Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Tính chất và ý nghĩa của Phong trào nông dân thế kỉ 18 ở Đàng Ngoài

Sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Ngoài trong nửa đầu thế kỷ XVIII là do những nguyên nhân có tính tất yếu của lịch sử.
  • Clip Vợ đi nhà nghỉ với trai, chồng quỳ khóc van xin vợ về nhà, khiến nhiều men phẫn nộ
  • Tính tự phát, phân tán của các cuộc khởi nghĩa cản trở khả năng liên kết chặt chẽ và thống nhất lực lượng giữa các cuộc khởi nghĩa trong một tổ chức chung. Chính quyền họ Trịnh chi phối được công cụ bạo lực của mình, khi lực lượng ưu binh chưa bộc lộ tính chất “dao 2 lưỡi” thì chính quyền Trịnh vẫn còn đủ khả năng đàn áp phong trào bằng cách tập trung tiêu diệt từng cuộc khởi nghĩa riêng lẻ.

    PHONG TRÀO NÔNG DÂN VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII Ở ĐÀNG NGOÀI

    Tuy nhiên, quy mô, mức độ và tính chất của phong trào nông dân Đàng Ngoài trong thế kỷ XVIII có ý nghĩa và tác dụng to lớn:

    - Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một phong trào nông dân rộng lớn, kéo dài, lan tràn khắp Đàng Ngoài, từ Lạng Sơn đến Thanh Nghệ, từ đồng bằng ven biển đến miền núi. Thời gian cao trào chỉ diễn ra hơn 10 năm, nhưng từ đầu thế kỷ XVIII đã có những cuộc khởi nghĩa có quy mô đáng kể, và đến giai đoạn thoái trào vẫn có những cuộc khởi nghĩa khá lớn cho đến khi quân Tây Sơn kéo ra Bắc.
    - Lực lượng nghĩa quân tham gia phong trào rất đông đảo. Những cuộc khởi nghĩa lớn thường tập hợp được hàng vạn nông dân và các tầng lớp bị trị khác. Lực lượng chủ yếu là những nông dân nghèo đói, phá sản, lưu vong. Tham gia phong trào còn có thợ mỏ, tù trưởng miền núi và một bộ phận sĩ phu, quan lại bất mãn. Một điểm đáng chú ý là sự đoàn kết đấu tranh giữa nông dân miền xuôi và nông dân các dân tộc miền núi, mà khởi nghĩa Hoàng Công Chất trong thời gian hoạt động ở Tây Bắc là một ví dụ tiêu biểu.
    - Đa số các thủ lĩnh nghĩa quân đều thuộc tầng lớp nho sĩ bất mãn hoặc quan lại lớp dưới bị đè nén. Tình hình này phản ánh một đặc điểm của nhà nước quân chủ quan liêu ở thời kỳ suy thoái. Chế độ khoa cử thối nát đã gạt đông đảo sĩ phu chân chính ra khỏi con đường làm quan. Họ trở thành một lớp người thất cơ lỡ vận, trong đó có nhiều người có chí khí, tâm huyết, đứng về phía nông dân và thường có vai trò trong bộ tham mưu các cuộc khởi nghĩa. Một số quan lại lớp dưới bị áp bức, đè nén hoặc bị gạt ra khỏi quan trường, trở về sống trong nông thôn. Đồng cảm với nỗi khổ của nông dân, lại có học thức, uy tín và trở thành thủ lĩnh của nhiều cuộc khởi nghĩa.
    - Xét về mục tiêu đấu tranh của phong trào, các cuộc khởi nghĩa đều đã kích vào toàn bộ chính quyền Lê - Trịnh, từ bộ máy ở trung ương đến quan lại, địa chủ, cường hào ở địa phương, từ việc vây đánh xã trưởng, nhà giàu đến việc vây đánh phủ thành, trấn thành, thậm chí tiến đánh kinh đô. Phong trào nêu những khẩu hiệu đấu tranh trực tiếp chống tô thuế nặng nề (“Đinh suất đại vương”), chống sự bóc lột của giai cấp địa chủ (“Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, Bảo dân đại tướng quân”). Đã lẻ tẻ xuất hiện yêu cầu ruộng đất, tuy còn mờ nhạt, như trong một tờ chiếu giả do nông dân thảo ra: “Cấm bọn giàu có, ruộng không được cày, tiền nợ không được hỏi”.
    Xét về mặt phát triển lịch sử, phong trào nông dân khởi nghĩa ở Đàng Ngoài chưa giành được thắng lợi quyết định nhưng đã làm rung chuyển cả xã hội, làm lung lay tận gốc rễ cơ đồ vua Lê chúa Trịnh tồn tại trong mấy thế kỷ, tạo những điều kiện chín muồi cho thắng lợi nhanh chóng của phong trào Tây Sơn sau đó.
    Những cuộc đấu tranh không mệt mỏi của nông dân ở thế kỷ XVIII mà ngày nay chúng ta vẫn quen gọi rất xác đáng là “thế kỷ của nông dân khởi nghĩa” khác nào một ngọn gió lốc cuốn sạch mọi trật tự cố hữu của chế độ quân chủ, cô lập và đẩy nhanh các tập đoàn thống trị thối nát đến miệng hố diệt vong.

    Ý nghĩa bản chất của phong trào nông dân Đàng Ngoài trong thế kỷ XVIII

    Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVIII không chỉ ở tinh thần đấu tranh quyết liệt trực tiếp và không khoan nhượng của nông dân, tấn công như bão táp vào thành luỹ đã mục ruỗng của nhà nước quân chủ chuyên chế, mà còn mang rõ rệt ý nghĩa xây dựng những nhân tố mới. Từ ý nghĩa to lớn, phong trào nông dân thế kỷ XVIII mang đậm nét nội dung và sứ mạng dân tộc. Đó cũng là lý do giải thích bước phát triển của phong trào Tây Sơn sau đó từ một cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một vùng nhỏ hẹp và hẻo lánh đã nhanh chóng chuyển thành một cuộc đấu tranh quy mô của nông dân trong phạm vi toàn quốc, rồi vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc ở cuối thế kỷ XVIII.
    Tác giả: GS Nguyễn Phan Quang