận dụng sự giúp đỡ của các huynh đệ người Pháp cho sự nghiệp của mình. Có một vài nhân vật nổi tiếng được cho là thành viên của Hội Tam điểm như Nguyễn Văn Vĩnh, vua Duy Tân, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, v.v...
Như vậy, có thể nói, Hội Tam điểm có ảnh hưởng rất lớn đến những biến chuyển của lịch sử cận - hiện đại. Tuy vậy, ta nên hiểu Hội Tam điểm là môi trường tạo điều kiện cho những biến chuyển đó xảy ra, chứ không phải là một tổ chức đứng đằng sau các biến chuyển này. Những mối quan hệ, giao lưu của các Hội viên đã góp phần làm nên những biến chuyển đó.