Người Trung Quốc thường tự nhận mình là "Trung Hoa" nghĩa là họ tự cho mình là dân tộc trung tâm và văn minh nhất vũ trụ còn lại các dân tộc khác ở bốn phương thường gọi là tứ di , Di nguyên thủy là biến âm từ chữ "nhì" hay "nhị" có nghĩa nôm na là dân hạng hai so với dân trung quốc là dân hạng nhất, có nhiều cách phân chia Tứ Di nhưng khá phổ biến là :
-Nam Man .
-Bắc Địch .
-Đông Di .
-Tây Nhung.
Trong con mắt người Trung Hoa (sau đây tôi xin phép gọi là người Hán) thì người trong Tứ Di rất kém cỏi, ngu dốt không thể bằng dân tộc Hán "Văn Minh". Trong quá trình phát triển của Nho giáo vô tình mang quan điểm về Tứ Di tới các nước "đồng văn" xung quanh, như Việt Nam và Triều Tiên, tạo một bước chuyển biến lớn lên tư tưởng suy nghĩ của các nhà Nho đương thời. Ở Việt Nam, các nhà Nho khi học chữ thánh hiền thường rất khó chấp nhận định nghĩa rằng :"dòng máu trong mình chỉ là dòng máu của dân Tứ Di thấp kém" nên khi viết Sử, họ thường tìm cách gắn ghép dân tộc mình với dân tộc Trung Hoa. Tiêu biểu của sự gán ghép chính là các sách Sử khi viết về nguồn gốc tổ tiên mình....
Như các bạn nếu yêu thích Lịch Sử thì chắc hẳn đã từng nghe mấy dòng kiểu như: Kinh Dương Vương... Là cháu bốn đời của Thần Nông, được chia cho làm Vua phương Nam... Âu Cơ là con gái Đế Lai trong một lần ...." không biết các bạn nghĩ sao chứ tôi không tin mấy dòng này, còn vì sao à? thử nhìn khoảng cách từ sông Dương Tử tới vùng đồng bằng sông Hồng thì biết, làm sao cách đây gần 4000 năm có một vài người chỉ là "đi tuần du" mà vượt qua được hàng ngàn Km rừng nguyên sinh, lội suối sâu, sông dài, chỉ để tuần du và cuối cùng, từ đó phát triển lên một quốc gia khác? Việc đó đòi hỏi phải có một lượng lớn dân di cư đi từ từ với vài chục hoặc vài trăm năm... Cũng không nên trách các Sử gia Nho học, bởi trong hơn 1000 năm đô hộ, kẻ thù không từ mọi thủ đoạn để hủy hoại nền văn minh của dân tộc và từ, từ, từng chút, từng chút một chúng tìm cách "bẻ lái" lịch sử nước ta, và gán ghép lịch sử nước ta vào lịch sử bọn chúng, nhấn mạnh là: "Thủy tổ Kinh Dương Vương của các người chỉ là dòng thứ của Thủy tổ chúng ta, dân tộc các người chỉ là dân tộc đàn em của chúng ta, và vì là em nên anh đánh phải im, anh mắng em phải nghe"...
Các sử gia do hạn chế về thời đại nên thường tự đặt hoặc dựa vào các sách của người Hán để gọi tên giai đoạn lịch Sử hay danh hiệu một số nhân vật, vì vậy suất hiện một vài cái tên nghe rất "Hán" ví dụ: Hùng Vương: chữ Vương là chỉ vua hay người đứng đầu, "Hồng Bàng Thị": họ Hồng Bàng, ... Hay ngay cả tên 2 vị thủy tổ Lạc Long Quân và Âu Cơ thì chữ Quân và Cơ đều là các gọi người có địa vị ở thời Xuân Thu- Chiến Quốc được các sử gia vận dụng vào đặt tên cho hai vị. Các sử gia có tâm khi dùng nguồn tham khảo từ sử Hán không quên thêm vào vài dòng như:"tục truyền rằng"... Để nhấn mạnh đây chỉ là nguồn "tham khảo", nhưng nhiều nhiều Sử gia càng về sau chỉ biết ghi chép lại và xem đấy là một nguồn chính xác, và dựa vào thời đại mình sống để miêu tả về một thời đã qua mà nếu ai có đam mê lịch sử, có một số vốn tiếng Hán đều thấy nó rất gượng ép.
Nền Văn minh thời tiền Bắc thuộc là một nền Văn minh lâu đời, tuy đã bị hủy hoại gần hết nhưng chỉ dựa vào những gì còn sót lại cũng đủ để cho chúng ta biết rằng thực tế khác xa những gì mà Sử sách trước đây hay viết, như ở thời này ta đã có chữ viết hoàn chỉnh, có bộ lịch riêng, thờ sinh thực khí, kỹ thuật đúc đồng của cư dân vùng trung du và miền núi bắc bộ có phần còn ưu việt hơn nhiều các nước khác, và quan trọng nhất là theo nghi vấn của cá nhân tôi khi nhìn vào các hiện vật thì ở thời kỳ 3000-4000 năm trước, đã phải có nhiều hơn một nhà nước mà từ Văn Lang hay Hồng Bàng chỉ là tên gọi chung, có nghĩa ám chỉ "Vùng đất" hay "cộng đồng" chứ không phải là tên quốc gia như đa số chúng ta trước nay lầm tưởng.
Hiện nay tôi rất muốn tìm thêm một số tư liệu về nền Văn minh của người Việt cổ mong bạn nào có tư liệu hay, có thể cùng chia sẻ.
Bài tham khảo ý kiến, viết theo tìm hiểu cá nhân nên không có nguồn đầy đủ.