Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

LIÊN XÔ VÀ CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979

Sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc nổ súng tấn công Việt Nam, quân chủ lực của ta vẫn đang tham chiến ở K, chưa thể quay về chi viện kịp, tình thế rất căng thẳng.    Ngay tối 19/2/1979, trên chuyến bay của hãng Aeroflot, 20 chuyên gia quân sự cấp cao của Liên Xô, đứng đầu là Đại tướng Obaturov đã đáp xuống Hà Nội. Nguyên soái Liên Xô N.Ogarkov đã đích thân chọn Obaturov là người đứng đầu tổ công tác đặc biệt này. Nói về Obaturov, ông mệnh danh là "từ điển bách khoa sống", thông thạo các loại vũ khí, giỏi chiến thuật.
LIÊN XÔ VÀ CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979
   Sau khi đặt chân đến Hà Nội, họ đã nhanh chóng bắt tay vào công việc. Sau khi nghe Trung tướng M. Vorobev, thành viên đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam báo cáo nhanh, Đại tướng Obaturov đã tiếp xúc và nắm thông tin chiến trường từ Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn và Đại tướng Văn Tiến Dũng.  
    Đại tướng Liên Xô Obaturov muốn trực tiếp thị sát tình hình, dù phía ta có can ngăn nhưng ômg vẫn bày tỏ mong muốn được đến nắm tình hình chiến trận. Chuyến thị sát đó, đoàn xe chuyên gia quân sự đã suýt dính pháo ở Lạng Sơn. Nhưng mục đích của chuyến thị sát đã đạt được.
Trong những ngày ở Việt Nam, vị Đại tướng 64 tuổi Ghenady Obaturov, người đã từng trải qua Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, đã khiến cho mọi người kinh ngạc về sự bền bỉ của mình.
Ông làm việc hầu như suốt ngày đêm, bất kỳ khi nào cũng có thể yêu cầu báo cáo thật chi tiết về tình hình chiến sự để có những quyết định kịp thời.
    Nắm bắt tình hình thực tế, Đại tướng Obaturov    cũng đã báo cáo cho lãnh đạo Liên Xô về việc phải khẩn cấp chuyển đến cho Việt Nam những thiết bị và vũ khí cần thiết, có thể giúp Việt Nam đẩy lùi kẻ địch.
   Đến 5/3/1979, Trung Quốc rút quân về nước. Đại tướng Obaturov ở lại Việt Nam mong muốn giúp ta củng cố quân sự. Đến 11/1982, ông trở về Liên Xô
      Cũng tại thời điểm  Trung Quốc mở cuộc tấn công Việt Nam tháng 2/1979, ở biển Đông đã tập trung 13 tàu của Liên Xô, đến đầu tháng Ba – số tàu Liên Xô lên đến 30 chiếc. Kết quả sự hiện diện của tàu Liên Xô là Hải quân Trung Quốc với số lượng 300 tàu đã không có cơ hội để tham gia vào cuộc tấn công Việt Nam. Ngoài ra, các tàu của Liên Xô đảm bảo việc chuyển hàng an toàn cho Việt Nam. Chỉ riêng ở Hải Phòng, trong giai đoạn Việt Nam bị tấn công đã bốc dỡ hơn 20 tàu hàng và tàu chở dầu đến từ Liên Xô. Đồng thời, thủy thủ Liên Xô đã đối phó với các tàu chiến Mỹ, từ ngày 25 tháng 2, các tàu Mỹ đã đỗ thành chuỗi ngoài khơi bờ biển Việt Nam với mục đích mà người Mỹ tuyên bố là “để kiểm soát tình hình”. Để kìm giữ chúng không tới được khu vực hoạt động chiến sự, tàu ngầm của Liên Xô chặn các ngả đường tiếp cận của tàu Mỹ. Tàu Liên Xô đã tạo ra một rào cản trên biển mà tàu Mỹ đã không dám vượt qua và đến ngày 6 tháng 3 thì rút hết khỏi Biển Đông.
Ngoài những hành động tức thời trên Liên Xô còn giúp đỡ cho Việt Nam một khối lượng vật chất và hậu cần vô cùng to lớn để giúp đỡ chúng ta trong cuộc chiến đấu này