Một giả thuyết giải thích vì sao Nguyễn Sinh Cung lại lấy tên mình là Hồ Chí Minh, qua lời kể của GS. sử học Trần Quốc Vượng.
Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia ..
(Trích: Trong cõi. Nxb Trăm Hoa, California, 1993, tr. 252-259)
"… câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết. Chỉ là lời truyền miệng dân gian …phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta SỢ.…"
… Đến đây tôi sẽ khép (lại) bài kể lể đã khá dài dòng của mình bằng câu chuyện một người tuy có tên tưổi nhưng không lấy gì làm nổi tiếng lắm, hay đúng hơn cả là đã trở nên có tên tuổi nhờ gắn bó máu thịt với một người có tên tuổi (nhưng từ đầu đến cuối câu chuyện của tôi đều nói về các nhà Nho, các vị thái học sinh, tiến sĩ, bảng nhãn hay là phó bảng cả).
Đó là câu chuyện về cụ thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy.
Phó bảng là một học vị dưới tiến sĩ, chĩ mới xuất hiện ở Việt Nam từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn (1830-31).
Trong một lá đơn bằng tiếng Pháp gởi Bộ Thuộc địa Pháp, Nguyễn Tất Thành (sau là Hồ Chí Minh) đã khéo dịch tên học vị của phụ thân mình là sous docteur [1] như ngày nay ta gọi là phó tiến sĩ.
Quê hương cụ, là làng Kim Liên, tên Nôm là làng Sen huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Nhưng đậu phó bảng rồi cụ đã làm Thừa biện Bộ Lễ ở Huế rồi Tri huyện Bình Khê (Bình Định). Rồi bỏ quan (hay bị mất chức quan), cụ phiêu dạt về Sài Gòn, ngồi bắt mạch kê đơn ở tiệm thuốc bắc Hoa kiều, để có chút cơm rượu... Lại phiêu lãng nữa, tới miền Tây Nam bộ, và cuối cùng mất ở Cao Lãnh (Sa Đéc, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Mộ cụ phó bảng được xây lại cuối năm 1954 sau sự kiện Genève tạm thời chia đôi đất nước Việt Nam.
Người ta làm như thế vì cụ Hồ. Cũng như mộ bà Hoàng Thị Loan vợ cụ phó bảng và là thân mẫu Hồ Chí Minh mới được dời xây lại vài năm nay ở Nam Đàn, Nghệ An. Người ta làm thế cũng vì cụ Hồ. Hai ngôi mộ này, cũng như bản thân Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa lòng Ba Đình, Hà Nội, đều hiện hữu ngoài ý thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Hồ vốn được xem là người giản dị, khiêm nhường...
Cũng đã có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ Chí Minh, nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết.
Chỉ là lời truyền miệng dân gian, ở Kim Liên, Nam Đàn, ở một số người gốc Nghệ hiện sống tại Hà Nội và nhiều nơi khác trên mảnh đất Việt Nam. Nếu trong Folklore, có hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là lan truyền thì từ lâu câu chuyện này cũng đã lan truyền từ làng Kim Liên ra khắp huyện Nam Đàn rồi khắp tỉnh Nghệ Anh rồi rộng ra hơn nữa ... Nhưng phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta SỢ.
Sợ động chạm đến cụ Hồ. Một cái sợ vô nghĩa nhưng người ta cứ gán cho nó cái ý nghĩa chính trị giả tạo. Vì như bà Trịnh Khắc Niệm viết trong cuốn truyện bằng tiếng Anh Life and Death in Shanghai, [2] đã được dịch ra tiếng Việt: Ở xã hội xã hội chủ nghĩa, cuộc đời của các lãnh tụ cộng sản được coi là "bí mật quốc gia".
Nhưng đây không phải là chuyện cụ Hồ, tuy cũng có dính dáng đến cụ Hồ. Mà vì đây là chuyện cụ thân sinh ra cụ Hồ, cụ Nguyễn Sinh Huy, mà cũng là chuyện truyền miệng thôi, nghĩa là thuộc phạm trù giai thoại, Folklore, chứ không thuộc phạm trù lịch sử, như tôi đã nói từ đầu bài này.
Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy không phải là thuộc dòng máu mủ của dòng họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: ông đồ nho, cử nhân Hồ Sĩ Tạo.
Cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ Quý Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đây cũng là quê gốc của anh em Tây Sơn thế kỷ XVIII, vốn họ Hồ ở xứ Nghệ, đây cũng là quê hương Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ Chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hiện sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu về lịch sử làng Quỳnh Đôi, quê ông. Bà vợ nhà văn lớn Đặng Thai Mai, người một thời làm Bộ trưởng Giáo dục trong chính phủ của cụ Hồ 45-46 rồi làm Viện trưởng Viện trưởng Viện Văn học, là Hồ Thị Loan, cũng thuộc dòng họ Hồ này ở làng Quỳnh Đôi). Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX) cử nhân Hồ Sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nhà nghệ nhân dân gian, trong nhà có "phường hát ả đào".
Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bảo: má hồng thì mệnh bạc. Như Đặng Trần Côn viết mở đầu khúc ngâm chinh phụ: "Hồng nhan đa truân" (Gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên). Hay như Nguyễn Du than thở giùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều: "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", "Rằng hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu").
Vả ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo, lấy tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng và con nhà ca xướng ("xướng ca vô loài").
Cô Đèn, Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc là thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà thì lại luôn có bậc văn nhân: ông cử Hồ Sĩ Tạo. "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" là lẽ thường theo tâm lý dân gian, huống chi là giữa văn nhân - tài tử - giai nhân. "Trai tài gái sắc" mà! Và cô Hà Thị Hy bỗng dưng "không chồng mà chửa". Mà ông cử Tạo thì đã có vợ, có con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái "chửa hoang", hạng "gian phu dâm phụ". Để tránh nỗi nhục cho con gái mình và cho cả ông cử Tạo đang làm "thầy đồ" được hết sức kính trọng trong nhà mình, họ Hà phải bù đầu suy tính...
Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ (bà vợ trước đã có một con trai là Nguyễn Sinh Thuyết, và người con trai này cũng đã có vợ).
Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, "cho không" cô Hy làm vợ kế ông này, như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ thì, lấy ông già góa vợ, mong ém nhém việc cô gái đã "to bụng".
Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc thì bao đêm khóc thầm vì bẽ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lão nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn vì đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn "của thừa", "người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lão nông Nhậm)". "Miệng tiếng thế gian xì xầm", ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời "nói ra, nói vào", lời chì chiết của nàng dâu vợ anh Thuyết, vốn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và mình ở riêng với bà vợ kế.
Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông mặc dù ông biết rõ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng "tiếng bấc, tiếng chì" hơn trước, vì ngoài việc bố chồng "rước của tội, của nợ", "lấy đĩ làm vợ" thì nay còn nỗi lo": Người con trai này - được ông nhận làm con, lớn lên sẽ được quyền chia xẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn gì của một gia đình nông phu thôn dã. Việc ấy xảy ra vào năm Quý Hợi, đời vua Tự Đức thứ 16 (1863.
Vì trọng tuổi, lại vì lo phiền, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất. Nguyễn Sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Lên bốn, về ở với người anh gọi là "cùng cha khác mẹ" mà thật ra là "khác cả cha lẫn mẹ", cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng "em hờ" của chồng này đi cho "rảnh nợ".
Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn Sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại thì ông bà đều đã mất, họ Hà chẳng còn ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này.
May có ông tú đồ nho Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là hòn máu rơi của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đã đón về làm con nuôi, cho ăn học. Và đến khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cho cô con gái đầu lòng, Hoàng Thị Loan, mới 13 tuổi đầu, cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh ba gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc ăn ở riêng.
Ta dễ hiểu vì sao Nguyễn Sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ, làng Chùa, hơn là với làng Sơn "quê nội", quê cha "hờ". Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn Thị Thanh, qua người con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm (tục gọi là ông cả Đạt) đến người con trai thứ Nguyễn Sinh Côn (hay Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê mẹ hay là quê ngoại. Khi cụ Tú Hoàng (Hoàng Xuân Đường) mất, vợ chồng con cái Nguyễn Sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ Hoàng. Các cháu đều quấn quít quanh bà ngoại.
Qua giỗ đầu cụ Tú Hoàng, Nguyễn Sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng "học điền", ruộng công của làng Chùa chia cho những người có học (nhằm khuyến khích việc học) để học thêm - chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mùi (1895), ông thi trượt.
Nhờ sự vận động gửi gấm của ông Hồ Sĩ Tạo, người cha thực của Nguyễn Sinh Sắc, với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô. (Ai cũng biết: để được nhận vào học Quốc Tử Giám và làm giám sinh phải là con cháu của những gia đình có thế lực, gọi là "danh gia tử đệ". Nếu không có sự can thiệp của ông Hồ Sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan thì làm sao Nguyễn Sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ Sĩ Tạo vẫn còn có một "cử chỉ đẹp" với đứa con mà mình không dám nhận). Nguyễn Sinh Sắc, đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1898), ông lại trượt.
Ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (10-2-1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngày sau) trở thành con trai út.
Nguyễn Sinh Huy đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc giùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu phó bảng và được "vinh quy bái tổ" về làng. Theo thể thức triều đình, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội, dù là quê nội danh nghĩa, tức là làng Sen - Kim Liên. Hội đồng hương lý và dân xã đã dựng nhà tranh năm gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen, để đón quan phó bảng tân khoa Nguyễn Sinh Huy về làng.
Thế là buộc lòng ông phải về "quê nội". Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Côn (Hồ Chí Minh ngày sau) về ở quê nội nhưng thân ông, lòng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái gì "đích thực" và gắn bó với tuổi thơ ông. Ông phó bảng có đến thăm cụ Hồ Sĩ Tạo.
Nhưng gia đình ông phó bảng cùng hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy ba năm! Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô nhận chức quan (1904) ở Bộ Lễ, đem theo hai con trai vô Huế học. Năm 1907, ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê ... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan), khoảng 1910, ông phiêu bạt vô Sài Gòn rồi Lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa...
Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đình riêng.
Người ta bảo lúc sau, khi cụ Hồ Sĩ Tạo đã qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái "bí mật" về cội nguồn của cụ phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ.
Còn Nguyễn Sinh Côn - Nguyễn Tất Thành - có biết không? Từ khoảng 11 đến 14 tuổi, ông ở làng Sen, có nhẽ nào không ai nói cho ông biết? Hay là trước đó nữa, khi ông ở làng Chùa quê ngoại gần gặn làng Sen! Hay là sau đó nữa chả lẽ không khi nào cụ phó bảng Huy hay bà Thanh hay ông Cả Đạt lại không kể với ông về "bí mật" của gốc tích thân phụ mình?
Không có chứng cớ gì về việc ông Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - biết hay không biết chuyện này... Sau này, khi hoạt động cách mạng, ông còn mang nhiều tên khác nữa. Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, thì người ta thấy ông mang tên Hồ Chí Minh.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành công khai thì cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam, từ trí thức đến người dân quê, lại âm thầm bàn tán: vì sao Nguyễn Ái Quốc lại đổi tên là Hồ Chí Minh? Và tên này cụ giữ mãi cho tới khi "về với Các Mác, Lê-nin" năm 1969.
Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - còn quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ, tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ, đã trở thành "huyền thoại". Huyền thoại Hồ Chí Minh được hình thành trong vô thức dân gian mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được hình thành một cách hữu thức, bởi một số cán bộ gần gụi cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ đã được huyền thoại hóa.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám, người ta còn in cả cuốn sách (mỏng thôi) về sấm Trạng Trình có những câu vận vào cụ Hồ và sự nghiệp Cách mạng tháng Tám. Và sấm Trạng Trình vẫn được vận vào cụ Hồ còn lâu về sau nữa, ở miền Nam Việt Nam và hiện nay ở một số người Việt lưu vong, dù là với hậu ý không ưa gì cụ Hồ... Nhưng đó lại không phải là chủ đề của bài viết này.
Trở lại với cái tên Hồ Chí Minh, lời truyền miệng dân gian bảo rằng: Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải cụ Nguyễn Sinh Nhậm.
Và dân làng Sen cũng bảo: Thì cứ xem, lần đầu tiên về thăm quê hương, sau cách mạng, sau mấy chục năm xa quê (15-6-1957), từ thị xã Vinh, tỉnh lỵ Nghệ An, cụ Hồ đã về làng Chùa trước, rồi sau mới sang làng Sen "quê nội"! [3]
Riêng tôi nghĩ, thì cũng phải thôi. Vì như ở trên ta đã thấy, cả một thời thơ ấu của cụ Hồ là gắn bó với quê ngoại làng Chùa, nơi cụ sinh ra và bước đầu lớn lên. Chứ đâu phải làng Sen, là nơi cụ chỉ ở có vài năm, lại là khi đã bắt đầu khôn lớn?
Tôi không muốn có bất cứ kết luận "khoa học" gì về bài viết này. Vì nó không phải là một luận văn khoa học. Đây chỉ là việc ghi lại một số lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh hay là cái khổ tâm, hay là cái "mặc cảm" của một số nhà trí thức Nho gia từ đầu thế kỷ XIV (Trương Hán Siêu, Chu Văn An) đến đầu thế kỷ XX (Nguyễn Sinh Huy) đối với làng quê. [4]
Còn viết lách, thì bao giờ chẳng là chuyện: "Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý". (Viết không [bao giờ] hết lời nói, Lời nói không [bao giờ] hết ý!)
Tháng 1.1991
Trần Quốc Vượng
Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia ..
(Trích: Trong cõi. Nxb Trăm Hoa, California, 1993, tr. 252-259)
"… câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết. Chỉ là lời truyền miệng dân gian …phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta SỢ.…"
… Đến đây tôi sẽ khép (lại) bài kể lể đã khá dài dòng của mình bằng câu chuyện một người tuy có tên tưổi nhưng không lấy gì làm nổi tiếng lắm, hay đúng hơn cả là đã trở nên có tên tuổi nhờ gắn bó máu thịt với một người có tên tuổi (nhưng từ đầu đến cuối câu chuyện của tôi đều nói về các nhà Nho, các vị thái học sinh, tiến sĩ, bảng nhãn hay là phó bảng cả).
Đó là câu chuyện về cụ thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy.
Phó bảng là một học vị dưới tiến sĩ, chĩ mới xuất hiện ở Việt Nam từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn (1830-31).
Trong một lá đơn bằng tiếng Pháp gởi Bộ Thuộc địa Pháp, Nguyễn Tất Thành (sau là Hồ Chí Minh) đã khéo dịch tên học vị của phụ thân mình là sous docteur [1] như ngày nay ta gọi là phó tiến sĩ.
Quê hương cụ, là làng Kim Liên, tên Nôm là làng Sen huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Nhưng đậu phó bảng rồi cụ đã làm Thừa biện Bộ Lễ ở Huế rồi Tri huyện Bình Khê (Bình Định). Rồi bỏ quan (hay bị mất chức quan), cụ phiêu dạt về Sài Gòn, ngồi bắt mạch kê đơn ở tiệm thuốc bắc Hoa kiều, để có chút cơm rượu... Lại phiêu lãng nữa, tới miền Tây Nam bộ, và cuối cùng mất ở Cao Lãnh (Sa Đéc, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Mộ cụ phó bảng được xây lại cuối năm 1954 sau sự kiện Genève tạm thời chia đôi đất nước Việt Nam.
Người ta làm như thế vì cụ Hồ. Cũng như mộ bà Hoàng Thị Loan vợ cụ phó bảng và là thân mẫu Hồ Chí Minh mới được dời xây lại vài năm nay ở Nam Đàn, Nghệ An. Người ta làm thế cũng vì cụ Hồ. Hai ngôi mộ này, cũng như bản thân Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa lòng Ba Đình, Hà Nội, đều hiện hữu ngoài ý thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Hồ vốn được xem là người giản dị, khiêm nhường...
Cũng đã có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ Chí Minh, nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết.
Chỉ là lời truyền miệng dân gian, ở Kim Liên, Nam Đàn, ở một số người gốc Nghệ hiện sống tại Hà Nội và nhiều nơi khác trên mảnh đất Việt Nam. Nếu trong Folklore, có hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là lan truyền thì từ lâu câu chuyện này cũng đã lan truyền từ làng Kim Liên ra khắp huyện Nam Đàn rồi khắp tỉnh Nghệ Anh rồi rộng ra hơn nữa ... Nhưng phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta SỢ.
Sợ động chạm đến cụ Hồ. Một cái sợ vô nghĩa nhưng người ta cứ gán cho nó cái ý nghĩa chính trị giả tạo. Vì như bà Trịnh Khắc Niệm viết trong cuốn truyện bằng tiếng Anh Life and Death in Shanghai, [2] đã được dịch ra tiếng Việt: Ở xã hội xã hội chủ nghĩa, cuộc đời của các lãnh tụ cộng sản được coi là "bí mật quốc gia".
Nhưng đây không phải là chuyện cụ Hồ, tuy cũng có dính dáng đến cụ Hồ. Mà vì đây là chuyện cụ thân sinh ra cụ Hồ, cụ Nguyễn Sinh Huy, mà cũng là chuyện truyền miệng thôi, nghĩa là thuộc phạm trù giai thoại, Folklore, chứ không thuộc phạm trù lịch sử, như tôi đã nói từ đầu bài này.
Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy không phải là thuộc dòng máu mủ của dòng họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: ông đồ nho, cử nhân Hồ Sĩ Tạo.
Cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ Quý Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đây cũng là quê gốc của anh em Tây Sơn thế kỷ XVIII, vốn họ Hồ ở xứ Nghệ, đây cũng là quê hương Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ Chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hiện sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu về lịch sử làng Quỳnh Đôi, quê ông. Bà vợ nhà văn lớn Đặng Thai Mai, người một thời làm Bộ trưởng Giáo dục trong chính phủ của cụ Hồ 45-46 rồi làm Viện trưởng Viện trưởng Viện Văn học, là Hồ Thị Loan, cũng thuộc dòng họ Hồ này ở làng Quỳnh Đôi). Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX) cử nhân Hồ Sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nhà nghệ nhân dân gian, trong nhà có "phường hát ả đào".
Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bảo: má hồng thì mệnh bạc. Như Đặng Trần Côn viết mở đầu khúc ngâm chinh phụ: "Hồng nhan đa truân" (Gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên). Hay như Nguyễn Du than thở giùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều: "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", "Rằng hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu").
Vả ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo, lấy tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng và con nhà ca xướng ("xướng ca vô loài").
Cô Đèn, Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc là thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà thì lại luôn có bậc văn nhân: ông cử Hồ Sĩ Tạo. "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" là lẽ thường theo tâm lý dân gian, huống chi là giữa văn nhân - tài tử - giai nhân. "Trai tài gái sắc" mà! Và cô Hà Thị Hy bỗng dưng "không chồng mà chửa". Mà ông cử Tạo thì đã có vợ, có con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái "chửa hoang", hạng "gian phu dâm phụ". Để tránh nỗi nhục cho con gái mình và cho cả ông cử Tạo đang làm "thầy đồ" được hết sức kính trọng trong nhà mình, họ Hà phải bù đầu suy tính...
Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ (bà vợ trước đã có một con trai là Nguyễn Sinh Thuyết, và người con trai này cũng đã có vợ).
Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, "cho không" cô Hy làm vợ kế ông này, như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ thì, lấy ông già góa vợ, mong ém nhém việc cô gái đã "to bụng".
Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc thì bao đêm khóc thầm vì bẽ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lão nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn vì đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn "của thừa", "người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lão nông Nhậm)". "Miệng tiếng thế gian xì xầm", ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời "nói ra, nói vào", lời chì chiết của nàng dâu vợ anh Thuyết, vốn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và mình ở riêng với bà vợ kế.
Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông mặc dù ông biết rõ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng "tiếng bấc, tiếng chì" hơn trước, vì ngoài việc bố chồng "rước của tội, của nợ", "lấy đĩ làm vợ" thì nay còn nỗi lo": Người con trai này - được ông nhận làm con, lớn lên sẽ được quyền chia xẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn gì của một gia đình nông phu thôn dã. Việc ấy xảy ra vào năm Quý Hợi, đời vua Tự Đức thứ 16 (1863.
Vì trọng tuổi, lại vì lo phiền, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất. Nguyễn Sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Lên bốn, về ở với người anh gọi là "cùng cha khác mẹ" mà thật ra là "khác cả cha lẫn mẹ", cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng "em hờ" của chồng này đi cho "rảnh nợ".
Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn Sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại thì ông bà đều đã mất, họ Hà chẳng còn ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này.
May có ông tú đồ nho Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là hòn máu rơi của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đã đón về làm con nuôi, cho ăn học. Và đến khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cho cô con gái đầu lòng, Hoàng Thị Loan, mới 13 tuổi đầu, cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh ba gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc ăn ở riêng.
Ta dễ hiểu vì sao Nguyễn Sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ, làng Chùa, hơn là với làng Sơn "quê nội", quê cha "hờ". Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn Thị Thanh, qua người con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm (tục gọi là ông cả Đạt) đến người con trai thứ Nguyễn Sinh Côn (hay Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê mẹ hay là quê ngoại. Khi cụ Tú Hoàng (Hoàng Xuân Đường) mất, vợ chồng con cái Nguyễn Sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ Hoàng. Các cháu đều quấn quít quanh bà ngoại.
Qua giỗ đầu cụ Tú Hoàng, Nguyễn Sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng "học điền", ruộng công của làng Chùa chia cho những người có học (nhằm khuyến khích việc học) để học thêm - chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mùi (1895), ông thi trượt.
Nhờ sự vận động gửi gấm của ông Hồ Sĩ Tạo, người cha thực của Nguyễn Sinh Sắc, với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô. (Ai cũng biết: để được nhận vào học Quốc Tử Giám và làm giám sinh phải là con cháu của những gia đình có thế lực, gọi là "danh gia tử đệ". Nếu không có sự can thiệp của ông Hồ Sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan thì làm sao Nguyễn Sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ Sĩ Tạo vẫn còn có một "cử chỉ đẹp" với đứa con mà mình không dám nhận). Nguyễn Sinh Sắc, đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1898), ông lại trượt.
Ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (10-2-1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngày sau) trở thành con trai út.
Nguyễn Sinh Huy đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc giùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu phó bảng và được "vinh quy bái tổ" về làng. Theo thể thức triều đình, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội, dù là quê nội danh nghĩa, tức là làng Sen - Kim Liên. Hội đồng hương lý và dân xã đã dựng nhà tranh năm gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen, để đón quan phó bảng tân khoa Nguyễn Sinh Huy về làng.
Thế là buộc lòng ông phải về "quê nội". Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Côn (Hồ Chí Minh ngày sau) về ở quê nội nhưng thân ông, lòng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái gì "đích thực" và gắn bó với tuổi thơ ông. Ông phó bảng có đến thăm cụ Hồ Sĩ Tạo.
Nhưng gia đình ông phó bảng cùng hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy ba năm! Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô nhận chức quan (1904) ở Bộ Lễ, đem theo hai con trai vô Huế học. Năm 1907, ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê ... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan), khoảng 1910, ông phiêu bạt vô Sài Gòn rồi Lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa...
Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đình riêng.
Người ta bảo lúc sau, khi cụ Hồ Sĩ Tạo đã qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái "bí mật" về cội nguồn của cụ phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ.
Còn Nguyễn Sinh Côn - Nguyễn Tất Thành - có biết không? Từ khoảng 11 đến 14 tuổi, ông ở làng Sen, có nhẽ nào không ai nói cho ông biết? Hay là trước đó nữa, khi ông ở làng Chùa quê ngoại gần gặn làng Sen! Hay là sau đó nữa chả lẽ không khi nào cụ phó bảng Huy hay bà Thanh hay ông Cả Đạt lại không kể với ông về "bí mật" của gốc tích thân phụ mình?
Không có chứng cớ gì về việc ông Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - biết hay không biết chuyện này... Sau này, khi hoạt động cách mạng, ông còn mang nhiều tên khác nữa. Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, thì người ta thấy ông mang tên Hồ Chí Minh.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành công khai thì cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam, từ trí thức đến người dân quê, lại âm thầm bàn tán: vì sao Nguyễn Ái Quốc lại đổi tên là Hồ Chí Minh? Và tên này cụ giữ mãi cho tới khi "về với Các Mác, Lê-nin" năm 1969.
Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - còn quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ, tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ, đã trở thành "huyền thoại". Huyền thoại Hồ Chí Minh được hình thành trong vô thức dân gian mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được hình thành một cách hữu thức, bởi một số cán bộ gần gụi cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ đã được huyền thoại hóa.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám, người ta còn in cả cuốn sách (mỏng thôi) về sấm Trạng Trình có những câu vận vào cụ Hồ và sự nghiệp Cách mạng tháng Tám. Và sấm Trạng Trình vẫn được vận vào cụ Hồ còn lâu về sau nữa, ở miền Nam Việt Nam và hiện nay ở một số người Việt lưu vong, dù là với hậu ý không ưa gì cụ Hồ... Nhưng đó lại không phải là chủ đề của bài viết này.
Trở lại với cái tên Hồ Chí Minh, lời truyền miệng dân gian bảo rằng: Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải cụ Nguyễn Sinh Nhậm.
Và dân làng Sen cũng bảo: Thì cứ xem, lần đầu tiên về thăm quê hương, sau cách mạng, sau mấy chục năm xa quê (15-6-1957), từ thị xã Vinh, tỉnh lỵ Nghệ An, cụ Hồ đã về làng Chùa trước, rồi sau mới sang làng Sen "quê nội"! [3]
Riêng tôi nghĩ, thì cũng phải thôi. Vì như ở trên ta đã thấy, cả một thời thơ ấu của cụ Hồ là gắn bó với quê ngoại làng Chùa, nơi cụ sinh ra và bước đầu lớn lên. Chứ đâu phải làng Sen, là nơi cụ chỉ ở có vài năm, lại là khi đã bắt đầu khôn lớn?
Tôi không muốn có bất cứ kết luận "khoa học" gì về bài viết này. Vì nó không phải là một luận văn khoa học. Đây chỉ là việc ghi lại một số lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh hay là cái khổ tâm, hay là cái "mặc cảm" của một số nhà trí thức Nho gia từ đầu thế kỷ XIV (Trương Hán Siêu, Chu Văn An) đến đầu thế kỷ XX (Nguyễn Sinh Huy) đối với làng quê. [4]
Còn viết lách, thì bao giờ chẳng là chuyện: "Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý". (Viết không [bao giờ] hết lời nói, Lời nói không [bao giờ] hết ý!)
Tháng 1.1991
Trần Quốc Vượng