Nhiều người thường hay chỉ vào việc Đức bỏ tiền vào đầu tư lực lượng pháo phòng không mà không đầu tư sản xuất máy bay và cho rằng đó là sai lầm. Việc này đúng hay không? Theo tôi là đúng, nếu chúng ta chỉ bàn về Đệ chị thế chiến ở gốc độ quân sự. Và đương nhiên, như tôi đã nhiều lần chỉ ra, làm như vậy là chủ quan và sẽ làm chúng ta có gốc nhìn cực kỳ sai lệch về lịch sử.
- Trước hết cần phải khẳng định việc Đức đổ tài nguyên vào đầu tư lực lượng pháo phòng không là có. Nếu tính từ 1939, HeimatFlak (lực lượng pháo phòng không bảo vệ nước Đức) được mở rộng nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng tới cả phạm vi bao quát. Vào năm 1939, cả nước Đức có duy nhất 8 máy ra đa Freya, tới cuối chiến tranh thì chỉ riêng loại này thôi thì có tới 1000 máy được sản xuất. Ban đầu Đức dồn lực lượng phòng không vào xung quanh các khu đô thị lớn, tới từ đầu 1940 thì họ đẩy pháo ra dọc biên giới. Tới cuối 1941, họ đưa flak ra dọc bờ biển Bắc nhằm đánh chặn máy bay đông minh từ sớm, và những khẩu đội này được gọi là Marineflak. Ban đầu họ triễn khai flak như thường thôi nhưng người Anh lại kéo tàu tới bắn tan nát nên họ chuyển sang xây dựng những lô cốt bằng thép và bỏ pháo vào. Sau này những lô cốt này được biến thành một phần của bức tường Đại Tây Dương. Nói về số lượng, về đầu năm 1941, Đức dùng tới 500 khẩu đội flak nặng và 400 khẩu đội flak nhẹ. Tới tháng 8/1944, số này leo lên thành hơn 2600 khẩu đội flak nặng và 1600 khẩu đội flak nhẹ. Từ 1943 trở đi, người Đức dùng gần 70% số lượng pháo flak cho mục đích bảo vệ khu vực nước Đức.
- Đầu tư lớn như vậy thì có hiệu quả hơn đầu tư máy bay hay không? Câu trả lời là chắc chắn rồi. Bình tĩnh, tôi biết nhiều bạn đang suy nghĩ là kiểu quái gì mà đầu tư pháo lại hơn máy bay được. Các bạn cần phải hiểu là tình cảnh Đức lúc đó. Họ đang thiếu dầu, cực kỳ thiếu dầu. Thiếu tới nỗi mà nhà máy sản xuất xe tải còn phải đóng cửa tạm thời do không có dầu chạy máy bơm. Do vậy, dù có muốn thì họ cũng không thể mở rộng lực lượng không quân. Ban đầu trong giai đoạn 1941 và 1942 thì Đức còn có thể dùng không quân làm chủ lực cho việc phòng không, cộng với việc Mỹ cho rằng “pháo đài bay thì không cần hộ tống” nên không quân Đức đã đập cho Mỹ vài phát nổ đom đóm mắt. Tuy nhiên, Mỹ và Anh nhanh chóng “bớt chảnh” và chuyển sang tấn công thẳng vào cơ sở dầu và sản xuất máy bay nên sức chiến đấu của không quân Đức ngày càng bị bào mòn. Tới nửa sau 1943, việc duy trì một lực lượng không quân đủ lớn để “tay đôi” với quân đồng minh đã trở nên bất khả thi. Trong tình cảnh đó, Đức mới quyết định chuyển sang dùng pháo phòng không làm chủ lực. Từ đó trở đi lực lượng pháo phòng không mới thật sự được đầu tư mạnh, cụ thể riêng số lượng khẩu đội flak nặng đã tăng gấp đôi từ 600 lên 1300 trong năm 1943 tương đương gần 14000 khẩu pháo phòng không cỡ nòng từ 88 đến 128mm.
● Tiểu sử Hitler và những điều bí ẩn
- Giải pháp chuyển dịch từ máy bay sang pháo phòng không của Đức không phải là quyết định hoàn hảo tuy nhiên theo tôi thì quyết định này là hoàn toàn hợp lý. Đây không phải là chuyện họ chủ động chọn ngay từ đầu, càng không phải do sự ảo tưởng của ai đó mà mọi người vẫn hay lôi ra làm bao cát.Trong tình cảnh của họ, tôi cho rằng đây là lựa chọn ít tệ nhất mà người Đức có thể làm.
● XÂM LƯỢC LIÊN XÔ CÓ PHẢI QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM CỦA ĐỨC QUỐC XÃ ?.
Ảnh: Phân bố flak trong nước Đức, con số trong vòng tròn đỏ là số lượng khẩu đội pháo ở khu vực đó |
- Đầu tư lớn như vậy thì có hiệu quả hơn đầu tư máy bay hay không? Câu trả lời là chắc chắn rồi. Bình tĩnh, tôi biết nhiều bạn đang suy nghĩ là kiểu quái gì mà đầu tư pháo lại hơn máy bay được. Các bạn cần phải hiểu là tình cảnh Đức lúc đó. Họ đang thiếu dầu, cực kỳ thiếu dầu. Thiếu tới nỗi mà nhà máy sản xuất xe tải còn phải đóng cửa tạm thời do không có dầu chạy máy bơm. Do vậy, dù có muốn thì họ cũng không thể mở rộng lực lượng không quân. Ban đầu trong giai đoạn 1941 và 1942 thì Đức còn có thể dùng không quân làm chủ lực cho việc phòng không, cộng với việc Mỹ cho rằng “pháo đài bay thì không cần hộ tống” nên không quân Đức đã đập cho Mỹ vài phát nổ đom đóm mắt. Tuy nhiên, Mỹ và Anh nhanh chóng “bớt chảnh” và chuyển sang tấn công thẳng vào cơ sở dầu và sản xuất máy bay nên sức chiến đấu của không quân Đức ngày càng bị bào mòn. Tới nửa sau 1943, việc duy trì một lực lượng không quân đủ lớn để “tay đôi” với quân đồng minh đã trở nên bất khả thi. Trong tình cảnh đó, Đức mới quyết định chuyển sang dùng pháo phòng không làm chủ lực. Từ đó trở đi lực lượng pháo phòng không mới thật sự được đầu tư mạnh, cụ thể riêng số lượng khẩu đội flak nặng đã tăng gấp đôi từ 600 lên 1300 trong năm 1943 tương đương gần 14000 khẩu pháo phòng không cỡ nòng từ 88 đến 128mm.
● Tiểu sử Hitler và những điều bí ẩn
- Giải pháp chuyển dịch từ máy bay sang pháo phòng không của Đức không phải là quyết định hoàn hảo tuy nhiên theo tôi thì quyết định này là hoàn toàn hợp lý. Đây không phải là chuyện họ chủ động chọn ngay từ đầu, càng không phải do sự ảo tưởng của ai đó mà mọi người vẫn hay lôi ra làm bao cát.Trong tình cảnh của họ, tôi cho rằng đây là lựa chọn ít tệ nhất mà người Đức có thể làm.
● XÂM LƯỢC LIÊN XÔ CÓ PHẢI QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM CỦA ĐỨC QUỐC XÃ ?.