Thứ 1: ĐỨC THUA LX VÌ MÙA ĐÔNG NƯỚC NGA ???
Trước hết, cần phải khẳng định mùa đông là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất bại của người Đức. Nhưng nó không phải là tất cả lý do.
- Lính Đức chết rét, lính Nga cũng vậy nhưng do được chuẩn bị tốt hơn nên họ chết ít hơn.
- Chỉ huy Đức chắc chắn nhìn ra được sự khắc nghiệt của mùa Đông nước Nga nhưng lại không chuẩn bị tốt.
=> chính sự chuẩn bị tồi khiến lính Đức chết rét nhiều hơn lính LX chứ không phải mùa đông khiến lính Đức chết rét hàng loạt còn lính LX thì vô sự.
Nếu không phải vì mùa đông thì tại sao người Đức thua ???
Người Đức thua vì rất nhiều nguyên nhân:
- Mùa Đông nước Nga khắc nghiệt.
- Dự trữ nhân lực và vật lực không bằng LX.
- Nhiều quyết định sai lầm cả về chiến lược và chiến thuật.
- Năng lực công nghiệp sụt giảm vào giữa và cuối chiến tranh trong khí LX thì tăng đều.
- Sự vượt trội của những vũ khí mang tính chất quyết định (T34, IS II, Cha con họ hàng nhà SU, Katyusha .v.v.v...) trong chiến tranh lục địa.
- Binh lính LX đủ điên, đủ yêu nước, đủ Vodka và dân tộc (hay các dân tộc) LX không bao giờ chịu khuất phục.
- Tướng lĩnh LX không bất tài toàn bộ như ng Đức tưởng (nếu không muốn nói là rất nhiều vị tài năng xuất chúng).
- Sự viện trợ của Đông Minh cho LX trong khoảng thời gian khó khăn nhất.
- Khả năng hậu cần có hạn (khẳng định Hậu cần của Đức đã làm rất tốt nhưng chừng đó là chưa đủ với nhu cầu của quân đội).
- Và hằng hà sa số những ng nhân khác.
Thứ 2: TẤN CÔNG LX LÀ MỘT QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM CỦA HITLER ???
Rất nhiều người vẫn tin tưởng rằng quyết định tấn công Nhà Nước Xô Viết là một hành động sai lầm của Hitler khi đã đẩy quân đội và cả Đế Chế Thứ Ba đối đầu với một cường quốc với sức mạnh công nghiệp nặng hàng đầu thế giới và một dân tộc giàu lòng yêu nước không bao giờ chịu khuất phục.
Nhưng bao giờ cũng vậy, chúng ta tự cho ta quyền phán xét lịch sử và áp đặt những suy nghĩ, tư duy chủ quan lên đối tượng lịch sử, để tự đề cao cái tôi hiểu biết của mình. Mà không hiểu rằng ở bất kỳ ai, kể cả các bậc anh hùng vĩ nhân, có vô số lựa chọn khác nhau cho mỗi hành động, và mỗi hành động luôn tạo ra vô số hệ quả mà họ không thể biết trước.
Trong khi chúng ta lại đánh giá họ sau khi đã biết hết tất cả những kết quả mà họ đã gây ra. Vì thế, thay vì chỉ trích, hạ thấp một nhân vật lịch sử nào đó, luôn thử đưa bản thân mình vào bối cảnh quá khứ của họ, và thử xem liệu hành động của họ hay của chính bản thân mình đã thực sự đúng đắn.
Thử vào vai Hitler vào những tháng trước khi chiến dịch Barbarossa bắt đầu, chúng ta có những suy nghĩ gì:
NÊN HAY KHÔNG NÊN XÂM LƯỢC LIÊN XÔ ?
1.Thành quả nếu chiến thắng: nếu chiến thắng:
Nước Đức sẽ có phần thưởng quá vĩ đại mà bất cứ một nước Đế Quốc nào cũng phải mơ tới:
- Một lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới.
- Tài nguyên thiên nhiên giàu có hơn bất cứ vùng đất nào.
- Dân số đông cung cấp một lượng nhân công khổng lồ.
- Phần phía Tây rộng lớn với đất đai trù phú cho nông nghiệp phát triển.
- Nền công nghiệp và khoa học công nghệ đã phát triển đến trình độ khá cao.
=> Giá trị của Liên Xô thậm chí còn lớn hơn toàn bộ thuộc địa trên thế giới của Anh nhờ vào vị trí địa lý khá gần Đức, cho phép vận chuyển tài nguyên về mẫu quốc dễ dàng hơn nhiều đế quốc Anh.
Tóm lại, nếu cuộc xâm lược thành công, nước Đức sẽ mở rộng để trở thành một trong những Đế Chế hùng mạnh nhất lịch sử loài người.
2. Khả năng thực hiện:
Đây là yếu tố quan trọng nhất của vấn đề. Trong mắt Hitler và các tướng lĩnh và quan chức cấp cao, họ thấy gì?
- "Thế" của nước Đức đã hoàn toàn sẵn sàng cho cuộc chiến.
+ Mặt trận phía Tây hoàn toàn ổn định và không còn đe dọa gì đến nước Đức.
+ Mặt trận Bắc Phi chỉ là thứ yếu, và nước Đức vẫn đang thắng lợi trên mặt trận này.
+ Tinh thần cuồng chiến nảy sinh khắp mọi tầng lớp dân chúng.
+ Các kế hoach tiến đánh nhà nước Xô Viết cũng gần như là hoàn hảo.
- "Lực" của nước Đức cũng đã sẵn sàng cho cuộc chiến
+ Quân đội Đức là một đội quân kỉ luật, tinh thần tốt, huấn luyện tốt và trang bị tân tiến nhất thời bấy giờ.
+ Hệ thống sĩ quan thì xuất sắc từ cấp thấp cho đến bộ máy chỉ huy cấp cao.
+ Chiến tranh được sự ủng hộ tuyệt đối từ dân chúng.
+ Nền công nghiệp khổng lồ và hiện đại có thể hỗ trợ đầy đủ cho chiến tranh.
- Quan trọng nhất, nước Đức vừa đánh bại hàng loạt các quốc gia châu Âu trong thời gian và thiệt hại ở mức tối thiểu. Đặc biệt Đức đã đánh bại Pháp, một quốc gia có sức mạnh toàn diện không hề thua kém Liên Xô và có nhiều kinh nghiệm chiến tranh ở thế chiến thứ nhất cùng hệ thống thuộc địa khổng lồ.
Chiến thắng này cũng giúp cho tinh thần và kinh nghiệm của các binh sĩ và sĩ quan lên cao nhất trong giai đoạn này.
- Trong khi đó, về phía Liên Xô.
+ Quân đội vừa trải qua cuộc đại thanh trừng khiến Hồng Quân thiếu hụt các sĩ quan tài năng.
+ Binh sĩ kỉ luật kém, huấn luyện kém, và nhiều trang thiết bị, vũ khí lạc hậu so với đối thủ.
+ Bộ máy lãnh đạo thì chủ quan và ảo tưởng
Cuộc chiến với Phần Lan đã hoàn toàn chứng minh tất cả những thực tế này.
3. Rủi ro dễ nhận thấy của cuộc chiến là gì?
- Rủi ro lớn nhất với Hitler, đó sẽ là một đòn đánh sau lưng của nước Anh, điều này không xảy ra cho đến tận tháng 6-1944.
- Kế hoạch bị lộ và Liên Xô kịp xây dựng các phương án đối phó: Nó cũng không xảy ra và thậm chí nhiều giờ trước khi cuộc chiến xảy ra, tình báo Liên Xô đã phát hiện ra nhưng Stalin vẫn bỏ ngoài tai.
- Sức chống cự mạnh mẽ của Hồng Quân, cũng như khả năng tổng động viên khổng lồ của Hồng Quân: Thực tế đã chứng minh, quân số hay tinh thần chiến đấu của Pháp hay Liên Xô cũng không chống đỡ nổi khả năng tác chiến vô cũng hiện đại và mạnh mẽ của quân đội Đức Quốc Xã.
Như vậy, xâm lược Liên Xô quả thực là một cuộc chiến vô cùng khả thi với rủi ro không quá lớn trong khi lợi ích mà nó mang lại thì khổng lồ. Và thực tế là kế hoạch đã thành công hoàn hảo đến mức 90%.
Vì vậy, vào đầu cuộc chiến, chiến dịch Barbarossa là một quyết định vô cùng đúng đắn và sáng suốt.
Thất bại của cuộc xâm lược nhà nước Xô Viết là do những quyết định sai lầm sau này của các tướng lĩnh và Hitler. Tất nhiên những nỗ lực của Hồng Quân là rất lớn, nhưng với hai trận đánh Moscow và Stalingrad, thất bại này vẫn do các quyết định sai lầm của Hitler nhiều hơn một chút.
Thứ 3: THAY VÌ TẤN CÔNG LX THÌ ĐỨC NÊN TẤN CÔNG ANH QUỐC, BẮC PHI, TRUNG ĐÔNG THẬM CHÍ DỪNG XÂM LƯỢC ???
- Xâm lược nước Anh:
Kế hoạch thất bại hoàn toàn khi mà Lutwaffe không thể kiểm soát bầu trời nước Anh.
Tuy nhiên, cứ giả sử, nước Đức dồn toàn bộ nguồn lực vào cuộc xâm lược này, họ sẽ đối mặt và nhận lại gì?
+ Cái giá phải trả:
Thiệt hại khổng lồ trong cuộc đổ bộ lên một hòn đảo quá lớn với hệ thống phòng thủ kiên cố trong khi không quân và hải quân hoàn toàn lép vế trước đối phương.
+ Thành quả nhận được:
Lùi một ngàn bước, nếu bằng một cách thần kỳ nào đó, Đức thành công đánh chiếm đảo Anh, thứ vĩ đại khả quan duy nhất họ nhận được không gì khác ngoài cải biến trên bình diện chiến lược khi họ dọn sạch được phía Tây. Khuyến mại thêm là một hòn đảo dân số ít, tài nguyên hạn chế, chấm hết.
Sự đánh đổi quá không cân đối này, nước Đức không thể nào chịu đựng được.
- Xâm lược Bắc Phi:
Thực tế nước Đức cũng đã thực hiện và đạt được những thành công đáng kể bước đầu. Nếu đặt trong giai đoạn 1941, có lẽ cũng là quá đủ đối với nước Đức, vì Bắc Phi giai đoạn này chưa phát hiện được nhiều tài nguyên khoáng sản như hiện nay.
- Xâm lược Trung Đông:
Khu vực này quá xa đối với Đức và nước Đức cần thành công trong cuộc xâm lược Liên Xô và Bắc Phi để có thể thực hiện được.
- Dừng xâm lược:
Điều này trái ngược với những tuyên bố của Hitler về vận mệnh của nước Đức. Chưa kể sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên của nước Đức.
Vì vậy, nước Đức buộc phải tiếp tục xâm lược vì sự phát triển của đất nước và uy tín của Hitler.
Thứ 4: NẾU NHẬT TẤN CÔNG VÙNG VIỄN ĐÔNG NGA THÌ SẼ ÉP LX VÀO THẾ TIỀN-HẬU GIÁP KÍCH DẪN TỚI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG LẬT KÈO TRONG TRẬN MOSKVA ???
Tìm hiểu sơ qua về mặt trận châu Á, ta dễ dàng nhận thấy, thực ra ko phải là Nhật không muốn tấn công LX mà là họ không đủ lực lượng và cái giá là quá đắt so với thành quả (có thể) thu được.
Cùng lúc Đức tấn công LX thì Nhật đang bận rộn với cuộc tấn công Trung Quốc và kế hoạch tấn công Trân Châu cảng cùng Đông Nam Á.
Trong điều kiện này họ không thể mở một cuộc tấn công thực sự quy mô vào lãnh thổ LX.
Còn cuộc tấn công vs quy mô nhỏ và trung bình thì sao ?
Sự thực chứng minh, những cuộc tấn công như vậy không đem lại tác dụng đáng kể ( họ đã thử tấn công vào năm 1939 trong chiến dịch chiến dịch Khalkhyn Gol ).
Vả lại, các lực lượng của LX cũng không hề mỏng, vào thời điểm Đức tấn công LX thì LX đang duy trì hàng chục sư đoàn tại biên giới Đông Nam, với khí hậu Viễn Đông Nga, nếu Nhật ko giành đc chiến thắng trong vòng 6 tháng thì họ sẽ phải đối mặt với quân LX trong mùa đông, cuộc chiến sẽ diễn ra trong thời gian đủ dài để Nhật ko thể tập trung đủ quân lực cho các chiến dịch xâm chiếm Đông Nam Á và tấn công Trân Châu Cảng.
Cuộc chiến, sẽ khiến Nhật cạn kiệt tài nguyên chiến tranh thiết yếu như Sắt, Cao su, Dầu .v.v.v...( Vì Mỹ-Nhà cung cấp chính của Nhật-đang cấm vận Nhật) Đế Quốc Nhật sẽ sụp đổ mà không cần LX tiêu diệt quân Quan Đông hay Mỹ thả bom hột nhãn.
Chắc hẳn sẽ có ai đó phản bác "vậy là Nhật đã cầm chân LX đủ để Đức thắng LX trong trận Moskva rồi còn gì".
Nhưng xin thưa với những bạn đã đọc đến đoạn này và đang định phản bác bằng câu trên rằng:
Luận điểm trên đúng, nhưng trong cái đúng lại bao hàm sẵn cái sai.
Chiến tranh chỉ là giai đoạn của Chính Trị, mà Chính Trị về cơ bản như người đi buôn.
Người đi buôn chỉ làm một việc khi đủ lợi ích, rất rõ ràng là cuộc tấn công LX với quy mô lớn chỉ đem lại lợi ích to lớn cho người Đức chứ ko đem lại lợi ích - cho người Nhật ở mức - đủ để cân đối với những thứ mà Nhật sẽ phải bỏ ra, với sự phiêu lưu này nước Nhật ko đủ khả năng chịu đựng.
Thứ 5: LX LÀ KẺ "THÔNG DÂM" VỚI ĐỨC THÔNG QUA HIỆP ƯỚC KHÔNG XÂM PHẠM LẪN NHAU VÀ "SẺ CHIA" CHÂU ÂU
Cái này là suy nghĩ chung của rất nhiều bạn thích tìm hiểu thông tin "đa chiều" bằng cách xem các phim tài liệu Âu-Mỹ. Nhưng thực tế thì sao ???
- Ba Lan, kẻ đóng vai nữ chính trong thước phim hành động ba người Nhật Bản:
Trong các nước châu Âu, Ba Lan là nước đầu tiên thỏa thuận với Đức Quốc xã.
Hiệp ước giữa Ba lan và Hitler, ký vào ngày 26 tháng 1 năm 1934 có hiệu lực 10 năm. Đức đòi hỏi khu vực Danzif, Ba lan đòi hỏi Korridor và đòi sửa lại biên giới vùng Oberschlesien. Căn cứ theo Hiệp ước này, khi Đức chiếm Tiệp Khắc (năm 1938), hùa theo Đức, Ba Lan cũng đã đem quân xâm chiếm vùng Tesschen của Tiệp Khắc.
Thật đắng lòng cho anh bạn Ba Lan chưa kịp tiêu hóa Tesschen đã bị "đồng minh" Đức làm gỏi (^.^!).
- Anh và Pháp, những anh hùng tại Normandie:
+ Từ tháng 11 năm 1937, Anh-Pháp đã mở nhiều cuộc hội đàm với các thủ lĩnh Đức Quốc xã tại Obersanzberg. Họ cho rằng chế độ của Hitler đã trở thành thành trì chống chủ nghĩa Bolshevik và đã đến lúc có thể tiến hành cuộc "thập tự chinh" mới về phương Đông (tức Liên Xô).
+ Ngày 1 tháng 3 năm 1938, nước Đức quốc xã thôn tính nước Áo mà không cần nổ một phát súng. Trong khi Bộ trưởng dân ủy ngoại giao Liên Xô tuyên bố lên án cuộc xâm lược này thì thủ tướng Anh Neville Chamberlain lại nói: "Chúng ta phải tránh bị mắc lừa. Và chúng ta cũng không để cho các nước nhỏ có ảo tưởng về sự giúp đỡ của Hội Quốc Liên có thể dành cho họ để chống lại sự xâm lược".
+ Sau khi Áo bị sát nhập với Đức, Hitler đòi hỏi vùng Sudentenland từ Tiệp Khắc. Tháng 8 năm 1938, quân đội Đức tập trung 30 sư đoàn quanh biên giới Tiệp Khắc, sẵn sàng tấn công nước này.
+ Đến lúc này, tham vọng của Hitler đã lộ rõ, Liên Xô (đương nhiên là vì lợi ích của chính nó) đề nghị với Anh - Pháp việc gạt bỏ những mâu thuẫn giữa hai phía và thành lập một liên minh nhằm ngăn chặn Hitler nhưng bị 2 nước này từ chối.
+ Ngược lại, Anh - Pháp lại nhận lời mời của Ngoại trưởng Đức Ribbentrop và tham gia ký Hiệp ước Munich trong ngày 29, 30 tháng 9 năm 1938 giữa tứ cường Anh, Đức, Pháp, Ý.
Kết quả của hội nghị này là một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau được ký giữa bốn nước này (Hiệp ước Munich) ngày 30 tháng 9 mà không hề đếm xỉa đến Hiệp ước tương trợ giữa Anh và Pháp với chính phủ Tiệp Khắc. Chính phủ Pháp cũng hùa với Đức và Anh để loại Liên Xô (nước ủng hộ Tiệp Khắc) ra khỏi hội nghị Munich.
Bằng Hiệp định Munich, Anh và Pháp đã thừa nhận việc Đức Quốc xã thôn tính nước Áo là việc đã rồi.
Anh-Pháp cũng sẽ làm ngơ cho Hitler đánh chiếm xứ Bohemia và Moravia, chiếm phía tây Tiệp Khắc; đặt Ba Lan và cả Liên Xô trước nguy cơ xâm lược của nước Đức Quốc Xã Sau khi ký Hiệp định Munich, Thủ tướng Anh làm Chamberlain trước khi bay về Anh đã tuyên bố với Hitler rằng "Bây giờ thì ông có đủ máy bay để tấn công Liên Xô. Điều đó sẽ khiến cho Liên Xô không thể đưa máy bay sang Tiệp Khắc được."
Liền sau Hiệp ước Munich, 2 hiệp ước khác được Anh-Pháp ký với Đức:
+ Ngày 6 tháng 12 năm 1938 Pháp tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước tương trợ Pháp-Liên Xô để ký với Đức bản tuyên bố thừa nhận hiệu lực hoàn toàn của Hiệp định Munich 1938.
Bộ trưởng ngoại giao Pháp là Georges Bonnet khi tới thăm Ribbentrop vào năm 1938 đã nói "Nước Pháp rất quan tâm cho các giải pháp về người Do thái", nước Pháp chỉ mong làm sao trục xuất hàng chục ngàn người Do Thái đã tới Pháp.
+ Ngày 15 tháng 3 năm 1939, hiệp ước Düsseldorf được ký kết giữa Anh và Đức Quốc xã về việc phân chia quyền lực kinh tế trong khu vực châu Âu cho hai cường quốc Anh và Đức, trong đó Anh công nhận Đức có quyền khống chế kinh tế khu vực Đông Âu.
Vậy là, hai nước Anh và Pháp không muốn tham chiến, cũng không muốn lập liên minh với Liên Xô cho nên đã vứt bỏ liên minh quân sự với Cộng hoà Tiệp Khắc và ký Hiệp ước Munich vào ngày 29 tháng 9, buộc Tiệp Khắc phải cắt cho Đức một phần lãnh thổ để thỏa mãn yêu cầu của Đức.
Nhưng không dừng lại ở đó, đến ngày 16 tháng 3 năm 1939, Đức đã chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc. Liên Xô ra tuyên bố phản đối Đức, nhưng Anh-Pháp vẫn bỏ qua việc này.
Thấy tình hình thuận lợi, cả Ba Lan và Hungari cũng hùa theo Đức, đưa quân chiếm một phần lãnh thổ Tiệp Khắc.
Ý theo gương Đức, đã sát nhập Albania vào ngày 12 tháng 4 năm 1939.
Chúng ta có thể thấy rất rõ ràng những ANH HÙNG chống Phát Xít đã cư xử ra sao trước khi bị Đức oánh sập.
- Đến lượt các "nạn nhân"trong cuộc xâm lược của LX.
Ngày 7 tháng 6 năm 1939, hiệp ước không xâm lược lẫn nhau cũng được Đức Quốc xã tiếp tục ký với ba nước Baltic (Estonia, Latvia, Litva) và Đan Mạch, những nước có biên giới nằm khá gần Liên Xô. Hiệp ước này quy định rằng các nước Baltic sẽ trợ giúp Đức để chống Liên Xô.
Vâng, mấy thằng nhỏ con này mang cái tham vọng cỡ đó đấy. Bảo sao thằng LX nó chả đập vỡ mõm ngay và luôn.
=> Vậy là quá rõ ràng, Liên bang Soviet không phải kẻ duy nhất ký cái gọi là hiệp ước không xâm phạm với Đức.
Câu hỏi được đặt ra là.
Vì sao Liên bang Soviet lạilaf kẻ duy nhất bị lên án vì hành vi này ???
Câu này tôi xin dành cho một số nhà sử học, chính trị học, các nhà đấu tranh .v.v.v... trả lời vậy.
- Và bây giờ , quay lại với nhân vật chính. Chúng ta cùng dự đoán xem LX sẽ làm gì...
Anh ấy sẽ đóng vai chúa cứu thế và một mình đứng ra chống lại Phát Xít ngay từ năm 1939, sau đó oánh bại Phát Xít với thương tật đầy mình và chuẩn bị cho một cuộc "khô máu" nữa với bọn Anh, Pháp, Mẽo ngồi mài gươm trong lúc LX vs Nazi oánh nhau ... vâng ...
Ôi trời ạ, tôi vừa mường tượng ra cái gì vậy.
BÀI VIẾT CHỈ LÀ QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN, TÔI KHÔNG KHẲNG ĐỊNH RẰNG CÁC QUAN ĐIỂM TRONG BÀI VIẾT LÀ HOÀN TOÀN CHÍNH XÁC.