Ngày này năm xưa: Đại thắng Bạch Đằng 9/4/1288
Trận này Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả nổi bật hơn hẳn trong suốt cuộc kháng chiến lần 3, nhưng Nguyên sử không ghi trong phần An Nam truyện, có thể “không dám ghi” là bị thua ở Bạch Đằng, thậm chí quen ghi thắng hết trận này trận nọ. Tuy nhiên đến Phàn Tiếp liệt truyện thì lại ngậm ngùi:
“Tháng hai, trời nóng (haha), lương thực lại hết (bài ca quen thuộc), Phàn Tiếp theo lệnh vương (Thoát Hoan) khải hoàn (ôi vkl, khải hoàn cơ đấy). Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem thuyền về, bị giặc (chỉ quân ta) đón đánh, chặn ở sông Bạch Đằng.
Nước triều xuống, thuyền chèo mắc lại nhau. Giặc họp lại đánh lớn, tên bắn như mưa. Kịch chiến từ giờ mão đến giờ dậu (từ 5h sáng đến 7 giờ tối). Tiếp bị thương, nhảy xuống nước, giặc lấy câu liêm móc lên giết (sách đại cương chép thành Tiếp bị bắt sống).
Đến năm Chí Thuận (1330-1333), triều đình truy tặng Tiếp làm “trung tuyên lực hiệu tiết công thần, tư đức đại phu, Giang Chiết hành tỉnh hữu thừa, thượng đảng quận công”, ban thụy là “trung định”.”
Dế thấy, đang tháng 2 âm nhưng quân Nguyên vẫn bài ca quen thuộc là kêu nóng nực, hết lương. Nếu thế thì mùa nào cũng nóng, sang xâm lược làm mịa gì ! Không đánh được thêm đất nào, nhưng vẫn kêu là khải hoàn trở về. Đến lúc thua sml thì không dám ghi vào chính truyện mà ghi vào phần liệt truyện ở mấy quyển cuối, chép lại ít. Mà chết 50 năm sau mới truy tặng thì cũng đủ thấy người Nguyên ngại thế nào ! (Thực ra là người Minh viết sử <(") )
Trận Bạch Đằng đánh từ sáng tới chiều chứng tỏ đánh vô cùng ác liệt, gay go, giặc chắc chắn phải đông vài vạn (sách ước tính 5 vạn có vẻ hợp lý). Võ công rực rỡ là thế nên Trương Hán Siêu mới viết:
“Muôn dặm thuyền bè, tinh kì phấp phới.
Sáu quân oai hùng, gươm giáo sáng ngời.
Sống mái chưa phân, Bắc- Nam lũy đối.
Trời đất rung rinh chữ sắp tan.
Nhật nguyệt u ám chừ mờ tối…”
Thế mới thấy, đọc tài liệu nước ngoài cần sét đoán, đối chiếu, không nên tin ngay. Đọc sử Việt cũng thế, nhưng sử người Việt viết vẫn có nhiều cái chuẩn xác hơn cách nước ngoài nhìn nước ta, tiếc là ít quá.
Nguồn: Nguyên sử, Đại cương lịch sử VN trung đại
#VN #Trần
Trận này Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả nổi bật hơn hẳn trong suốt cuộc kháng chiến lần 3, nhưng Nguyên sử không ghi trong phần An Nam truyện, có thể “không dám ghi” là bị thua ở Bạch Đằng, thậm chí quen ghi thắng hết trận này trận nọ. Tuy nhiên đến Phàn Tiếp liệt truyện thì lại ngậm ngùi:
Đại thắng Bạch Đằng năm 1288 |
“Tháng hai, trời nóng (haha), lương thực lại hết (bài ca quen thuộc), Phàn Tiếp theo lệnh vương (Thoát Hoan) khải hoàn (ôi vkl, khải hoàn cơ đấy). Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem thuyền về, bị giặc (chỉ quân ta) đón đánh, chặn ở sông Bạch Đằng.
Nước triều xuống, thuyền chèo mắc lại nhau. Giặc họp lại đánh lớn, tên bắn như mưa. Kịch chiến từ giờ mão đến giờ dậu (từ 5h sáng đến 7 giờ tối). Tiếp bị thương, nhảy xuống nước, giặc lấy câu liêm móc lên giết (sách đại cương chép thành Tiếp bị bắt sống).
Đến năm Chí Thuận (1330-1333), triều đình truy tặng Tiếp làm “trung tuyên lực hiệu tiết công thần, tư đức đại phu, Giang Chiết hành tỉnh hữu thừa, thượng đảng quận công”, ban thụy là “trung định”.”
Dế thấy, đang tháng 2 âm nhưng quân Nguyên vẫn bài ca quen thuộc là kêu nóng nực, hết lương. Nếu thế thì mùa nào cũng nóng, sang xâm lược làm mịa gì ! Không đánh được thêm đất nào, nhưng vẫn kêu là khải hoàn trở về. Đến lúc thua sml thì không dám ghi vào chính truyện mà ghi vào phần liệt truyện ở mấy quyển cuối, chép lại ít. Mà chết 50 năm sau mới truy tặng thì cũng đủ thấy người Nguyên ngại thế nào ! (Thực ra là người Minh viết sử <(") )
Trận Bạch Đằng đánh từ sáng tới chiều chứng tỏ đánh vô cùng ác liệt, gay go, giặc chắc chắn phải đông vài vạn (sách ước tính 5 vạn có vẻ hợp lý). Võ công rực rỡ là thế nên Trương Hán Siêu mới viết:
“Muôn dặm thuyền bè, tinh kì phấp phới.
Sáu quân oai hùng, gươm giáo sáng ngời.
Sống mái chưa phân, Bắc- Nam lũy đối.
Trời đất rung rinh chữ sắp tan.
Nhật nguyệt u ám chừ mờ tối…”
Thế mới thấy, đọc tài liệu nước ngoài cần sét đoán, đối chiếu, không nên tin ngay. Đọc sử Việt cũng thế, nhưng sử người Việt viết vẫn có nhiều cái chuẩn xác hơn cách nước ngoài nhìn nước ta, tiếc là ít quá.
Nguồn: Nguyên sử, Đại cương lịch sử VN trung đại
#VN #Trần