Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

3 luận điểm chứng minh Tần Thủy Hoàng không phải là Bạo Chúa

Tần Thủy Hoàng, là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa. Ông có công thống nhất đất nước Trung Quốc, sau quãng thời gian dài chiến tranh, loạn lạc. Tuy vậy giới các nhà nghiên cứu, sử học, tiểu thuyết, phim ảnh, đều miêu tả tần thủy hoàng đế như là một vị  bạo chúa khét tiếng. Nhưng cũng có không ít học giả cho rằng, Tần thủy hoàng là một vị minh quân. Nghe thì có vẻ là hơi thuyết âm mưu. Vậy thì trong video này vn tổng hợp sẽ chứng minh Tần Thủy Hoàng, không hẳn là bạo chúa như chúng ta vẫn  nghĩ.

Để chứng minh rằng, tần thủy hoàng không phải là bạo chúa mà là một minh quân chúng ta điểm qua vài nét sau.


Thứ nhất, Tần thủy hoàng, không phải sách nào cũng đốt, người tài nào cũng chôn.

Việc Tần Thủy Hoàng “đốt sách chôn người tài” là có thật, nhưng không hoàn toàn như câu chuyện lưu trong sử sách. Sau khi thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng đã sửa đổi thể chế quốc gia, thay đổi chế độ phân đất phong hầu, thiết lập chế độ quận huyện.
Nhưng những biện pháp cải cách bị một bộ phận nho sinh thời ấy phản đối kịch liệt. Họ có khuynh hướng muốn giữ nguyên chế độ phân đất phong hầu mà Vương triều nhà Chu từng áp dụng. Một số nho sinh đã trích dẫn một số lời thánh hiền trong cổ đại từng nói để phản đối cải cách, khiến cho Tần Thủy Hoàng phẫn nộ.
Theo trang mạng Qulishi, việc Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách ít nhiều là có thật, nhưng cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên ít nhiều đã cường điệu hóa vấn đề. Tần Thủy Hoàng chỉ ra lệnh đốt sách tuyên truyền của các nước chư hầu, còn sách khoa học, y học, nông nghiệp… tuyệt đối không đụng đến.
Vương Sung đời Đông Hán từng nói: “Tần tuy vô đạo nhưng không đốt sách của chư tử, sách và các bài văn của chư tử vẫn còn rất đầy đủ”.
Ngoài ra, Tần Thủy Hoàng vẫn lưu giữ bộ sách rất hoàn chỉnh nhờ vậy mà sử ký của các nước vẫn còn giữ được. Đáng tiếc là sau này, Sở Bá Vương Hạng Vũ một đuốc đã đốt sạch cung điện nhà Tần. Những điển tịch văn hóa này cũng vì thế mà cháy rụi. Về việc chôn sống các nhà nho, Thái sử lệnh Tư Mã Thiên thậm chí còn không ghi chép đến việc này. Cho đến những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng mới ra lệnh bắt giết các thuật sĩ, trong hành trình mê muội tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử, điều này có khác gì phong trào bài trừ mê tín dị đoan ngày nay đâu.

Thứ hai, Tần Thủy Hoàng, vị minh quân trọng dụng tướng tài.

sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng không hề đối xử tệ với công thần 6 nước hay tàn sát người vô tội. Điều này trái ngược lại hẳn so với Hán Cao Tổ Lưu Bang, và Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Trong xã hội thời phong kiến, việc vua chết, đầy tớ phải chết theo đã trở thành quy luật, nhưng Tần Thủy Hoàng đã không làm như vậy.
Một ví dụ khác là tể tướng Lý Tư, người từng trung thành với Lã Bất Vi. Khi Lã Bất Vi bị bãi chức, Lý Tư cũng là đối tượng bị kết tội. Nhưng ông đã viết “Gián trục khách thư” gửi lên Tần Thủy Hoàng.
Tần Vương đọc xong liền tỉnh ngộ, cử người đuổi theo Lý Tư. Sau này, khi trở thành Hoàng đế, Tần Thủy Hoàng phong Lý Tư làm tể tướng. Có thể nói, Tần Thủy Hoàng ít nhiều là người có tấm lòng quảng đại, dám tiếp nhận ý kiến bất đồng, đối đãi với công thần một cách bao dung, độ lượng.
Bên cạnh đó, Lý Tín, là một vị tướng quân phục vụ cho nhà Tần. Ông từng nói sẽ chiếm nước Sở trong 2-3 tháng. Nhưng cuối cùng, Lý Tín lại bị tướng Sở đánh bại.
Sau này, Tần Thủy Hoàng vẫn trọng dụng Lý Tín, phong làm phó soái, đem quân đi đánh nước Sở. Điều này thể hiện ông rất tín nhiệm đối với tướng lĩnh, cho dù họ ít nhiều đã mắc sai lầm. Có thể nói, tố chất này không phải vị quân vương nào cũng có.

Thứ ba, dùng đến vũ lực để đánh bại nước khác không phải là ưu tiên hàng đầu của Tần Thủy Hoàng.

Ông cũng dùng nhiều chính sách như ngoại giao hoặc phương thức hòa bình. Tề quốc, chính là ví dụ điển hình nhất. Ngoài ra, Tần Thủy Hoàng còn là người có tâm khiêm tốn, lòng khoan dung, điều này được thể hiện rõ nhất ở cuộc chiến Yên quốc.
Trước khi thu phục Yên quốc, thái tử Đan của Yên quốc từng phái Kinh Kha đến ám sát Tần Thủy Hoàng nhưng thất bại. Sau này khi Tần Thủy Hoàng đã thu phục được Yên quốc, ông không vì điều này mà trả thù. Tần Thủy Hoàng đã áp dụng chính sách “vỗ về”, trấn an người dân Yên quốc.
Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Quốc căn cứ pháp luật Tần triều, đối xử với người dân như nhau, tất cả đều đồng đều.
Tần Thủy Hoàng cũng không ra lệnh giết gia quyến quân vương 6 nước bại trận, mà đưa họ đến Hàm Dương giam lỏng, cho họ một con đường sống. Hành động này được đánh giá có khác biệt và không phải vị hoàng đế nào trong lịch sử cũng làm được.
Như vậy với 3 điểm ngắn gọn như trên, có thế thấy rằng, thực sự Tần Thủy Hoàng không hẳn là một bạo chúa.
Cảm ơn bạn đã xem video, nhớ đăng ký kênh vn tổng hợp ủng hộ nhé. Tạm biệt, hẹn gặp lại.