Vào cuối thế kỷ thứ ba trước C.N, vua Thục Phán của người Tây Âu đánh bại vua Hùng cuối cùng và thâu tóm được quyền mình các đất đai của Tây Âu và của Lạc Việt để lập nên vương quốc Âu Lạc, vào năm 258 trước C.N. Ông lấy vương hiệu là An Dương Vương và xây đựng một cơ chế Nhà nước sơ khai, với một ''Triều đình'' và một quân đội mà theo lịch sử truyền thống có thể lên đến vài vạn người. Lãnh thổ vương quốc Âu Lạc gồm có bắc Việt Nam hiện nay đến tận dãy núi Hoành Sơn, các vùng phía nam sông Hồng và phía tây các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
Trong khi người Lạc Việt tự tổ chức lại ở các đồng bằng và các vùng ven biển, thì ở những miền núi của vùng Việt Bắc hiện nay và thêm một phần tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc hiện nay, có Tây Âu (hay Âu Việt) sinh sống, thường xuyên duy trì những trao đổi với dân Lạc Việt. Người Tây Âu là tổ tiên của các nhóm tộc người Tày, Nùng và Choang hiện nay sống ở bắc Việt Nam và nam Trung Quốc. Họ hình thành một liên hiệp bộ lạc mà trung tâm nằm ở tỉnh Cao Bằng ngày nay. Giữa người Tây Âu và người Lạc Việt cũng thỉnh thoảng xảy ra những cuộc chiến tranh lớn nhỏ.
An Dương Vương, sau khi đánh thắng các vua Hùng, bèn dời đô từ miền núi về đồng bằng, đóng đô ở Cổ Loa (cách Hà Nội 20 km). Thành Cổ Loa này là di tích lịch sử quan trọng nhất của thời cố đại Việt Nam. Thành gồm có ba vòng tường thành, tường ngoài cùng có chu vi 8.000m, cao từ 3 đến 4m, dày 12m với chân thành dày 25m. Các tường thành bằng đất được bảo vệ từng chỗ bằng những tấm chắn bằng đất nung, bao quanh là những hố rộng và sâu, nối liền với sông Hoàng Giang và được tăng cường ở nhiều nơi bằng những tháp canh, những công sự phòng ngự. Năm 1959, cách lũy thành về phía nam 300m, đã phát hiện một kho chứa hàng nghìn mũi tên bằng đồng, rồi ít lâu sau, xung quanh thành, những rìu bằng đá chuốt hay bằng đồng, cùng với những mũi tên, và năm 1966, ba lưỡi cày bằng đồng.
Thành Cổ Loa là một công trình phòng ngự rất quan trọng, được xây dựng với một nghệ thuật cao, làm cho việc tấn công từ bên ngoài là rất khó khăn, bởi kẻ thù vấp phải một dãy liên hoàn những công sự phức tạp. Sự liên thông được thiết lập giữa thành với các con sông trong vùng cho phép những cuộc hành quân phối hợp giữa quân bộ và quân thủy. Để xây dựng các công trình này người ta đã phải đào đắp đến hơn hai triệu mét khối đất.
Việc xây dựng bức thành này không phải là không có khó khăn dân chúng bị bắt làm công trình này đã nổi loạn nhiều lần. Truyền thuyết kể lại rằng ma quỷ đã phá hoại việc xây thành cho đến khi thần Kim Quy đến giúp. Thần còn tặng cho vua một cái móng thần để khi lắp vào nỏ, nó sẽ biến thành một thứ vũ khí giết được mọi kẻ thù, dù chúng đông đến đâu.
Quy mô của thành Cổ Loa với những kho lớn mũi tên đồng là dấu hiệu sự xuất hiện của một quân đội nhà nghề, của một bộ máy nhà nước sơ khai. Vương quốc Âu Lạc được sinh ra vào thời kỳ hưng thịnh của thời đại đồ đồng, vào khoảng thế kỷ thứ ba trước C.N. Chúng ta đã thấy nông nghiệp và thủ công nghiệp đến thời kỳ đó đã phát triển đến mức nào, thế tất phải dựa trên cơ sở một sự phân công lao động tương đối phức tạp.
Tính chất của Nhà nước, của xã hội trong vương quốc Âu Lạc là gì? Về vấn đề này giữa các nhà sử học Việt Nam có hai luận điểm khác nhau. Một số cho rằng xã hội Âu Lạc là một xã hội nô lệ điển hình, với một tổ chức kinh tế khá tinh vi, một quân đội chính quy được củng cố tốt mà bằng chứng là thành Cổ Loa với các kho mũi tên. Những cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc tất phải cung cấp phần lớn số nô lệ được dùng làm nô bộc, tham gia sản xuất nông nghiệp hay thủ công nghiệp, hoặc được sử dụng vào việc xây dựng những công sự phòng vệ lớn. Công xã nguyên thủy vẫn vững chắc mặc dù một số thành viên công xã có thể trở thành nô lệ.
Những nhà sử học khác, mặc dù thừa nhận sự tồn tại của nô lệ trong xã hội Âu Lạc, nhưng cho rằng xã hội đó chưa phải chủ yếu là xã hội nô lệ; các lực lượng sản xuất mặc dù đã tương đối phát triển vẫn chưa đủ để hình thành một tầng lớp bóc lột và một Nhà nước giai cấp. Không nên bị huyễn hoặc vì từ “vua” và những từ khác dùng để chỉ tầng lớp ''quý tộc'' hay các viên chức thời đó. Những công trình như đê điều, thành quách thì ngay các công xã nguyên thủy cũng đã có thể xây dựng được. Xã hội Âu Lạc về tổng thể vẫn là một xã hội mà nòng cốt vẫn là công xã nguyên thủy, mặc dù công xã đó đang trên đà tan rã.
Phải thừa nhận rằng thực trạng các cuộc nghiên cứu khảo cố học với các tư liệu viết thu thập được chưa cho phép ngả về luận điểm nào. Có những sự việc xác thực hình như khẳng định giả thiết nô lệ, những vẫn không cung cấp được một chỉ dẫn chính xác nào về lối sống của các giai cấp chỉ huy hay của các nô lệ, về số lượng của họ, về các quan hệ kinh tế chính trị pháp lý giữa chủ nô và nô lệ, cũng như về hoạt động của Nhà nước. Những cuộc nghiên cứu đặc biệt về khảo cổ học đang được tiến hành, và có thể hy vọng rằng sẽ có những sự kiện mới rọi những ánh sáng mới vào thời kỳ rất quan trọng này của lịch sử Việt Nam.
Tuy nhiên có nhiều sự kiện có thể coi là đã được khẳng định, sau các nghiên cứu khảo cổ học trong những năm gần đây:
- Sự tồn tại của con người từ thời đại đồ đá cũ trên lãnh thổ Việt Nam.
- Sự phát triển liên tục của những xã hội loài người từ thời đại đồ đá đến thời đại kim loại với một sự tiến hóa đặc thù lệ thuộc chủ yếu vào những nhân tố bên trong chứ không phải vào những nhân tố được mang đến từ bên ngoài (mặc dù những nhân tố từ bên ngoài có thể đóng vai trò ít nhiều quan trọng tùy từng thời kỳ).
- Sự phát triển một nền văn minh đồ đồng rất rực rỡ, cho thấy xã hội đã ra khỏi tình trạng nguyên thủy của nó trong vòng vài thế kỷ trước C.N.
- Sự cần thiết phải có những công trình trị thủy đòi hỏi phải có một tổ chức tập trung.
- Sự tồn tại kéo dài của các công xã nông thôn kéo theo sự xuất hiện muộn màng của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất.
Điều được khẳng định là vào cuối thiên nên kỷ thứ nhất trước CN, đã hình thành một nền văn minh độc đáo, cường tráng, nhất là trong các vùng châu thổ và những vùng bao quanh các châu thổ, nền văn minh mà chẳng bao lâu sau đó sẽ phải chịu đựng một thử thách quyết định là sự chạm trán với làn sóng bành trướng của phong kiên Trung Hoa. Bằng chứng rõ nhất về sức sống mãnh liệt và tính độc đáo của nền văn minh ấy là nó đã không để bị đồng hóa, và kết quả là, sau một quá trình chống cự lâu dài, rốt cuộc đã nghiễm nhiên trở thành một nền văn hóa dân tộc độc lập.
nước Âu Lạc |
Trong khi người Lạc Việt tự tổ chức lại ở các đồng bằng và các vùng ven biển, thì ở những miền núi của vùng Việt Bắc hiện nay và thêm một phần tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc hiện nay, có Tây Âu (hay Âu Việt) sinh sống, thường xuyên duy trì những trao đổi với dân Lạc Việt. Người Tây Âu là tổ tiên của các nhóm tộc người Tày, Nùng và Choang hiện nay sống ở bắc Việt Nam và nam Trung Quốc. Họ hình thành một liên hiệp bộ lạc mà trung tâm nằm ở tỉnh Cao Bằng ngày nay. Giữa người Tây Âu và người Lạc Việt cũng thỉnh thoảng xảy ra những cuộc chiến tranh lớn nhỏ.
An Dương Vương, sau khi đánh thắng các vua Hùng, bèn dời đô từ miền núi về đồng bằng, đóng đô ở Cổ Loa (cách Hà Nội 20 km). Thành Cổ Loa này là di tích lịch sử quan trọng nhất của thời cố đại Việt Nam. Thành gồm có ba vòng tường thành, tường ngoài cùng có chu vi 8.000m, cao từ 3 đến 4m, dày 12m với chân thành dày 25m. Các tường thành bằng đất được bảo vệ từng chỗ bằng những tấm chắn bằng đất nung, bao quanh là những hố rộng và sâu, nối liền với sông Hoàng Giang và được tăng cường ở nhiều nơi bằng những tháp canh, những công sự phòng ngự. Năm 1959, cách lũy thành về phía nam 300m, đã phát hiện một kho chứa hàng nghìn mũi tên bằng đồng, rồi ít lâu sau, xung quanh thành, những rìu bằng đá chuốt hay bằng đồng, cùng với những mũi tên, và năm 1966, ba lưỡi cày bằng đồng.
Thành Cổ Loa là một công trình phòng ngự rất quan trọng, được xây dựng với một nghệ thuật cao, làm cho việc tấn công từ bên ngoài là rất khó khăn, bởi kẻ thù vấp phải một dãy liên hoàn những công sự phức tạp. Sự liên thông được thiết lập giữa thành với các con sông trong vùng cho phép những cuộc hành quân phối hợp giữa quân bộ và quân thủy. Để xây dựng các công trình này người ta đã phải đào đắp đến hơn hai triệu mét khối đất.
Việc xây dựng bức thành này không phải là không có khó khăn dân chúng bị bắt làm công trình này đã nổi loạn nhiều lần. Truyền thuyết kể lại rằng ma quỷ đã phá hoại việc xây thành cho đến khi thần Kim Quy đến giúp. Thần còn tặng cho vua một cái móng thần để khi lắp vào nỏ, nó sẽ biến thành một thứ vũ khí giết được mọi kẻ thù, dù chúng đông đến đâu.
Quy mô của thành Cổ Loa với những kho lớn mũi tên đồng là dấu hiệu sự xuất hiện của một quân đội nhà nghề, của một bộ máy nhà nước sơ khai. Vương quốc Âu Lạc được sinh ra vào thời kỳ hưng thịnh của thời đại đồ đồng, vào khoảng thế kỷ thứ ba trước C.N. Chúng ta đã thấy nông nghiệp và thủ công nghiệp đến thời kỳ đó đã phát triển đến mức nào, thế tất phải dựa trên cơ sở một sự phân công lao động tương đối phức tạp.
Tính chất của Nhà nước, của xã hội trong vương quốc Âu Lạc là gì? Về vấn đề này giữa các nhà sử học Việt Nam có hai luận điểm khác nhau. Một số cho rằng xã hội Âu Lạc là một xã hội nô lệ điển hình, với một tổ chức kinh tế khá tinh vi, một quân đội chính quy được củng cố tốt mà bằng chứng là thành Cổ Loa với các kho mũi tên. Những cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc tất phải cung cấp phần lớn số nô lệ được dùng làm nô bộc, tham gia sản xuất nông nghiệp hay thủ công nghiệp, hoặc được sử dụng vào việc xây dựng những công sự phòng vệ lớn. Công xã nguyên thủy vẫn vững chắc mặc dù một số thành viên công xã có thể trở thành nô lệ.
Những nhà sử học khác, mặc dù thừa nhận sự tồn tại của nô lệ trong xã hội Âu Lạc, nhưng cho rằng xã hội đó chưa phải chủ yếu là xã hội nô lệ; các lực lượng sản xuất mặc dù đã tương đối phát triển vẫn chưa đủ để hình thành một tầng lớp bóc lột và một Nhà nước giai cấp. Không nên bị huyễn hoặc vì từ “vua” và những từ khác dùng để chỉ tầng lớp ''quý tộc'' hay các viên chức thời đó. Những công trình như đê điều, thành quách thì ngay các công xã nguyên thủy cũng đã có thể xây dựng được. Xã hội Âu Lạc về tổng thể vẫn là một xã hội mà nòng cốt vẫn là công xã nguyên thủy, mặc dù công xã đó đang trên đà tan rã.
Phải thừa nhận rằng thực trạng các cuộc nghiên cứu khảo cố học với các tư liệu viết thu thập được chưa cho phép ngả về luận điểm nào. Có những sự việc xác thực hình như khẳng định giả thiết nô lệ, những vẫn không cung cấp được một chỉ dẫn chính xác nào về lối sống của các giai cấp chỉ huy hay của các nô lệ, về số lượng của họ, về các quan hệ kinh tế chính trị pháp lý giữa chủ nô và nô lệ, cũng như về hoạt động của Nhà nước. Những cuộc nghiên cứu đặc biệt về khảo cổ học đang được tiến hành, và có thể hy vọng rằng sẽ có những sự kiện mới rọi những ánh sáng mới vào thời kỳ rất quan trọng này của lịch sử Việt Nam.
Tuy nhiên có nhiều sự kiện có thể coi là đã được khẳng định, sau các nghiên cứu khảo cổ học trong những năm gần đây:
- Sự tồn tại của con người từ thời đại đồ đá cũ trên lãnh thổ Việt Nam.
- Sự phát triển liên tục của những xã hội loài người từ thời đại đồ đá đến thời đại kim loại với một sự tiến hóa đặc thù lệ thuộc chủ yếu vào những nhân tố bên trong chứ không phải vào những nhân tố được mang đến từ bên ngoài (mặc dù những nhân tố từ bên ngoài có thể đóng vai trò ít nhiều quan trọng tùy từng thời kỳ).
- Sự phát triển một nền văn minh đồ đồng rất rực rỡ, cho thấy xã hội đã ra khỏi tình trạng nguyên thủy của nó trong vòng vài thế kỷ trước C.N.
- Sự cần thiết phải có những công trình trị thủy đòi hỏi phải có một tổ chức tập trung.
- Sự tồn tại kéo dài của các công xã nông thôn kéo theo sự xuất hiện muộn màng của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất.
Điều được khẳng định là vào cuối thiên nên kỷ thứ nhất trước CN, đã hình thành một nền văn minh độc đáo, cường tráng, nhất là trong các vùng châu thổ và những vùng bao quanh các châu thổ, nền văn minh mà chẳng bao lâu sau đó sẽ phải chịu đựng một thử thách quyết định là sự chạm trán với làn sóng bành trướng của phong kiên Trung Hoa. Bằng chứng rõ nhất về sức sống mãnh liệt và tính độc đáo của nền văn minh ấy là nó đã không để bị đồng hóa, và kết quả là, sau một quá trình chống cự lâu dài, rốt cuộc đã nghiễm nhiên trở thành một nền văn hóa dân tộc độc lập.