Trong suốt 1000 năm đen tối của thời kỳ Bắc Thuộc, đã có hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra, thể hiện tinh thần và ý chí độc lập tự chủ của dân tộc việt nam, trong video này, hãy cùng vn tổng hợp tìm hiểu 10 cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong 1000 năm Bắc Thuộc.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ, mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.
Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, em ruột của Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở Quân An, quận Cửu Chân (huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa). Năm 19 tuổi, bà cùng anh tập hợp nghĩa sĩ lên đỉnh núi Nưa, mài gươm, luyện võ phất cờ khởi nghĩa. Nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, đánh thắng quân Ngô nhiều trận. Nhà Ngô lo sợ phải đưa thêm 8000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa.
Bà Triệu Thị Trinh đã hy sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
Mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo nổ ra và không đầy 3 tháng đã quét sạch bè lũ đô hộ nhà Lương. Mùa xuân năm 544 Lý Bí tuyên bố thành lập nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Ông lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Nam đế (Vua nước Nam). Ít năm sau, cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền đất nước của Lý Nam Đế thất bại, ông bị bệnh mất tháng 4 năm 548.
Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan có liên quan đến điển tích đoàn phu gánh vải. Tuy nhiên, các nhà sử học ngày nay đều thống nhất chính sưu cao, thuế nặng là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa do Mai Thúc Loan lãnh đạo.
Cuộc cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan đã nhanh chóng lôi kéo hàng chục vạn quần chúng nhân dân tham gia nên đã nhanh chóng giành thắng lợi tại Giao châu. Đến tháng tư năm 713, Mai Thúc Loan lên làm vua, sử cũ gọi là Mai Hắc Đế.
Thắng lợi quân sự lớn nhất và nổi tiếng nhất của Mai Mắc Đế, đó là chiến dịch tiến công thành Tống Bình, tức Hà Nội ngày nay. Trận đánh thành Tống Bình diễn ra vào năm 714, dưới sức mạnh như vũ bão của nghĩa quân đã khiến cho quan quân đô hộ nhà Đường phải tháo chạy về nước.
Để dập tắt cuộc khởi nghĩa nhà Đường đã phải huy động hơn 10 vạn tinh binh tiến vào Giao Châu, sau nhiều trận giao chiến ác liệt nghĩa quân Mai Hắc Đế thất thủ. Tuy vậy Mai Hắc Đế vẫn duy trì lãnh đạo cuộc khởi nghĩa cho đến tận khi ông mất năm 722, và đến năm 723 thì cuộc khởi nghĩa chính thức kết thúc.
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 đến năm 43).
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ, mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm 248 ở Thanh Hóa, chống ách đô hộ của nhà Ngô là đỉnh cao của phong trào chống xâm lược của nhân dân ta thế kỷ II-III. Khởi nghĩa nổ ra trong lúc bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh đã củng cố được ách thống trị trên đất nước ta và đang đẩy mạnh dã tâm đồng hoá dân tộc ta.Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, em ruột của Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở Quân An, quận Cửu Chân (huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa). Năm 19 tuổi, bà cùng anh tập hợp nghĩa sĩ lên đỉnh núi Nưa, mài gươm, luyện võ phất cờ khởi nghĩa. Nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, đánh thắng quân Ngô nhiều trận. Nhà Ngô lo sợ phải đưa thêm 8000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa.
Bà Triệu Thị Trinh đã hy sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
3. Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
Giữa thế kỷ VI, phong trào khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân nổ ra khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí dẫn tới thành lập nước Vạn Xuân. Lý Bí quê ở Long Hưng tỉnh Thái Bình.Mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo nổ ra và không đầy 3 tháng đã quét sạch bè lũ đô hộ nhà Lương. Mùa xuân năm 544 Lý Bí tuyên bố thành lập nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Ông lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Nam đế (Vua nước Nam). Ít năm sau, cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền đất nước của Lý Nam Đế thất bại, ông bị bệnh mất tháng 4 năm 548.
4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Quý Sửu (713). Khởi nghĩa nổ ra tại Hùng Sơn (Nghệ An) chống lại ách đô hộ của nhà Đường.Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan có liên quan đến điển tích đoàn phu gánh vải. Tuy nhiên, các nhà sử học ngày nay đều thống nhất chính sưu cao, thuế nặng là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa do Mai Thúc Loan lãnh đạo.
Cuộc cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan đã nhanh chóng lôi kéo hàng chục vạn quần chúng nhân dân tham gia nên đã nhanh chóng giành thắng lợi tại Giao châu. Đến tháng tư năm 713, Mai Thúc Loan lên làm vua, sử cũ gọi là Mai Hắc Đế.
Thắng lợi quân sự lớn nhất và nổi tiếng nhất của Mai Mắc Đế, đó là chiến dịch tiến công thành Tống Bình, tức Hà Nội ngày nay. Trận đánh thành Tống Bình diễn ra vào năm 714, dưới sức mạnh như vũ bão của nghĩa quân đã khiến cho quan quân đô hộ nhà Đường phải tháo chạy về nước.
Để dập tắt cuộc khởi nghĩa nhà Đường đã phải huy động hơn 10 vạn tinh binh tiến vào Giao Châu, sau nhiều trận giao chiến ác liệt nghĩa quân Mai Hắc Đế thất thủ. Tuy vậy Mai Hắc Đế vẫn duy trì lãnh đạo cuộc khởi nghĩa cho đến tận khi ông mất năm 722, và đến năm 723 thì cuộc khởi nghĩa chính thức kết thúc.