Đã từ lâu rồi thì các học giả Việt Nam dưa vào các biên niên sử cũng như các bằng chứng khảo cổ học đã đưa ra kết luận nhà nước đầu tiên ở nước ta-Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước công nguyên. Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều người thắc mắc về vấn đề này nên mình xin đăng lại bài viết của Giáo sư Hà Văn Tấn viết năm 1990 trong chuyên mục The making of VietNam.
Kiến thức cơ bản về nhà nước Văn Lang
1. Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang(nhà nước thời Hùng Vương):
-Cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là người Lạc Việt.- Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Cả , sông Mã ., thuận lợi cho nghề nông trồng lúa nước . *Thuận lợi: đất phù sa màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa nước .*Khó khăn là vào mùa mưa nước sông dâng cao gây lũ lụt thiệt hại lớn về người và của.
-Nhà nước Văn Lang ra đời trong hòan cảnh : mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo ; giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt., nhu cầu trị thủy và bảo vệ mùa màng.
2. Nhà nước Văn Lang thành lập.
-Thế kỷ thứ VII TCN , thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang tài giỏi thống nhất các bộ lạc, đặt tên nước là Văn Lang , tự xưng là Hùng Vương.
-Tổ chức của nhà nước Văn Lang :
+ Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang , đóng đô Văn Lang ( Bạch hạc – Phú Thọ ngày nay ). + Cả nước chia thành 15 bộ . +Đứng đầu nhà nước là vua Hùng Vương,giữ mọi quyền hành . +Giúp vua cai trị có Lạc Hầu ( tướng văn), Lạc Tướng ( tướng võ ). + Đứng đầu các bộ có Lạc tướng. + Đứng đầu chiềng chạ là Bồ Chính .
-Tổ chức nhà nước Văn Lang đơn giản , chưa có luật pháp và quân đội.
Tiếp tục câu chuyện về hành chính thời Hùng Vương. Phần dưới đây dẫn theo Việt Nam Sử Lược - phần Thượng Cổ Thời Đại - Họ Hồng Bàng.
Cứ theo sử cũ thì nước Văn Lang chia ra làm 15 bộ:
1. Văn Lang (Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên) 2. Châu Diên (Sơn Tây), 3. Phúc Lộc (Sơn Tây), 4. Tân Hưng (Hưng Hóa - Tuyên Quang), 5. Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng), 6. Vũ Ninh (Bắc Ninh), 7. Lục Hải (Lạng Sơn), 8. Ninh Hải (Quảng Yên), 9. Dương Tuyền (Hải Dương), 10. Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình), 11. Cửu Chân (Thanh Hóa), 12. Hoài Hoan (Nghệ An), 13. Cửu Đức (Hà Tĩnh), 14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị), 15. Bình Văn ( ? )
Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (bây giờ ở vào địa hạt huyện Bạch Hạc, tĩnh Vĩnh Yên), đặt tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính 4. Quyền chính trị thì cứ cha truyền con nối, gọi là Phụ Đạo.
---> Cứ theo chú thích địa danh các bộ trong Đại Việt sử lược thì lãnh thổ Văn Lang bao gồm vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ ngày nay (phần bôi xanh)*.
*Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - kỷ Hồng Bàng thị cũng ghi chép tương tự, nhưng theo ghi chú về ranh giới Văn Lang trong Toàn Thư thì lãnh thổ Văn Lang rộng lớn hơn bản đồ dưới đây mô tả.
Theo truyền thuyết, nước Văn Lang của các vua Hùng đã xuất hiện cách ngày nay khoảng 4000 năm. Thậm chí, các nhà sử biên niên Việt Nam thế kỷ 15 còn chép là vua Kinh Dương lập nước Xích Quỷ-tiền thân của nước Văn Lang vào một năm Nhâm Tuất mà có thể tính ra được là năm 2879 trước Công Nguyên!
▪️Hiển nhiên là các học giả Việt Nam hiện nay không tin vào niên đại đó. Đúng là 4 nghìn năm cách ngày nay miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam đã có đã bước vào thời đại đồng thau,nhưng bấy giờ chưa thể có một nhà nước xuất hiện. Trong thời kỳ Tiền Đông Sơn chưa có dấu hiệu rõ rệt của sự phân hóa và phân tầng xã hội. Trong các khu mộ Tiền Đông Sơn, chưa thấy sự chênh lệch trong các vật chôn theo giữa các ngôi mộ. Chưa có những mộ giàu và những mộ nghèo. Như đã nói ở các phần trước, các văn hóa Đồng thau Tiền Đông Sơn trong các lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Lam tuy có những điểm giống nhau trong kĩ thuật làm gốm cũng như chế tác kim loại nhưng tính khác biệt địa phương về văn hóa vẫn hiện ra rất rõ. Bấy giờ tuy giữa các vùng đã có sự trao đổi mạnh mẽ nhưng vẫn chưa xóa được sắc thái địa phương của văn hóa vùng. Có thể trong các vùng này đã tồn tại các nhóm bộ lạc hay liên minh bộ lạc. Các di chỉ thời đại đồng thau nằm trên diện tích khá rộng, đó là những làng cổ. Nhiều khả năng là đã xuất hiện các thủ lĩnh siêu-làng nhưng bấy giờ chưa thể có một nước và một nhà nước thống nhất.
▪️Các văn hóa Tiền Đông Sơn đã hội tụ vào văn hóa Đông Sơn như các con sông đổ vào biển cả. Tính thống nhất của Văn Hóa Đông Sơn trên một miền rộng lớn bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam đã đánh dấu một bước chuyển biến mới trong các cấu trúc kinh tế xã hội: sự hình thành nhà nước.
▪️Trong thời kỳ Đông Sơn, đã có sự phân hóa và phân tầng xã hội rõ nét. Trong các khu mộ Đông Sơn đã có những hộ giàu và những hộ nghèo. Theo các truyền thuyết được ghi lại trong Lĩnh Nam chích quái thì trong xã hội Văn Lang đã có một tầng lớp quý tộc gồm Vua Hùng, Lạc Hầu (tướng văn), Lạc Tướng (tướng võ), Bồ Chính (quan lại), quan Lang (con trai vua, Mị Nương (con gái vua)… Cũng đã có một tầng lớp có địa vị thấp kém như đầy tớ trai, đầy tớ gái, đó là những nô tỳ trong nhà. Phần lớn cư dân là thành viên công xã nông thôn, mà các thư tịch Trung Quốc( như Giao Châu ngoại vực ký-thế kỷ 4, Quảng Châu ký-thế kỷ 5) gọi là lạc dân (dân lạc) dân canh tác trên ruộng gọi lại lạc điền (ruộng lạc). Quảng Châu Ký còn chép rõ “lạc dân khẩn ruộng và lạc hầu ăn ruộng” Điều này nói lên rằng đã có một tầng lớp quý tộc hưởng thụ thành quả lao động đó. Như vậy xã hội Đông Sơn đã là một xã hội phân lớp phức tạp.
▪️Bấy giờ chiến tranh đã là một hiện tượng phổ biến. Trong các giai đoạn Tiền Đông Sơn thì vũ khí chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng đến giai đoạn Đông Sơn tỷ lệ vũ khí tăng vọt. Ở di chỉ Vinh Quang tỷ lệ vũ khí so với các công cụ khác là 50,6%, ở Thiệu Dương 59,8%, ở Làng Cả 56,9%, ở Đông Sơn 63,29%. Kiểu loại vũ khí cũng trở nên đa dạng hơn gồm vũ khí đánh gần như giáo, dao găm, qua; vũ khí đánh xa như cung, nỏ. Chiến tranh thời đó bao gồm những cuộc chiến tranh bên trong, sản phẩm tất nhiên của một quá trình hợp nhất các khu vực và các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Truyền thuyết về người anh hùng Gióng đánh giặc Ân phản ánh cuộc chiến đấu của cư dân nước Văn Lang chống ngoại xâm thời kỳ đó. Yêu cầu tự vệ chống ngoại xâm cùng với yêu cầu thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệp đã có tác động thúc đẩy nhanh hơn quá trình hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.
▪️Đại Việt sử lược, một bộ sử Việt Nam vào thế kỷ 14 chiếc rằng “ thời trang Vương nhà chu (696-681 trước Công Nguyên) ở bộ Gia Ninh có dị nhân dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, xưng là vua Hùng, đóng đô ở Văn Lang, quốc hiệu cũng là Văn Lang. Sách này cũng chép rằng vua nước Việt ở Đông Nam Trung Quốc là Câu Tiễn (505-456 trước Công Nguyên) đã có lần sai xứ xuống dụ vua hùng thần phục nhưng vua Hùng cự tuyệt.
- Không rõ tác giả của Đại Việt sử lược dựa vào nguồn tư liệu nào nhưng đặt sự ra đời của nhà nước Văn Lang vào Thế Kỷ 7 trước Công Nguyên tức là vào giai đoạn sớm của Văn Hóa Đông Sơn là phù hợp với những kết quả nghiên cứu khảo cổ học hiện nay.
Cứ theo sử cũ thì nước Văn Lang chia ra làm 15 bộ:
1. Văn Lang (Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên) 2. Châu Diên (Sơn Tây), 3. Phúc Lộc (Sơn Tây), 4. Tân Hưng (Hưng Hóa - Tuyên Quang), 5. Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng), 6. Vũ Ninh (Bắc Ninh), 7. Lục Hải (Lạng Sơn), 8. Ninh Hải (Quảng Yên), 9. Dương Tuyền (Hải Dương), 10. Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình), 11. Cửu Chân (Thanh Hóa), 12. Hoài Hoan (Nghệ An), 13. Cửu Đức (Hà Tĩnh), 14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị), 15. Bình Văn ( ? )
Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (bây giờ ở vào địa hạt huyện Bạch Hạc, tĩnh Vĩnh Yên), đặt tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính 4. Quyền chính trị thì cứ cha truyền con nối, gọi là Phụ Đạo.
---> Cứ theo chú thích địa danh các bộ trong Đại Việt sử lược thì lãnh thổ Văn Lang bao gồm vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ ngày nay (phần bôi xanh)*.
*Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - kỷ Hồng Bàng thị cũng ghi chép tương tự, nhưng theo ghi chú về ranh giới Văn Lang trong Toàn Thư thì lãnh thổ Văn Lang rộng lớn hơn bản đồ dưới đây mô tả.
Theo truyền thuyết, nước Văn Lang của các vua Hùng đã xuất hiện cách ngày nay khoảng 4000 năm. Thậm chí, các nhà sử biên niên Việt Nam thế kỷ 15 còn chép là vua Kinh Dương lập nước Xích Quỷ-tiền thân của nước Văn Lang vào một năm Nhâm Tuất mà có thể tính ra được là năm 2879 trước Công Nguyên!
▪️Hiển nhiên là các học giả Việt Nam hiện nay không tin vào niên đại đó. Đúng là 4 nghìn năm cách ngày nay miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam đã có đã bước vào thời đại đồng thau,nhưng bấy giờ chưa thể có một nhà nước xuất hiện. Trong thời kỳ Tiền Đông Sơn chưa có dấu hiệu rõ rệt của sự phân hóa và phân tầng xã hội. Trong các khu mộ Tiền Đông Sơn, chưa thấy sự chênh lệch trong các vật chôn theo giữa các ngôi mộ. Chưa có những mộ giàu và những mộ nghèo. Như đã nói ở các phần trước, các văn hóa Đồng thau Tiền Đông Sơn trong các lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Lam tuy có những điểm giống nhau trong kĩ thuật làm gốm cũng như chế tác kim loại nhưng tính khác biệt địa phương về văn hóa vẫn hiện ra rất rõ. Bấy giờ tuy giữa các vùng đã có sự trao đổi mạnh mẽ nhưng vẫn chưa xóa được sắc thái địa phương của văn hóa vùng. Có thể trong các vùng này đã tồn tại các nhóm bộ lạc hay liên minh bộ lạc. Các di chỉ thời đại đồng thau nằm trên diện tích khá rộng, đó là những làng cổ. Nhiều khả năng là đã xuất hiện các thủ lĩnh siêu-làng nhưng bấy giờ chưa thể có một nước và một nhà nước thống nhất.
▪️Các văn hóa Tiền Đông Sơn đã hội tụ vào văn hóa Đông Sơn như các con sông đổ vào biển cả. Tính thống nhất của Văn Hóa Đông Sơn trên một miền rộng lớn bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam đã đánh dấu một bước chuyển biến mới trong các cấu trúc kinh tế xã hội: sự hình thành nhà nước.
▪️Trong thời kỳ Đông Sơn, đã có sự phân hóa và phân tầng xã hội rõ nét. Trong các khu mộ Đông Sơn đã có những hộ giàu và những hộ nghèo. Theo các truyền thuyết được ghi lại trong Lĩnh Nam chích quái thì trong xã hội Văn Lang đã có một tầng lớp quý tộc gồm Vua Hùng, Lạc Hầu (tướng văn), Lạc Tướng (tướng võ), Bồ Chính (quan lại), quan Lang (con trai vua, Mị Nương (con gái vua)… Cũng đã có một tầng lớp có địa vị thấp kém như đầy tớ trai, đầy tớ gái, đó là những nô tỳ trong nhà. Phần lớn cư dân là thành viên công xã nông thôn, mà các thư tịch Trung Quốc( như Giao Châu ngoại vực ký-thế kỷ 4, Quảng Châu ký-thế kỷ 5) gọi là lạc dân (dân lạc) dân canh tác trên ruộng gọi lại lạc điền (ruộng lạc). Quảng Châu Ký còn chép rõ “lạc dân khẩn ruộng và lạc hầu ăn ruộng” Điều này nói lên rằng đã có một tầng lớp quý tộc hưởng thụ thành quả lao động đó. Như vậy xã hội Đông Sơn đã là một xã hội phân lớp phức tạp.
▪️Bấy giờ chiến tranh đã là một hiện tượng phổ biến. Trong các giai đoạn Tiền Đông Sơn thì vũ khí chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng đến giai đoạn Đông Sơn tỷ lệ vũ khí tăng vọt. Ở di chỉ Vinh Quang tỷ lệ vũ khí so với các công cụ khác là 50,6%, ở Thiệu Dương 59,8%, ở Làng Cả 56,9%, ở Đông Sơn 63,29%. Kiểu loại vũ khí cũng trở nên đa dạng hơn gồm vũ khí đánh gần như giáo, dao găm, qua; vũ khí đánh xa như cung, nỏ. Chiến tranh thời đó bao gồm những cuộc chiến tranh bên trong, sản phẩm tất nhiên của một quá trình hợp nhất các khu vực và các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Truyền thuyết về người anh hùng Gióng đánh giặc Ân phản ánh cuộc chiến đấu của cư dân nước Văn Lang chống ngoại xâm thời kỳ đó. Yêu cầu tự vệ chống ngoại xâm cùng với yêu cầu thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệp đã có tác động thúc đẩy nhanh hơn quá trình hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.
▪️Đại Việt sử lược, một bộ sử Việt Nam vào thế kỷ 14 chiếc rằng “ thời trang Vương nhà chu (696-681 trước Công Nguyên) ở bộ Gia Ninh có dị nhân dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, xưng là vua Hùng, đóng đô ở Văn Lang, quốc hiệu cũng là Văn Lang. Sách này cũng chép rằng vua nước Việt ở Đông Nam Trung Quốc là Câu Tiễn (505-456 trước Công Nguyên) đã có lần sai xứ xuống dụ vua hùng thần phục nhưng vua Hùng cự tuyệt.
- Không rõ tác giả của Đại Việt sử lược dựa vào nguồn tư liệu nào nhưng đặt sự ra đời của nhà nước Văn Lang vào Thế Kỷ 7 trước Công Nguyên tức là vào giai đoạn sớm của Văn Hóa Đông Sơn là phù hợp với những kết quả nghiên cứu khảo cổ học hiện nay.