PHẢN BIỆN QUAN ĐIỂM CHO RẰNG "PHÁP CHƯA HẲN MUỐN XÂM LƯỢC VIỆT NAM, NHÀ NGUYỄN KHÔNG BẠC NHƯỢC MÀ QUYẾT TÂM CHỐNG PHÁP"
Tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Đại Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Thế nhưng giờ đây, có không ít nhà sử học lại cho rằng “Pháp chưa hẳn xâm lược Việt Nam mà muốn tạo bàn đạp tấn công Trung Quốc; nhà Nguyễn không bạc nhược mà quyết tâm chống Pháp”.
Bài này mình sẽ phản biện lại quan điểm trên.
Chiều tối ngày 31-8-1858, toàn bộ lực lượng trên đã có mặt trước cửa biển Đà Nẵng. Như vậy, liên quân đã phải đi 1 con đường ít nhất là 350km để đến Đà Nẵng. Theo 1 giả thiết lý tưởng nhất là không gặp phải 1 sự kháng cự nào thì sau đó liên quân cũng sẽ phải đi khoảng 1200km để từ Đà Nẵng đến biên giới Việt Trung. Đấy là còn chưa tính từ biên giới Việt - Trung đến Bắc Kinh còn tới hơn 2.100km niữa nếu tính theo đường chim bay.
Phải chăng, liên quân Pháp là một lũ ngu khi “vẽ” thêm hơn 1.550km nữa để vòng xuống Việt Nam rồi mới thúc lên Trung Quốc.
Đánh chiếm được Sơn Trà, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến vào nội địa, đánh tan phòng tuyến bằng ụ đất, rào tre của quân Việt ở xã Mỹ Thị, rồi tràn sang chiếm xã Cẩm Lệ. Tướng Lê Đình Lý bị trọng thương rồi mất trong trận chiến này...
Tự Đức cử Thống chế Chu Phúc Minh làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Rồi điều tướng Nguyễn Tri Phương về làm Tổng thống quân vụ Quảng Nam. Nguyễn Tri Phương không chủ trương đánh chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của đối phương, mà cho phục kích, thực hiện "vườn không, nhà trống" (để cô lập và triệt đường tiếp tế) và cho đắp lũy dài từ Hải Châu vào tới Phúc Ninh, Thanh Giản, để bao vây liên quân ngoài mé biển.
Suốt 5 tháng bị cầm chân, cái đói, cái bệnh, cái nóng bức... đã khiến liên quân mệt mỏi và hao mòn.
Ngày 2-2-1859, De Genouilly chỉ để lại một phần ba số quân (khoảng 1.000 người) và 6 tàu chiến, bàn giao cho Đại tá Faucon nắm giữ, còn bao nhiêu cho rút hết vào Nam, mở mặt trận mới ở Gia Định.
Sáng sớm ngày 17-2, tướng De Genouilly cho đại bác trên tất cả các tàu chiến bắn yểm hộ rồi cho một cánh quân đổ bộ rồi dùng chất nổ phá thành. Pháo trên thành bắn xuống tàu đối phương nhưng không mấy hiệu quả. Và khi đánh thủng được cửa Đông, quân Pháp dùng thang cao leo vào thành, thì đôi bên liền xông vào đánh xáp lá cà. Đến khoảng 10 giờ trưa, Hộ đốc Võ Duy Ninh, đang giữ trọng trách trấn thủ thành, ra lệnh lui quân, bỏ lại hầu hết súng đạn, thóc gạo và hơn trăm chiến thuyền gỗ trên sông Thị Nghè.
Trong thành Gia Định lúc này có hơn 2.000 quân với 200 đại bác bằng sắt, bằng đồng, một hải phòng hạm, bảy chiến thuyền, 25.000 kg thuốc súng, tiền bạc trị giá tương đương 130.000 francs, thực phẩm đủ nuôi 8.000 quân trong một năm.
Nghe tin Gia Định thất thủ, triều đình Huế vẫn chủ trương để đại quân phòng ngự Đà Nẵng không cho ứng cứu Gia Định mà chỉ phái thượng thư bộ Hộ Tôn Thất Hiệp mang 15.000 quân vào đóng ở Biên Hòa.
Chỉ trong 2 ngày thì thành vỡ, quan hộ đốc Võ Duy Ninh tự vận. Xong trung tướng Rigault de Genouilly lại đem quân trở ra Đà Nẵng đánh đồn Phúc Ninh, quân của Nguyễn Tri Phương thua phải rút về giữ đồn Nại Hiên và Liên Trì.
Đến năm 1862, quân Pháp chiếm Biên Hoà và Vĩnh Long. Triều đình Huế phái Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam giảng hoà với Pháp ngày 9-5 năm Nhâm Tuất, 1862.
Tự Đức nhường ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp và phái Phan Thanh Giản vào trấn giữ ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ còn lại. Năm 1867, Phó đô đốc La Grandière kéo quân đánh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Phan Thanh Giản biết thế chống không nổi nên bảo các quan nộp thành trì cho bớt đổ máu rồi uống thuốc độc tự vẫn. Toàn đất Nam Kỳ thuộc về Pháp.
Năm Quý Dậu 1873, thiếu tướng Dupré sai trung úy hải quân Francis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội. Chỉ một giờ thì thành vỡ.
Về việc này GS. Trần Văn Giàu viết:
“Lúc Pháp đến đánh, trong thành Gia Định chỉ có hơn một nghìn quân thủ thành, trong thành có đủ khí giới, lương thực cho mười ngàn quân đóng giữ trong một năm. Điều đó chứng tỏ rằng, triều đình thờ ơ với sự phòng vệ...”
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Quang cũng nhận định rằng:
“... một cuộc giải phóng đất nước đã mở ra" nhưng tướng nhà Nguyễn chỉ huy mặt trận Gia Định là Tôn Thất Hiệp lại chủ trương "án binh bất động. Do vậy, thời cơ đánh bật quân xâm lược ra khỏi bờ cõi bị bỏ qua.”
Như vậy, ngoài “nỗ lực” giữ Đà Nẵng còn ngoài ra triều đình Nguyễn đã làm gì để “giữ đất, giữ nước”? Đó không phải sự hèn yếu, nhu nhược trước nạn xâm lăng của thực dân Pháp thì là điều gì?
--- Tư liệu: Chống Xâm lăng - Trần Văn Giàu; Thời Pháp đô hộ - Nguyễn Thế Anh
--- Theo dòng Sử Việt ---
Tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Đại Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Thế nhưng giờ đây, có không ít nhà sử học lại cho rằng “Pháp chưa hẳn xâm lược Việt Nam mà muốn tạo bàn đạp tấn công Trung Quốc; nhà Nguyễn không bạc nhược mà quyết tâm chống Pháp”.
Phản biện Pháp không muốn xâm lược VN, nhà Nguyễn quyết tâm chống Pháp |
Bài này mình sẽ phản biện lại quan điểm trên.
1- Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tiến công đầu tiên?
Bởi Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, thuận tiện cho tàu chiến vào ra, lại nằm trên trục đường Bắc – Nam, có thể sang Lào, Campuchia và chỉ cách kinh đô Huế khoảng 100km, rất thuận lợi cho việc "đánh nhanh thắng nhanh" của liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có cánh đồng Nam – Ngãi để nuôi quân, còn có nhiều giáo sĩ và giáo dân thân Pháp. Đánh chiếm được Đà Nẵng, vượt đèo Hải Vân, rồi tấn công Huế; chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tốn tiền của và nhân lực nhất để thực hiện được ý đồ của Pháp và Tây Ban Nha.2- Liên quân phải chăng là ngu khi "vẽ" thêm 1550km nữa để chỉ lấy đó làm bàn đạp tấn công Trung Quốc!
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xuất phát từ đảo Hải Nam (Trung Quốc), Phó Đô đốc Hải quân De Genouilly được lệnh phối hợp với đạo quân Tây Ban Nha do Đại tá Lanzarotte chỉ huy, đưa tàu chiến xuống phía Nam. Như vậy, nếu từ đảo Hải Nam đánh thẳng lên đất liền Trung Quốc mà gần nhất là tấn công vào Hải Khẩu rồi đến Trạm Giang (Trung Quốc chỉ mất không đầy 60km)Chiều tối ngày 31-8-1858, toàn bộ lực lượng trên đã có mặt trước cửa biển Đà Nẵng. Như vậy, liên quân đã phải đi 1 con đường ít nhất là 350km để đến Đà Nẵng. Theo 1 giả thiết lý tưởng nhất là không gặp phải 1 sự kháng cự nào thì sau đó liên quân cũng sẽ phải đi khoảng 1200km để từ Đà Nẵng đến biên giới Việt Trung. Đấy là còn chưa tính từ biên giới Việt - Trung đến Bắc Kinh còn tới hơn 2.100km niữa nếu tính theo đường chim bay.
Phải chăng, liên quân Pháp là một lũ ngu khi “vẽ” thêm hơn 1.550km nữa để vòng xuống Việt Nam rồi mới thúc lên Trung Quốc.
3- Nhà Nguyễn đã chống lại sự xâm lược của Pháp như thế nào?
Nhận được tin liên quân đánh Đà Nẵng, vua Tự Đức liền sai Chưởng vệ Đào Trí vào để hiệp cùng Tổng đốc Nam Ngãi Trần Hoằng chống ngăn, nhưng khi ông Trí đến nơi thì hai đồn trên đã mất. Tự Đức lại sai Hữu quân đô thống Lê Đình Lý và Tham tri bộ Hộ Phạm Khắc Thận đem 2.000 quân vào ứng cứu, cử Tham tri nội các Nguyễn Duy giữ chức chỉ huy quân thứ ở Quảng Nam.Đánh chiếm được Sơn Trà, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến vào nội địa, đánh tan phòng tuyến bằng ụ đất, rào tre của quân Việt ở xã Mỹ Thị, rồi tràn sang chiếm xã Cẩm Lệ. Tướng Lê Đình Lý bị trọng thương rồi mất trong trận chiến này...
Tự Đức cử Thống chế Chu Phúc Minh làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Rồi điều tướng Nguyễn Tri Phương về làm Tổng thống quân vụ Quảng Nam. Nguyễn Tri Phương không chủ trương đánh chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của đối phương, mà cho phục kích, thực hiện "vườn không, nhà trống" (để cô lập và triệt đường tiếp tế) và cho đắp lũy dài từ Hải Châu vào tới Phúc Ninh, Thanh Giản, để bao vây liên quân ngoài mé biển.
Suốt 5 tháng bị cầm chân, cái đói, cái bệnh, cái nóng bức... đã khiến liên quân mệt mỏi và hao mòn.
Ngày 2-2-1859, De Genouilly chỉ để lại một phần ba số quân (khoảng 1.000 người) và 6 tàu chiến, bàn giao cho Đại tá Faucon nắm giữ, còn bao nhiêu cho rút hết vào Nam, mở mặt trận mới ở Gia Định.
Sáng sớm ngày 17-2, tướng De Genouilly cho đại bác trên tất cả các tàu chiến bắn yểm hộ rồi cho một cánh quân đổ bộ rồi dùng chất nổ phá thành. Pháo trên thành bắn xuống tàu đối phương nhưng không mấy hiệu quả. Và khi đánh thủng được cửa Đông, quân Pháp dùng thang cao leo vào thành, thì đôi bên liền xông vào đánh xáp lá cà. Đến khoảng 10 giờ trưa, Hộ đốc Võ Duy Ninh, đang giữ trọng trách trấn thủ thành, ra lệnh lui quân, bỏ lại hầu hết súng đạn, thóc gạo và hơn trăm chiến thuyền gỗ trên sông Thị Nghè.
Trong thành Gia Định lúc này có hơn 2.000 quân với 200 đại bác bằng sắt, bằng đồng, một hải phòng hạm, bảy chiến thuyền, 25.000 kg thuốc súng, tiền bạc trị giá tương đương 130.000 francs, thực phẩm đủ nuôi 8.000 quân trong một năm.
Nghe tin Gia Định thất thủ, triều đình Huế vẫn chủ trương để đại quân phòng ngự Đà Nẵng không cho ứng cứu Gia Định mà chỉ phái thượng thư bộ Hộ Tôn Thất Hiệp mang 15.000 quân vào đóng ở Biên Hòa.
Chỉ trong 2 ngày thì thành vỡ, quan hộ đốc Võ Duy Ninh tự vận. Xong trung tướng Rigault de Genouilly lại đem quân trở ra Đà Nẵng đánh đồn Phúc Ninh, quân của Nguyễn Tri Phương thua phải rút về giữ đồn Nại Hiên và Liên Trì.
Đến năm 1862, quân Pháp chiếm Biên Hoà và Vĩnh Long. Triều đình Huế phái Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam giảng hoà với Pháp ngày 9-5 năm Nhâm Tuất, 1862.
Tự Đức nhường ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp và phái Phan Thanh Giản vào trấn giữ ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ còn lại. Năm 1867, Phó đô đốc La Grandière kéo quân đánh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Phan Thanh Giản biết thế chống không nổi nên bảo các quan nộp thành trì cho bớt đổ máu rồi uống thuốc độc tự vẫn. Toàn đất Nam Kỳ thuộc về Pháp.
Năm Quý Dậu 1873, thiếu tướng Dupré sai trung úy hải quân Francis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội. Chỉ một giờ thì thành vỡ.
Về việc này GS. Trần Văn Giàu viết:
“Lúc Pháp đến đánh, trong thành Gia Định chỉ có hơn một nghìn quân thủ thành, trong thành có đủ khí giới, lương thực cho mười ngàn quân đóng giữ trong một năm. Điều đó chứng tỏ rằng, triều đình thờ ơ với sự phòng vệ...”
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Quang cũng nhận định rằng:
“... một cuộc giải phóng đất nước đã mở ra" nhưng tướng nhà Nguyễn chỉ huy mặt trận Gia Định là Tôn Thất Hiệp lại chủ trương "án binh bất động. Do vậy, thời cơ đánh bật quân xâm lược ra khỏi bờ cõi bị bỏ qua.”
Như vậy, ngoài “nỗ lực” giữ Đà Nẵng còn ngoài ra triều đình Nguyễn đã làm gì để “giữ đất, giữ nước”? Đó không phải sự hèn yếu, nhu nhược trước nạn xâm lăng của thực dân Pháp thì là điều gì?
--- Tư liệu: Chống Xâm lăng - Trần Văn Giàu; Thời Pháp đô hộ - Nguyễn Thế Anh
--- Theo dòng Sử Việt ---