Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Trận Trân Châu Cảng 1941 - Bí ẩn Mỹ có biết trước Nhật sẽ tấn công hay không ?

Chào mừng các bạn đã trở lại với vn tổng hợp. Thưa các bạn. Giữa lúc mà chiến tranh thế giới thứ 2 đã trôi qua được vài năm, các nước châu âu và châu á đang chìm trong khói lửa bom đạn, thì một cường quốc vẫn ung dung ngắm hoa thưởng nguyệt, đó chính là Hoa Kỳ, thế nhưng sự kiện Trân Châu Cảng 1941 như một cú knockout hụt của người Nhật giành cho Mỹ, đã khiến Mỹ buộc phải tham chiến. Tuy vậy, có không ít hoài nghi về việc tổng thống Roosevelt và chính phủ Mỹ đã nhìn thấy những lợi ích sau chiến tranh nên đã nhắm mắt làm ngơ để cho Nhật thực hiện trận Trân Châu Cảng.
Trong video này, hãy cùng vn tổng hợp tìm hiểu thực hư, trận Trân Châu Cảng - khổ nhục kế của Mỹ. Trận Trân Châu Cảng 1941 - Bí ẩn Mỹ có biết trước Nhật sẽ tấn công hay không ?



Người ta cho rằng, trận Trân Châu Cảng chỉ là một cái bẫy để người Mỹ tham chiến. Nhưng cơ bản tôi nghĩ quan điểm đó vô căn cứ mà đậm tính "thuyết âm mưu".
Sau cuộc chiến TCC dẫn đến các chiến thắng ngoạn mục liên tiếp của người Nhật ở Thái Bình Dương, nếu ở vai trò là quốc hội Mỹ, một cuộc chơi này vô cùng mất mát so với việc giữ hòa bình với Nhật Bản và thực hiện các lệnh trừng phạt lên Nhật.
Nhật Bản sản xuất được khoảng 7% khối lượng dầu quốc gia này tiêu thụ. Phần còn lại được nhập khẩu – 80% từ Mỹ, và 10% từ Đông Ấn Hà Lan. Nhưng Mỹ cam kết theo đuổi một “chính sách mở cửa” ở châu Á, về chính trị cũng như kinh tế, hoàn toàn xung đột với tham vọng bá chủ của Nhật Bản. Mỹ nổi lên với tư cách là đối thủ lớn nhất của Nhật Bản ở Thái Bình Dương, nơi nào khi xảy ra chiến tranh sẽ cung cấp lượng dầu mỏ cần thiết cho tàu chiến và máy bay của Nhật Bản?
Để duy trì một nền kinh tế phục vụ cho chiến tranh, duy trì lượng nguyên liệu cho một quốc gia công nghiệp nghèo tài nguyên, dì trì cho một hạm đội không quân, hải quân khổng lồ thì số lượng dầu mà người Nhật cần tiêu thụ vô cùng lớn.

Lệnh cấm vận dầu mỏ của Mỹ giống như một con dao kề sẵn vào cổ Nhật Bản, nhưng vẫn chưa muốn ra tay cắt.

Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách kinh tế Dean Acheson thuyết phục được tổng thống Franklin D. Roosevelt ngừng giao dịch với Nhật Bản bằng USD, điều này có nghĩa là không chỉ dầu, mà mọi giao dịch giữa Mỹ và Nhật Bản điều chấm dứt.
Không lâu sau đó, các nước đồng minh của Mỹ đồng loạt tiếp bước. Kết quả là sản lượng hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản sụt giảm tới 75% và lượng dầu mỏ giảm tới 88%.
Cuối năm 1941, Nhật Bản bế tắc trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới bù đắp. Lượng dầu dự trữ chỉ đủ dùng trong vòng 3 năm, thậm chí ít hơn vì bộ máy công nghiệp, chế tạo vũ khí hoạt động không ngừng nghỉ. Đồng thời thiếu các nguồn nguyên liệu, hàng hóa phục vụ đất nước, các khối tài sản của Nhật Bản hoàn toàn bị đóng băng, dẫn đến tình trạng bần cùng hóa mức sống của dân Nhật.
Không có dầu, không nhập khẩu được hàng hóa, tài sản bị đóng băng dẫn đến chính sách bá chủ châu á của Nhật không thể thực hiện, nó còn đoe dọa đến sự sống còn của đế quốc Nhật Bản.
Một số biện pháp kinh tế, đồng thời với sự viện trợ cho quân Tưởng Giới Thạch thì Mỹ vẫn có thừa khả năng để kiểm soát Nhật Bản tốt hơn là một một cuộc chiến tranh tổng lực.
Đồng thời Mỹ có thể tập trung nhiều hơn cho phía Đại Tây Dương.