Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Bí mật những trận đánh giữa Việt minh với quân đội Anh tại Sài gòn năm 1945

Quân Anh - Ấn đến Sài Gòn ngày 13-9-1945. Việt Minh và các nhóm vũ trang khác người Việt đã hoạt động mạnh, và quân Nhật từ chối không trao nộp vũ khí như thỏa...


--- Ảnh: Quan chức và sỹ quan Anh duyệt binh tại Delhi năm 1946. Nam Bộ là chiến trường cuối cùng Anh tham gia tại châu Á sau Thế Chiến 2.
Vào tháng 7-1945 tại Potsdam, Đức, các nhà lãnh đạo Đồng minh đã đưa ra quyết định chia đôi Đông Dương thành một nửa tại vĩ tuyến 17, cho phép Tưởng Giới Thạch nhận được giải giáp phát xít Nhật ở miền Bắc, trong khi quân Anh sẽ giải giáp quân Nhật ở Miền Nam. Đồng minh đồng ý rằng Pháp là chủ sở hữu hợp pháp của Đông Dương thuộc Pháp, nhưng vì Pháp bị suy yếu nghiêm trọng do sự chiếm đóng của Đức, một lực lượng Anh-Ấn đã được thành lập để giúp Pháp tái thiết lập quyền kiểm soát thuộc địa trước đây của họ.
Theo một tài liệu của T.O. Smith công bố ở Đại học East Anglia thì sau Hội nghị Potsdam tháng 7/1945, Tổng Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ, Tướng George C. Marshall đã yêu cầu Tư lệnh người Anh của Quân Đồng minh tại Đông Nam Á, Đô đốc Louis Mountbatten, tiếp quản khu vực phía Nam đường vĩ tuyến 17 để chia đôi Đông Dương.

Quân Anh - Ấn đến Sài Gòn ngày 13-9-1945. Việt Minh và các nhóm vũ trang khác người Việt đã hoạt động mạnh, và quân Nhật từ chối không trao nộp vũ khí như thỏa thuận đầu hàng với Đồng Minh. Báo chí Việt Nam, mô tả ít nhiều tình trạng quan hệ giữa quân Anh và Việt Minh như sau:

"Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp núp dưới bóng quân Anh đã quay lại gây hấn ở Sài Gòn, bắt đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Trước tình hình đó, Xứ ủy, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ triệu tập cuộc họp...thông qua "Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ". Các tài liệu của Anh công nhận rằng người Việt Nam khi đó "không muốn đổi ách chiếm đóng của Nhật Bản để nhận lại ách đế quốc của người châu Âu".

Có bốn đợt giao tranh đáng kể Anh - Việt trong năm 1945.

- Đợt đầu tiên vào tháng 9 quân Việt Minh đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất do Anh chiếm đóng và giết chết một lính Gurkha, phía Việt Minh có 6 người bị thiệt mạng.

- Đợt thứ hai vào ngày 10-10-1945, toàn bộ một trung đội Ấn Độ do Anh chỉ huy bị giết khi tuần tra ở ngoại ô.

- Đợt thứ ba nổ ra ngày 13/10/1945, khi quân Việt Minh tấn công ồ ạt vào các điểm do lính Ấn Độ (Punjab), một số quân Pháp và Nhật bảo vệ, cũng ở ngoại ô Sài Gòn. Trong trận này, các nguồn của Anh nói có 500 quân Việt Minh bị giết. Trong tháng 10/1945, các tài liệu Anh có ghi nhận những trận phản công của Việt Minh "đánh vào các cơ sở như nhà máy điện, nước, cầu cảng, sân bay trên toàn khu vực Sài Gòn - Gia Định trong đợt thứ ba bằng vũ khí nhỏ, lựu đạn, súng cối".

- Đặc biệt, trong cuộc giao tranh lần lần thứ 4, "các nhóm quân Pháp mới đến đã được trao nhiệm vụ giải cứu cho các cuộc bao vây trong lúc quân Anh dùng cách tuần tra hung bạo để gây bất ngờ cho Việt Minh".

Quân Anh - Ấn có tới 20.000 quân, cộng thêm trên 2.500 quân Pháp và một số tiểu đoàn của Nhật nên phe chiếm đóng đã áp đảo Việt Minh cả về số lượng và vũ khí. Cuộc chiếm đóng của quân Anh tại Sài Gòn dù mang danh Đồng Minh cũng khiến nước này phải tính toán đến mức độ dính líu thực tế vào một chiến trường không liên quan gì đến quyền lợi của London ở châu Á.

Nước Anh khi đó đã quá kiệt quệ vì chiến tranh ở châu Âu nên không có sức đâu mà lo thêm một chiến trường ở Việt Nam. Họ bàn giao lại "chiến trường Nam Bộ" cho quân Pháp. 

Và như vậy, dân tộc ra lại phải tiếp tục bước sang 9 năm chống Pháp trường kỳ cho đến năm 1954 với chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ. Qua những tư liệu lịch sử ít ởi trên đây, có lẽ các bạn đã thấy tính 2 mặt của quân Đồng Minh ở Việt Nam như thế nào? Ngắn gọn lại là dù mang mác "Đồng Minh" nhưng chủ nghĩa Đế quốc vẫn muôn đời là Chủ nghĩa Đế quốc và không bao giờ chịu thay đổi!.