Sau cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha vào năm 1898, người Mỹ đã cướp được từ tay người Tây Ba Nha quần đảo Philippines. Ở vùng lãnh thổ mới chiếm được, người Mỹ bắt đầu tiến hành xây dựng cơ sở quân sự nhằm bảo vệ vùng đất “tiền đồn” khỏi các “ánh mắt” nhòm ngó bên ngoài. Các kỹ sư quân sự Mỹ đã để ý tới hòn đảo EI Fraile nằm ở cửa vịnh Manila của Philippines, cũng là hướng chính Bắc của đảo Correcgidor, một vị trí chiến lược giúp bảo vệ Manila khỏi nguy cơ một cuộc tấn công từ bờ biển.
Công việc xây dựng, san lấp bắt đầu tiến hành từ năm 1909. Người Mỹ đã bao quanh đảo El Fraile bằng một lớp bê tông, rồi dựng lên một pháo đài to lớn và có hình dáng tựa như một con tàu chiến bằng bê tông cốt thép có chiều dài 106m, rộng 44m và cao 12m trên mặt nước biển. Pháo đài có tên là Drum theo tên Chuẩn Tướng Richard C. Drum qua người qua đời đúng vào năm xây dựng pháo đài. Các công trình như doanh trại, kho vũ khí, kho lương thực... được bảo vệ trong bức tường bê tông dày 11m, với sức chứa khoảng 200 người.
Về vũ trang, pháo đài ban đầu được trang bị 4 khẩu pháo cỡ nòng 350mm, chia thành hai tháp pháo bọc thép trên boong ke dày 6m trên nóc pháo đài, 4 khẩu hải pháo cỡ nòng 150mm chĩa ra từ những ô cửa bọc sắt ở xung quanh pháo đài, cùng một số pháo phòng không, đèn rọi, tháp canh...
Trong thế chiến II, tính tới tháng 2 năm 1942, trong số các pháo đài ở vịnh Manila, thì pháo đài Drum là pháo đài duy nhất vẫn còn hoạt động, bất chấp các cuộc tấn công dữ dội bằng hỏa lực từ các pháo nòng 150mm và 240mm cùng các đợt ném bom của quân Nhật. Pháo đài đã phòng ngự chắc chắn và không một ai bị thương vong trong trận vây hãm, thậm chí nó đã bắn chìm khá nhiều sà lan chở lính Nhật.
Tuy nhiên cuối cùng pháo đài vẫn phải đầu hàng quân Nhật Bản sau khi đảo Corresidor thất thủ vào ngày 6 tháng 5 năm 1942 và sau đó pháo đài đã bị quân Nhật chiếm đóng. Bốn khẩu pháo 350mm chưa bao giờ dùng hết đạn và vẫn tiếp tục nã pháo vào quân Nhật năm phút trước khi đảo Corregidor thất thủ. Sự đầu hàng của pháo đài trong vịnh đã chấm dứt sự phản kháng của Mỹ tại Phillipines.
Một thực tế khôi hài là sau khi người Mỹ đầu hàng, người Nhật đã tiếp quản và củng cố lại pháo đài, để rồi một lần nữa nó lại có cơ hội chứng tỏ sức độ vững chắc của mình khi quân đội Mỹ quay lại giải phỏng Phillipine vào năm 1945. Quân đội Nhật đã dùng pháo đài chống lại quân Mỹ và nó một lần nữa lại là hàng phòng thủ cuối cùng trước khi quân Nhật thua trận… Sau một trận oanh tạc của hải quân, lính Mỹ cuối cùng cũng đột nhập được vào boong ke và bao vây quân Nhật ngoan cố ở bên dưới. Thay vì cố gắng đánh vào trong, quân Mỹ đã tưới xăng vào quạt thông gió và đốt nó. Ngọn lửa đã cháy trong vài ngày và toàn bộ lính Nhật đã chết, khi quân đội Mỹ bước vào trong, họ thấy 65 thi thể cháy đen.
…………
Ngày nay, pháo đài Drum không còn tiếp tục được sử dụng và xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 70 năm không được tu sửa. Nhưng kết cấu cơ sở của pháo đài vẫn còn rất vững chắc, cùng các tháp súng của nó vẫn đứng hiên ngang ở cửa Vịnh Manila.
Nguồn:pwencycl
Công việc xây dựng, san lấp bắt đầu tiến hành từ năm 1909. Người Mỹ đã bao quanh đảo El Fraile bằng một lớp bê tông, rồi dựng lên một pháo đài to lớn và có hình dáng tựa như một con tàu chiến bằng bê tông cốt thép có chiều dài 106m, rộng 44m và cao 12m trên mặt nước biển. Pháo đài có tên là Drum theo tên Chuẩn Tướng Richard C. Drum qua người qua đời đúng vào năm xây dựng pháo đài. Các công trình như doanh trại, kho vũ khí, kho lương thực... được bảo vệ trong bức tường bê tông dày 11m, với sức chứa khoảng 200 người.
Về vũ trang, pháo đài ban đầu được trang bị 4 khẩu pháo cỡ nòng 350mm, chia thành hai tháp pháo bọc thép trên boong ke dày 6m trên nóc pháo đài, 4 khẩu hải pháo cỡ nòng 150mm chĩa ra từ những ô cửa bọc sắt ở xung quanh pháo đài, cùng một số pháo phòng không, đèn rọi, tháp canh...
Trong thế chiến II, tính tới tháng 2 năm 1942, trong số các pháo đài ở vịnh Manila, thì pháo đài Drum là pháo đài duy nhất vẫn còn hoạt động, bất chấp các cuộc tấn công dữ dội bằng hỏa lực từ các pháo nòng 150mm và 240mm cùng các đợt ném bom của quân Nhật. Pháo đài đã phòng ngự chắc chắn và không một ai bị thương vong trong trận vây hãm, thậm chí nó đã bắn chìm khá nhiều sà lan chở lính Nhật.
Tuy nhiên cuối cùng pháo đài vẫn phải đầu hàng quân Nhật Bản sau khi đảo Corresidor thất thủ vào ngày 6 tháng 5 năm 1942 và sau đó pháo đài đã bị quân Nhật chiếm đóng. Bốn khẩu pháo 350mm chưa bao giờ dùng hết đạn và vẫn tiếp tục nã pháo vào quân Nhật năm phút trước khi đảo Corregidor thất thủ. Sự đầu hàng của pháo đài trong vịnh đã chấm dứt sự phản kháng của Mỹ tại Phillipines.
Một thực tế khôi hài là sau khi người Mỹ đầu hàng, người Nhật đã tiếp quản và củng cố lại pháo đài, để rồi một lần nữa nó lại có cơ hội chứng tỏ sức độ vững chắc của mình khi quân đội Mỹ quay lại giải phỏng Phillipine vào năm 1945. Quân đội Nhật đã dùng pháo đài chống lại quân Mỹ và nó một lần nữa lại là hàng phòng thủ cuối cùng trước khi quân Nhật thua trận… Sau một trận oanh tạc của hải quân, lính Mỹ cuối cùng cũng đột nhập được vào boong ke và bao vây quân Nhật ngoan cố ở bên dưới. Thay vì cố gắng đánh vào trong, quân Mỹ đã tưới xăng vào quạt thông gió và đốt nó. Ngọn lửa đã cháy trong vài ngày và toàn bộ lính Nhật đã chết, khi quân đội Mỹ bước vào trong, họ thấy 65 thi thể cháy đen.
…………
Ngày nay, pháo đài Drum không còn tiếp tục được sử dụng và xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 70 năm không được tu sửa. Nhưng kết cấu cơ sở của pháo đài vẫn còn rất vững chắc, cùng các tháp súng của nó vẫn đứng hiên ngang ở cửa Vịnh Manila.
Nguồn:pwencycl