Một cuộc tranh luận phổ biến giữa các cựu chiến binh và những người say mê súng xoay quanh việc tại sao Hoa Kỳ lựa chọn cỡ đạn 5,56 của NATO thay cho cỡ đạn 7,62mm.
Kích thước, tính linh hoạt, độ sát thương và vô số các ngữ nghĩa khác thường được trích dẫn trong các quán bar trên toàn quốc. Nhưng câu trả lời cho câu hỏi này không dựa vào khoa học giữa hai công cụ chiến tranh này mà phụ thuộc vào chính trị trên vũ đài quốc tế.
Đằng sau những cánh cửa đóng kín, các lãnh đạo thế giới không quan tâm đến độ xuyên của một viên đạn hay cự ly giữa binh sỹ và mục tiêu mà chỉ quan tâm họ có đủ vũ khí trong kho, có đủ tiền trong ngân quỹ và cam kết của đồng minh họ có ủng hộ họ hay không.
Ngay sau Thế chiến thứ 2, căng thẳng bắt đầu gia tăng giữa Đông và Tây qua việc giải phóng các lãnh thổ và việc các vùng này được cai trị thế nào. Một cuộc chạy đua cân bằng nguyên tử bắt đầu. Châu u đổ nát sau chiến tranh đối mặt với vấn đề các kho vũ khí trống rỗng và bất lực tài chính để đẩy lùi sự mở rộng của Liên Xô.
Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ chỉ huy hơn 30.000 căn cứ ở nước ngoài, thống chế hơn một nửa khả năng sản xuất của thế giới và sở hữu 2/3 dự trữ vàng thế giới. Năm 1949, Mỹ đưa ra đề xuất một giải pháp chiến lược: Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hay gọi tắt là NATO.
NATO được tạo ra để đối phó với quan hệ thất bại giữa Mỹ và Liên Xô, đặc biệt trong trường hợp tái thiết nước Đức. Các nước gồm Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Anh, Iceland, Italy, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan và Bồ Đào Nha tập hợp lại với nhau với Mỹ là kiến trúc sư trưởng.
Điều 5 trong số 14 điều của Hiệp ước NATO ngày 4/4/1949 định nghĩa rất rõ mục đích của tổ chức: “ một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều nước thành viên ở châu u hoặc sẽ bị xem là tấn công chống lại cả khối; và vì vậy họ đồng ý rằng, nếu một cuộc tấn công vũ trang xảy ra, mỗi thành viên, trong việc thi hành quyền của cá nhân hoặc quyền phòng thủ chung được ghi trong điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, sẽ giúp đỡ bên hoặc các bên bị tấn công bằng cách cá nhân hoặc phối hợp với bên khác, ngay lập tức có các hành động mà họ nghĩ là cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, để phục hồi và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương”.
Dưới sự hướng dẫn của Mỹ, NATO từng bước tiêu chuẩn hóa vũ khí phù hợp nhất với thiết kế Mỹ chứ không giống với kích cỡ 7,62mm của Liên Xô. Còn có ai khác có thể tranh cãi về tài chính, sản xuất và xuất khẩu trên một quy mô để đối đầu với Nga? Vào thập niên 1980, kích thước 5,56x45mm được áp dụng thành một tiêu chuẩn.
Từ sa mạc Trung Đông đến rừng sâu Nam Mỹ, súng đạn 5,56mm đóng một vai trò cơ bản trong việc định hình chiến tranh hiện đại. Hàng thập kỷ với các cuộc chiến tranh ủy thác và sụt giảm kinh tế đã đưa Liên Xô đến chỗ sụp đổ. Mikhail Gorbachev đã tuyên bố từ chức và giải thể Liên Xô vào ngày 25/12/1991. Hoa Kỳ đã thắng lớn.
Kích cỡ 5,56mm không bao giờ có cơ hội ở trong Kremlin nhưng nó là viên đạn đã phá hủy một đế chế.
Gần đây, Hoa Kỳ đứng ở vị trí nhà cung cấp vũ khí hàng đầu trên thế giới. Họ bán không hạn chế cho Arabia Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Australia, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore, Iraq và Ai Cập.
Các đồng minh Mỹ có thể luôn mua đạn của Mỹ trong tình huống khẩn cấp bởi vì họ đã sở hữu những khẩu súng cùng loại. Đó là lý do vì sao Mỹ sử dụng cỡ đạn 5,56mm: Nó là một công cụ dùng để đảm bảo mục đích chính trị của chúng ta.
Theo Wearethemighty
Kích thước, tính linh hoạt, độ sát thương và vô số các ngữ nghĩa khác thường được trích dẫn trong các quán bar trên toàn quốc. Nhưng câu trả lời cho câu hỏi này không dựa vào khoa học giữa hai công cụ chiến tranh này mà phụ thuộc vào chính trị trên vũ đài quốc tế.
Đằng sau những cánh cửa đóng kín, các lãnh đạo thế giới không quan tâm đến độ xuyên của một viên đạn hay cự ly giữa binh sỹ và mục tiêu mà chỉ quan tâm họ có đủ vũ khí trong kho, có đủ tiền trong ngân quỹ và cam kết của đồng minh họ có ủng hộ họ hay không.
Ngay sau Thế chiến thứ 2, căng thẳng bắt đầu gia tăng giữa Đông và Tây qua việc giải phóng các lãnh thổ và việc các vùng này được cai trị thế nào. Một cuộc chạy đua cân bằng nguyên tử bắt đầu. Châu u đổ nát sau chiến tranh đối mặt với vấn đề các kho vũ khí trống rỗng và bất lực tài chính để đẩy lùi sự mở rộng của Liên Xô.
Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ chỉ huy hơn 30.000 căn cứ ở nước ngoài, thống chế hơn một nửa khả năng sản xuất của thế giới và sở hữu 2/3 dự trữ vàng thế giới. Năm 1949, Mỹ đưa ra đề xuất một giải pháp chiến lược: Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hay gọi tắt là NATO.
NATO được tạo ra để đối phó với quan hệ thất bại giữa Mỹ và Liên Xô, đặc biệt trong trường hợp tái thiết nước Đức. Các nước gồm Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Anh, Iceland, Italy, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan và Bồ Đào Nha tập hợp lại với nhau với Mỹ là kiến trúc sư trưởng.
Điều 5 trong số 14 điều của Hiệp ước NATO ngày 4/4/1949 định nghĩa rất rõ mục đích của tổ chức: “ một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều nước thành viên ở châu u hoặc sẽ bị xem là tấn công chống lại cả khối; và vì vậy họ đồng ý rằng, nếu một cuộc tấn công vũ trang xảy ra, mỗi thành viên, trong việc thi hành quyền của cá nhân hoặc quyền phòng thủ chung được ghi trong điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, sẽ giúp đỡ bên hoặc các bên bị tấn công bằng cách cá nhân hoặc phối hợp với bên khác, ngay lập tức có các hành động mà họ nghĩ là cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, để phục hồi và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương”.
Dưới sự hướng dẫn của Mỹ, NATO từng bước tiêu chuẩn hóa vũ khí phù hợp nhất với thiết kế Mỹ chứ không giống với kích cỡ 7,62mm của Liên Xô. Còn có ai khác có thể tranh cãi về tài chính, sản xuất và xuất khẩu trên một quy mô để đối đầu với Nga? Vào thập niên 1980, kích thước 5,56x45mm được áp dụng thành một tiêu chuẩn.
Từ sa mạc Trung Đông đến rừng sâu Nam Mỹ, súng đạn 5,56mm đóng một vai trò cơ bản trong việc định hình chiến tranh hiện đại. Hàng thập kỷ với các cuộc chiến tranh ủy thác và sụt giảm kinh tế đã đưa Liên Xô đến chỗ sụp đổ. Mikhail Gorbachev đã tuyên bố từ chức và giải thể Liên Xô vào ngày 25/12/1991. Hoa Kỳ đã thắng lớn.
Kích cỡ 5,56mm không bao giờ có cơ hội ở trong Kremlin nhưng nó là viên đạn đã phá hủy một đế chế.
Gần đây, Hoa Kỳ đứng ở vị trí nhà cung cấp vũ khí hàng đầu trên thế giới. Họ bán không hạn chế cho Arabia Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Australia, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore, Iraq và Ai Cập.
Các đồng minh Mỹ có thể luôn mua đạn của Mỹ trong tình huống khẩn cấp bởi vì họ đã sở hữu những khẩu súng cùng loại. Đó là lý do vì sao Mỹ sử dụng cỡ đạn 5,56mm: Nó là một công cụ dùng để đảm bảo mục đích chính trị của chúng ta.
Theo Wearethemighty