Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Mỹ mắc lừa kế dương đông kích tây ở Khe Sanh và Mậu Thân 1968 như thế nào??

Đầu năm 1967, để phục vụ cho mục đích chính trị và ngoại giao, bên phía quân Bắc Việt hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn, "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" (như lời của Tổng bí thư Lê Duẩn) để tạo đột phá cho chiến tranh, nhằm buộc Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào đàm phán. Tuy nhiên ai cũng biết để thực hiện một kế hoạch rộng lớn như vậy là không hề đơn giản, phải có một chiến lược quân sự đúng đắn trong hai năm 1967 - 1968.
Trong VN Tổng Hợp số 10 chúng ta sẽ cùng phân tích về Mỹ mắc lừa kế “dương đông kích tây” ở Khe Sanh và Mậu Thân 1968 như thế nào??

1. Kế sách của phía Bắc Việt, “Dương Đông” tại Khe Sanh, “kích tây” tại Tết Mâu Thân

Tháng 11-1967, “Kế hoạch chiến lược năm 1968” mang mã số 694/Tg1 được Bộ tư lệnh Quân Bắc Việt gửi cho các quân khu và các sư đoàn quân Bắc Việt và Quân Giải phóng miền Nam, song đó là “kế hoạch giả”. Kế hoạch giả được chia thành 3 đợt hoạt động lớn, liên tục từ Đông-Xuân 1967-1968 đến Hè-Thu 1968 và cả dự kiến chuẩn bị cho kế hoạch Đông-Xuân 1968-1969. Bộ tư lệnh Quân Bắc Việt đã “khéo léo” để CIA biết. Tất nhiên các thông tin giả này bằng cách nhanh nhất đã đến bộ chỉ huy chiến trường của Mỹ.
Mỹ mắc lừa kế “dương đông kích tây” ở Khe Sanh và Mậu Thân 1968 như thế nào??

Mặt khác, Bắc Việt đã lợi dụng các cơ quan thông tấn báo chí, bưng bít các thông tin về các hoạt động quân sự và sự xâm nhập của các lực lượng Bắc Việt vào các đô thị miền nam. Thay vào đó họ đã tung ra các thông tin về các hoạt động quân sự lớn của các sự đoàn chủ lực Bắc Việt ở một địa điểm mà sau này bộ chỉ huy chiến trường của Mỹ đã khẳng định Khe Sanh.
Như vậy ngay từ tháng 11/1967 phía Bắc Việt đã lên kế hoạch chu đáo cho một “cú đập lớn” ở chiến trường miền nam, bằng kế sách “dương đông kích tây” bộ chỉ huy quân Bắc Việt đã đánh lừa sự chú ý của phía Mỹ.
Khe Sanh và Mậu Thân 1968

Kế tiếp trong kế hoạch này của Bắc Việt là chọn một vị trí quan trong để nghi binh thù hút lực lượng của Mỹ. Và tất nhiên Khe Sanh một nút thắt trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Nơi mà các sư đoàn Bắc Việt phải nhổ bằng được để tiến sâu vào vùng chiến thuật 1 và toàn bộ bộ miền nam. Mục đích chủ yếu của sư đoàn Bắc Việt khi tấn công Khe Sanh là nhằm "nghi binh" cho các hướng tiến công chính trong Tết Mậu Thân 1968. Bắc Việt đã tập trung một lực lượng lớn và bằng các mưu meo đơn giản Bắc Việt đã khiến cho Mỹ tin rằng. Lực lượng ở Khe Sanh có đến 4 sư đoàn, trong đó 2 sư đoàn trực tiếp bao vây Khe Sanh. trước Tết Mậu Thân 10 ngày, quân Bắc Việt chủ động nổ súng ở Đường 9-Khe Sanh, như là một nổ lực cuối cùngđể thu hút các lưc lượng và bộ chỉ huy Mỹ, tạo điều kiện tốt nhất cho cuộc tấn công ở Tết Mậu Thân
Và sau khi thực hiện kế hoạch “dương đông” trên quy mô rất lớn thì Bắc Việt đã“kích tây” ở Tết Mậu Thân. Bộ chỉ quân Bắc Việt đã ra lệnh nổ súng vào đêm ngày 30-1-1968, tức đêm giao thừa Tết Mậu Thân ở miền Nam tập trung vào Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng…

Trước kế sách của Bắc Việt như trên, bây giờ chúng ta sẽ cùng điểm qua các suy tính và hoạt động của Mỹ tại Khe Sanh và trước Tết Mậu Thân

Ban đầu địch phán đoán quân Bắc Việt không có khả năng tạo một “Điện Biên Phủ ở miền Nam” mà vẫn phải tiếp tục đánh lâu dài, kéo dài chiến tranh sang cuối năm 1968 và cho rằng Bắc Việt chỉ có khả năng tập trung lực lượng uy hiếp ở vùng chiến thuật 1 do nơi đây giáp Lào và nằm trên đườngHồ Chí Minh. Ở thành phố, quân Bắc Việt chỉ dùng lối đánh tập kích rồi rút mà họ vẫn thường hay làm. Mỹ nhận định trong năm 1968, ta chủ yếu chống phá “bình định”, mở một số trận dọc biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia, đánh chiếm một số mục tiêu ở Quảng Trị, Thừa Thiên tìm cách bảo toàn lực lượng.
Khe Sanh và Mậu Thân 1968 2

Như vậy ngày từ đầu Mỹ suy tính đúng và không đúng kế hoạch của Bắc Việt,đúng ở chỗ nhận định ta không thể tạo nên một “Điện Biên Phủ ở miền nam”, nhưng đánh giá không đúng về khả năng thực hiện một cuộc xâm nhập lớn của Bắc Việt vào sâu trong lãnh thổ miền Nam
Từ nhận định đánh giá về Bắc Việt như trên, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam tiếp tục xin tăng thêm quân, ráo riết chuẩn bị mở cuộc phản công chiến lược lần thứ ba trong mùa khô (1967-1968). Mặc dù có sự phản ứng quyết liệt trong chính quyền Mỹ, nhưng trước sự thúc ép của phái hiếu chiến, Tổng thống Giôn-xơn phải chấp nhận đưa thêm 1 vạn quân sang chiến trường miền Nam Việt Nam, nâng tổng số quân Mỹ từ gần nửa triệu quân cuối tháng 12-1967 đến đầu năm 1968 đã vượt quá nửa triệu quân. Tiếp tục thực hiện biện pháp chiến lược “tìm diệt” và “bình định”, giành thế chủ động trên chiến trường, giữ thế cân bằng tới kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11-1968.
Tuy nhiên đến gần Tết, tình hình đã thay đổi sau khi quân Bắc Việt nổ súng tại đường 9 - Khe Sanh, Mỹ hoàn toàn không nhân ra đây là kế “dương đông kích tây” của Bắc Việt.
Mỹ vội dồn lực lượng ra đối phó ở Khe Sanh, bởi họ tiếp tục nhận định sai lầm về Khe Sanh, họ cho rằng Khe Sang sẽ là chiến trường chính của ta trong Đông-Xuân 1968-1969, và Bắc Việt có thể sẽ dồn quânđể làm nên một “Điện Biên Phủ ở miền Nam”. Do vậy, Tổng thống Giôn-xơn liền chỉ thị ngay cho Tướng Tay-lo thành lập “phòng tình hình đặc biệt” tại Nhà trắng để theo dõi chiến sự ở Khe Sanh, chỉ thị cho Tướng Oét-mo-len phải hành động ngay, đồng thời yêu cầu Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ phải “ký tên bằng máu” cam kết bảo vệ Khe Sanh bằng bất cứ giá nào.
Như vậy trong kế hoạch chiến lược 1967 - 1968 giới quân sự Bắc Việt đã hoàn toàn đánh lừa quân Mỹ, tạo ra một cuộc xâm nhập gây chấn động toàn thế giới vào các đô thị ở Miền nam, đặc biệt là sự xâm nhập vào toà đại sứ Mỹ, vốn là vùng đất bất khả xâm phạm của Mỹ. Tuy phía Bắc Việt không thể giành lấy một một thắng lợi quân sự nhưng họ đã giành được một thắng lợi về mặt chính trị ngoại giao lớn bất kỳ một thắng lợi quân sự nào mà họ có từ khi chiến tranh nổ ra.