Vì sao các nước trên thế giới công nhận chính quyền tại Việt Nam sau 1975?
---
Như đã biết, sau 30/4/1975 chính quyền trước đó nắm quyền tại miền Nam Việt Nam là Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Có thể nói, nếu quân đội từ miền Bắc xuống miền Nam để "nắm quyền" thì chắc chắn sẽ không được cộng đồng quốc tế công nhận vì họ cho rằng đó là "xâm lăng". Vậy, nhờ điều gì mà sau 1975, chính quyền mới tại Việt Nam lại có thể được quốc tế công nhận và kế thừa cả quyền đại diện của VNCH có được từ trước đó ?
Hãy thử luận bàn một tí.
Luận điểm 1: Trước 1975, ở miền Nam thực chất tồn tại 2 chính quyền được thế giới biết đến là VNCH và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ( CHMNVN) và cuộc chiến, trên phương diện quốc tế là cuộc "nội chiến quốc gia" giữa 2 thế lực "trong 1 đất nước" [đất nước ở đây là miền Nam Việt Nam]. Ở đây, vai trò của Bắc Việt là "hậu phương" theo cách gọi bây giờ, hay khi đó được quốc tế coi "nước đồng minh" đã "viện trợ cho CHMNVN", cũng như Mỹ đang viện trợ mọi mặt cho VNCH.
Luận điểm 2: Trong quan hệ với VNDCCH thì CHMNVN khẳng định chủ quyền ở miền nam Việt Nam, nhưng không từ chối các tuyên bố về chủ quyền cả nước của VNDCCH (tình trạng một quốc gia nhiều nhà nước-mô hình liên bang).Về phía VNDCCH, công nhận CHMNVN là chính quyền hợp pháp ở Miền Nam Việt Nam, do đó các văn kiện của nhà nước này có lúc khẳng định có hai chính thể độc lập nhau, nhưng có lúc vẫn khẳng định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đại diện của cả nước, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam có chủ quyền tại Miền Nam.[1]
Luận điểm 3: 30/4/1975, quân đội tiếp quản Dinh độc lập và tiếp nhận lại quyền điều hành đất nước từ Dương Văn Minh là Chính quyền CHMNVN. Và theo đó, CHMNVN đã tiếp nhận quyền đại diện của VNCH ở trường quốc tế và cả chủ quyền ở các khu vực lãnh thổ (Hoàng Sa và Trường Sa) [2].
Tuyên bố ngày 1/5/1975 của Bộ Ngoại giao CHMNVN khẳng định mọi tài sản, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ lưu trữ, tài khoản ngân hàng, trụ sở, phương tiện giao thông và tất cả những tài sản khác của các cơ quan đại diện của VNCH ở nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Cơ quan đại diện bên cạnh các tổ chức quốc tế…) là tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam và phải do CHMNVN quản lý... Cũng với cách tiếp cận tương tự, CHMNVN đã đòi quyền đại diện tại hầu như tất cả các tổ chức quốc tế trong và ngoài hệ thống Liên hiệp quốc mà trước đó VNCH đã tham gia (WHO, ILO, UNESCO, ICAO, IAEA, IMF, Ngân hàng Thế giới…). Các việc tiếp nhận trên hoàn toàn thuận lợi mà không gặp khó khăn gì. Vì dưới góc nhìn quốc tế, các quốc gia và tổ chức quốc tế đều quan niệm rằng theo luật pháp quốc tế đây chỉ là sự thay đổi chính quyền trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam, không làm phát sinh chủ thể mới. Theo họ đây là thừa kế chính phủ chứ không phải thừa kế quốc gia. Việc tuyệt đại đa số thành viên Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa XXX (1975) biểu quyết ủng hộ kết nạp CHMNVN và VNCH làm thành viên Liên Hiệp Quốc càng chứng minh rõ việc này (năm 1975 không được kết nạp là do phiếu phủ quyết của Mỹ vào 30/9) [3].
Luận điểm 4: Nhờ các khoản ở luận điểm 1,2 và 3, CHMNVN đã tiếp nhận được chủ thế miền Nam Việt Nam. Và theo đó, 25 tháng 04 năm 1976, CHMNVN và VNDCCH tiến hành tổ chức cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 để tái thống nhất Việt Nam theo đúng các điều khoản về tiến hành các biện pháp chính trị để tái thống nhất Việt Nam trong Hiệp định Paris [ CHMNVN là 1 trong 4 bên ký kết Hiệp định Paris].
---
Cuối cùng, sau giai đoạn tái thống nhất Việt Nam, các thể chế từng tồn tại ở Việt Nam như VNCH, CHMNVN và VNDCCH đã không còn. Việc tổng tuyển cử ngày 25/4/1976 đã thống nhất lãnh thổ Việt Nam dưới tên gọi của một Nhà nước mới, kế thừa những di sản của cả 3 thể chế trước kia, đó là nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, quốc tế đã công nhận một nhà nước hoàn toàn mới ở Việt Nam. [Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1977].
---
Nguồn tham khảo: Tìm hiểu chiến tranh Việt Nam
[1] Hoạt động giai đoạn 1969-1975 - Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
[2] Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2015
[3] Danh mục các đợt phủ quyết của Hội đồng Bảo an LHQcác đợt phủ quyết của Hội đồng Bảo an LHQ