Võ Nguyên Giáp vượt xa Napoléon trong nghệ thuật quân sự ??
Võ Nguyên Giáp ngay từ khi nhỏ đã chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật quân sự Pháp, do lúc này nền Pháp học đã được truyền vào Việt Nam. Ngoài các lĩnh vực văn hoá, kinh tế … thì quân sự cũng đã du nhập nhiều vào giới trẻ và Võ Nguyên Giáp chính là người tiếp nhận tư tưởng quân sự mới mẻ. Người mà Võ nguyên giáp kính phục và học hỏi nhiều nhất chính là Napoléon. Nhiều cách bố trí chiến thuật quân sự được Võ Nguyên Giáp áp dụng phát triển của Napoléon, một trong bằng chứng rõ ràng nhất là cách sử dụng trọng pháo. Tuy nhiên Võ Nguyên Giáp được đánh giá vượt xa Napoléon về nghệ thuật chiến tranh du kích.
Trích đoạn “Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá”
“... Một người khác, trước đây là học sinh của ông di cư vào Nam năm 1954 đã nói, ông nổi tiếng trong đám học sinh là diễn giảng rất giỏi về các đề tài lịch sử, đặc biệt là lịch sử quân sự. Nhiều học sinh cũ của ông nhớ về ông như một chiến binh cuồng tín, không mấy khi mỉm cười và không để ai thuyết phục được ông trong bất cứ lĩnh vực nào. Người ta còn nói thêm Giáp có thể vẽ trên bảng đen đến cả chi tiết những trận đánh của Napoléon. Ông Bùi Diễm - cựu đại sứ của Ngô Đình Diệm tại Mỹ - thời đó là một cậu bé 13 tuổi, được hỏi về Giáp đã gợi lên hình ảnh một con người bị quỷ thần ám ảnh về cách mạng và các trận chiến. Giáp lên lớp giảng về lịch sử nước Pháp những năm 89 giữa thế kỷ. Ngay từ đầu ông đã trình bày vấn đề theo cách riêng của ông. Ông đứng thẳng trước lớp, nhìn thẳng vào đám học trò dõng dạc nói: Khá nhiều sách nói về lịch sử nước Pháp thời kỳ này rồi. Nếu muốn các em có thể tham khảo. Tôi sẽ chỉ nói với các em về hai chủ đề: cuộc cách mạng và Napoléon.
Nửa thế kỷ qua rồi, ông Bùi Diễm không bao giờ quên được phương pháp sư phạm của Giáp: Sự miêu tả chi tiết về sự tàn tạ của vương triều cũng như đồi bại của Marie Antoinette đã đưa học trò đến một nhận định không chút nghi ngờ về số phận dành cho nền quân chủ Pháp. Như bị hút hồn về cuộc cách mạng Pháp và những nhân vật nổi bật của thời đó như Danton Robespierre, ông giáo sư họ Võ sôi nổi hào hứng kể lại những việc làm của Uỷ ban cứu quốc, của công xã Paris để trừng trị bọn phản cách mạng, bảo vệ lợi ích của quần chúng. Ông Bùi Diễm nhớ lại: Giáp không phải chỉ là nhà sử học đơn thuần, ông còn là một trạng sư say mê, bênh vực chính nghĩa của lịch sử. Đi đi, lại lại một cách mạnh mẽ trong lớp, Giáp kể lại từng hành động cho thấy rõ chiến thuật và chiến lược của Napoléon.
Từng trận đánh của Napoléon dẫn quân lính xông thẳng vào đội hình quân đội các nước châu u thời đó liên minh lại với nhau để mong đè bẹp cuộc cách mạng Pháp. Ngay cả những trận đụng độ nhỏ cũng được miêu tả chi tiết, Giáp ghi nhớ tất. Ông muốn học trò của ông hiểu tại sao một đội long kỵ binh (kỵ binh cận vệ của nhà vua) lại được bố trí ở vị trí chính xác như thế hay đội cận vệ của Napoléon đã nổ súng đúng lúc như thế nào để giành chiến thắng. Lớp học im phăng phắc, đám học trò thiếu niên đang ở tuổi hiếu động bị cuốn hút về những câu chuyện kể hết sức hấp dẫn như sống lại đến từng chi tiết võ công hiển hách của Napoléon. Giáp nói rằng ông giảng giải kỹ về các trận đánh của Napoléon đơn giản vì ông có trách nhiệm phải giảng về cách mạng Pháp. Vì vậy ông phải nghiên cứu kỹ chiến lược và chiến thuật của Napoléon.
Có một thời gian ngắn, người ta hay giễu cợt cho ông cái biệt danh ông tướng cầm quân, Napoléon vì ông say sưa giảng về chủ đề quân sự trong cách mạng Pháp (56 năm sau, được hỏi về các biệt danh đó, vị tướng về hưu đã lâu chỉ phá lên cười).
Theo lời đồn đại, dáng đi và cách nói của Giáp giống hệt Napoléon, nói những câu ngắn gọn, đầu hơi cúi, ngón tay cái thọc vào túi áo vét. Theo miêu tả của các bạn đồng nghiệp, ông là một con người có vẻ mặt điềm tĩnh, lạnh lùng như một người chơi poker đang suy nghĩ nên hạ con bài nào, nhưng lại hay giận dữ giữa những phút im lặng như hòn đá. Người ta kể lại, một hôm một giáo sư hỏi ông: Không chơi kiểu Napoléon à?. Giáp trả lời : Mình sẽ là một Napoléon!. Có thể ông đã nghĩ đến điều đó, vì khá lâu sau, trong những cuộc trả lời phỏng vấn ông hay có điệu bộ như hoàng đế Napoléon đang độc thoại trước các nhà báo.
Trích đoạn “Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá”
“... Một người khác, trước đây là học sinh của ông di cư vào Nam năm 1954 đã nói, ông nổi tiếng trong đám học sinh là diễn giảng rất giỏi về các đề tài lịch sử, đặc biệt là lịch sử quân sự. Nhiều học sinh cũ của ông nhớ về ông như một chiến binh cuồng tín, không mấy khi mỉm cười và không để ai thuyết phục được ông trong bất cứ lĩnh vực nào. Người ta còn nói thêm Giáp có thể vẽ trên bảng đen đến cả chi tiết những trận đánh của Napoléon. Ông Bùi Diễm - cựu đại sứ của Ngô Đình Diệm tại Mỹ - thời đó là một cậu bé 13 tuổi, được hỏi về Giáp đã gợi lên hình ảnh một con người bị quỷ thần ám ảnh về cách mạng và các trận chiến. Giáp lên lớp giảng về lịch sử nước Pháp những năm 89 giữa thế kỷ. Ngay từ đầu ông đã trình bày vấn đề theo cách riêng của ông. Ông đứng thẳng trước lớp, nhìn thẳng vào đám học trò dõng dạc nói: Khá nhiều sách nói về lịch sử nước Pháp thời kỳ này rồi. Nếu muốn các em có thể tham khảo. Tôi sẽ chỉ nói với các em về hai chủ đề: cuộc cách mạng và Napoléon.
Nửa thế kỷ qua rồi, ông Bùi Diễm không bao giờ quên được phương pháp sư phạm của Giáp: Sự miêu tả chi tiết về sự tàn tạ của vương triều cũng như đồi bại của Marie Antoinette đã đưa học trò đến một nhận định không chút nghi ngờ về số phận dành cho nền quân chủ Pháp. Như bị hút hồn về cuộc cách mạng Pháp và những nhân vật nổi bật của thời đó như Danton Robespierre, ông giáo sư họ Võ sôi nổi hào hứng kể lại những việc làm của Uỷ ban cứu quốc, của công xã Paris để trừng trị bọn phản cách mạng, bảo vệ lợi ích của quần chúng. Ông Bùi Diễm nhớ lại: Giáp không phải chỉ là nhà sử học đơn thuần, ông còn là một trạng sư say mê, bênh vực chính nghĩa của lịch sử. Đi đi, lại lại một cách mạnh mẽ trong lớp, Giáp kể lại từng hành động cho thấy rõ chiến thuật và chiến lược của Napoléon.
Từng trận đánh của Napoléon dẫn quân lính xông thẳng vào đội hình quân đội các nước châu u thời đó liên minh lại với nhau để mong đè bẹp cuộc cách mạng Pháp. Ngay cả những trận đụng độ nhỏ cũng được miêu tả chi tiết, Giáp ghi nhớ tất. Ông muốn học trò của ông hiểu tại sao một đội long kỵ binh (kỵ binh cận vệ của nhà vua) lại được bố trí ở vị trí chính xác như thế hay đội cận vệ của Napoléon đã nổ súng đúng lúc như thế nào để giành chiến thắng. Lớp học im phăng phắc, đám học trò thiếu niên đang ở tuổi hiếu động bị cuốn hút về những câu chuyện kể hết sức hấp dẫn như sống lại đến từng chi tiết võ công hiển hách của Napoléon. Giáp nói rằng ông giảng giải kỹ về các trận đánh của Napoléon đơn giản vì ông có trách nhiệm phải giảng về cách mạng Pháp. Vì vậy ông phải nghiên cứu kỹ chiến lược và chiến thuật của Napoléon.
Có một thời gian ngắn, người ta hay giễu cợt cho ông cái biệt danh ông tướng cầm quân, Napoléon vì ông say sưa giảng về chủ đề quân sự trong cách mạng Pháp (56 năm sau, được hỏi về các biệt danh đó, vị tướng về hưu đã lâu chỉ phá lên cười).
Theo lời đồn đại, dáng đi và cách nói của Giáp giống hệt Napoléon, nói những câu ngắn gọn, đầu hơi cúi, ngón tay cái thọc vào túi áo vét. Theo miêu tả của các bạn đồng nghiệp, ông là một con người có vẻ mặt điềm tĩnh, lạnh lùng như một người chơi poker đang suy nghĩ nên hạ con bài nào, nhưng lại hay giận dữ giữa những phút im lặng như hòn đá. Người ta kể lại, một hôm một giáo sư hỏi ông: Không chơi kiểu Napoléon à?. Giáp trả lời : Mình sẽ là một Napoléon!. Có thể ông đã nghĩ đến điều đó, vì khá lâu sau, trong những cuộc trả lời phỏng vấn ông hay có điệu bộ như hoàng đế Napoléon đang độc thoại trước các nhà báo.