Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Vai trò của phong trào nông dân trong lịch sử Trung Quốc

Trong lịch sử 2000 năm của chế độ phong kiến ở Trung Quốc đã diễn ra hàng trăm các phong trào nông dân lớn nhỏ, có vai trò và tác động to lớn đến diễn tiến của quá trình lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong bài này hãy cùng Nguyễn Hợp đánh giá vai trò tác dụng của phong trào nông dân trong lịch sử Trung Quốc.
Vai trò của phong trào nông dân trong lịch sử Trung Quốc

1. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ phong trao nông dân trong lịch sử Trung Quốc.

Chế độ phong kiến là chế độ của những phút giây thăng trầm trong lịch sự. Cứ mỗi giai điệu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giai cấp đông đảo nhất của xã hội đó chính là nông dân. Lịch sử TQ chứng kiến nhiều cuộc nổi dậy của Nông Dân chủ yếu các nguyên nhân sau:
+ Chiến tranh loạn lạc cát cứ liên miên khiến cho nông dân không được yên ổn sản xuất, cuộc sống xáo trộn, cửa nát nhà tan...trong tình thế bức bách họ buộc vùng lên để sống.
+ Bị bóc lột quá nặng nề của giai cấp địa chủ phong kiến dẫn đến không còn con đường sống cũng buộc họ phải vùng lên.
+ Nguyên nhân sâu xa là do ruộng đất bị tước đoạt, người nông dân không còn mảnh đất cắm dùi buộc họ phải đấu tranh.

2. Các phong trào nông dân lớn trong lịch sử Trung Quốc.

Khởi nghĩa Hoàng Cân thời Đông Hán, Khởi nghĩa Hoàng Sào, khởi nghĩa Chu Nguyên Chương, khởi nghĩa Lý Tự Thành….

3. Vai trò của phong trào nông dân trong lịch sử Trung Quốc.

dân là nước, vua là thuyền, nước có thể chở thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền
+ Phong trào khởi nghĩa nông dân có vai trò quan trọng đến sự phát triển của lịch sử Trung quốc. Phong trào nông dân thường đánh dấu sự sụp đổ của một triều đại phong kiến đã lỗi thời với những chính sách phản động, tạo điều kiện cho sự ra đời của một triều đại mới hoặc mầm móng của một triều đại mới tích cực hơn tiến bộ hơn liên quan đến đời sống của người nông dân.
+ Sau các cuộc khởi nghĩa nông dân dù thành công hay thất bại đi nữa đều tác động lớn làm cho 
các triều đại với các vị vua quan phong kiến đều thì hành các chính sách tiến bộ hơn như “khoa thứ sức dân”, giảm tô giảm thuế…
+ Phong trào nông dân và sự suy vong của các triều đại cũ và thay thế là các triều đại mới đã làm cho các vị vua rút ra được bài học “dân là nước, vua là thuyền, nước có thể chở thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền” nên họ thường có các chính sách mềm dẻo hơn trong quan hệ vua với dân dẫn đến quan hệ giai cấp thống trị và bị trị.
Nguồn: VN Tổng Hợp