Một chế độ được tất cả "dân chủ" ca ngợi và bày tỏ sự hối tiếc lớn, mặc dù nó đã sụp đổ hơn 40 năm. Đó là chế độ, trong đó các cuộc đảo chính liên tiếp xảy ra, phản ánh mức độ xung đột, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các phe phái trong chính quyền Sài Gòn - Việt nam cộng hoà. Nhìn lại thời kỳ đất nước chưa được giải phóng, chế độ Việt nam cộng hoà được thâu tóm bởi tay sai của Diệm, Thiệu, và chúng ta sẽ thấy rằng đó là thời kỳ thanh trừng đẫm máu giữa các phe phái chính trị. Bất kể có cuộc đảo chính thời Việt nam cộng hoà có sự giật dây của Mỹ hay không. Dưới đây VN tổng hợp đã sưu tầm các bài viết nghiên cứu về các cuộc đảo chính thời Việt Nam cộng hoà.
Đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1960 là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên tại Việt Nam Cộng hòa, do Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông đứng đầu. Mục đích cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa bấy giờ là Ngô Đình Diệm. Ban đầu, quân đảo chính kiểm soát được một số vị trí quan trọng tại Sài Gòn do yếu tố bất ngờ, tuy nhiên nhanh chóng thất bại khi các thủ lĩnh quân sự không kiên quyết cũng như không có được sự ủng hộ quần chúng. Sau khi cuộc đảo chính bị dập tắt, một số sĩ quan quân đội và chính khách đối lập liên quan đến cuộc đảo chính bị chính quyền Ngô Đình Diệm thanh trừng và đưa ra xét xử, tiêu biểu như vụ án nhà văn Nguyễn Tường Tam.
Cuộc đảo chính diễn ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam Cộng hòa sau 5 năm xây dựng dưới quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm đã dần vững mạnh. Các thế lực đối lập đều bị trấn áp mạnh và bị suy giảm ảnh hưởng. Nhóm quân sự Bình Xuyên bị tiêu diệt, các nhóm quân sự khác của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo; lực lượng vũ trang của các đảng phái Đại Việt, Quốc dân Đảng đều bị giải tán và sát nhập vào Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Để đảm bảo vị thế quyền lực của mình, Ngô Đình Diệm chủ trương kềm chế các phe phái chính trị đối lập cũng như ảnh hưởng từ phía nước ngoài như Mỹ, Pháp. Điều này giúp ông có thể tập trung sức mạnh để đương đầu với đối thủ mà ông cho là nguy hiểm nhất: Cộng sản miền Nam, nhóm chính trị và quân sự tuy bề ngoài không hoạt động hoặc hoạt động rời rạc, nhưng thực tế chịu sự chỉ đạo thống nhất của Xứ ủy Nam Bộ. Nhất là khi Nghị quyết Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thứ 15 đã chỉ đạo Xứ ủy Nam Bộ chuyển hình thái từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang.
Tuy nhiên, quan điểm này của Ngô Đình Diệm không được những người đối lập tán đồng. Họ liên tục công kích chính sách độc tài chính trị cũng như những thất bại về quân sự, mà nổi bật nhất là Phong trào Đồng khởi tại Bến Tre và Trận tập kích Tua Hai tại Tây Ninh cuối tháng 1/1960, đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ.
Cuộc đảo chính được Trung tá Vương Văn Đông, một sĩ quan người miền Bắc từng tham gia chiến tranh chống Việt Minh, chỉ huy. Đông sau này được huấn luyện ở Kansas, Hoa Kỳ và được các cố vấn quân sự Mỹ đánh giá cao. Đông viện cớ chế độ của Ngô Đình Diệm chuyên quyền và can thiệp liên tục vào quân đội là cơ sở chính cho sự bất bình của mình. Ngô Đình Diệm đã bổ nhiệm những quan chức trung thành với mình hơn là những người có tài năng và khiến cho các quan chức cấp cao mâu thuẫn lẫn nhau để tránh khỏi bị họ đoàn kết chống lại mình. Nhiều năm sau cuộc đảo chính, Đông đã khẳng định rằng ông ta chỉ muốn Diệm cải thiện chế độ của mình.
Đại tá Nguyễn Chánh Thi, một chỉ huy của cuộc đảo chính khẳng định “Tuyệt nhiên không có sự nhúng tay của ngoại quốc, dù xa hay gần, dù trực tiếp hay gián tiếp, dù vật chất hay tinh thần. Tôi xin cam đoan rằng không một người ngoại kiều nào được biết đến cuộc đảo chính này trước khi tiếng súng nổ.” còn William Colby sau này thừa nhận có một số sĩ quan Mỹ đến sở chỉ huy quân dù gần dinh Độc Lập quan sát trận chiến để báo cáo tình hình với ông. Khi Ngô Đình Nhu biết được điều này, ông chỉ trích William Colby “Nước nào cũng chơi trò tình báo… nhưng không một nước nào kể cả chúng tôi có thể chấp nhận việc một nước khác nhúng mũi vào quyền hành và tiến trình chính trị của mình” rồi đưa ra bằng chứng về việc một viên sĩ quan Mỹ gặp phe chống đối tham gia bàn kế hoạch đảo chính quân sự. Colby phủ nhận sĩ quan đó không phải người của CIA nhưng do người sĩ quan bị đe dọa thủ tiêu nên ông đồng ý trục xuất người đó về nước. Một nhân vật dân sự khác là Hoàng Cơ Thụy tham gia vào cuộc binh biến ngày 11/11/1960 do cung cấp tin tức cho CIA cũng có nguy cơ bị bắt nên được CIA lén đưa ra nước ngoài.
Kế hoạch đảo chính đã được Trung tá Đông và các quan chức bất bình với chế độ Diệm, trong đó có Đại tá Nguyễn Chánh Thi, chuẩn bị trong một năm. Đông đã cấu kết được với một Trung đoàn Thiết giáp, một đơn vị Hải quân và ba Tiểu đoàn quân Nhảy dù. Phủ tổng thống đã gởi Nha An ninh quân đội (và Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô) chỉ thị phải gấp rút điều tra Đại tá tư lệnh Lữ đoàn dù Nguyễn Chánh Thi về “những hoạt động có hại cho quốc gia”. Lực lượng đảo chính quyết định tiến hành cuộc đảo chính sớm hơn một ngày.
Cuộc đảo chính nổ ra vào lúc 5 giờ sáng ngày 11/11. Lực lượng đảo chính chiếm đài phát thanh và phát Nhật lệnh.
Tuy nhiên kế hoạch đã được thực hiện không hiệu quả, quân nổi loạn đã không phong tỏa các con đường vào đô thành Sài Gòn. Ngô Đình Diệm sử dụng hệ thống phát sóng đặc biệt nằm trong dinh Độc Lập yêu cầu các tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ Tổng thống. Đại tá Trần Thiện Khiêm quân khu 5 được lệnh phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lấy một Chi đoàn lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh. Đầu tiên, lực lượng đảo chính đã bao vây dinh Độc Lập nhưng Ngô Đình Diệm cử đại diện truyền đạt cho phe đảo chính lời hứa giải tán chính phủ và vợ chồng Ngô Đình Nhu sẽ phải ra đi. Phe đảo chính trì hoãn tấn công trong 36 tiếng đồng hồ vì tin rằng Diệm sẽ tuân thủ theo yêu sách của họ. Đông đã cố gắng gọi điện cho đại sứ Mỹ Elbridge Durbrow để gây áp lực lên Diệm. Tuy nhiên, Durbrow dù chỉ trích Diệm vẫn giữ lập trường của chính phủ Mỹ ủng hộ Diệm, cho rằng “chúng tôi ủng hộ chính phủ này cho đến khi nó thất bại”. Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Đại tướng Lê Văn Tỵ, tỏ thái độ ủng hộ và đồng ý hợp tác với phe đảo chính. Ông yêu cầu phe đảo chính ngừng bắn để thương lượng với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Lúc 4 giờ 45 phút sáng ngày 12/11/1960, Đài phát thanh Sài Gòn đã truyền đi “Nhật lệnh 3 điểm” của Tổng tham mưu trưởng Lê Văn Tỵ.
Lợi dụng thời gian trì hoãn này, Diệm đã xuống tầng hầm dinh Độc Lập và viết một bài diễn văn kêu gọi các tướng lãnh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành lập một Chính phủ lâm thời và hứa hẹn phối hợp với Ủy ban cách mạng của phe đảo chính thành lập một Chính phủ liên hiệp để tránh đổ máu và trấn an dân chúng.
Khi các thỏa hiệp đang được phát trên các phương tiện truyền thông ngày 12/11, Đại tá Huỳnh Văn Cao chỉ huy Bộ binh và Thiết giáp thuộc Sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho cùng Đại tá Trần Thiện Khiêm và Trung tá Bùi Dzinh chỉ huy Bộ binh và Pháo binh thuộc Sư đoàn 21 đóng ở Sa Đéc đã tiến vào Sài Gòn. Cuộc giao tranh sau đó chớp nhoáng nhưng khốc liệt với khoảng 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân tò mò xuống đường để xem cuộc giao tranh. Lực lượng trung thành đã tiêu diệt gọn quân đảo chính.
Sau khi dinh Độc Lập bị bao vây, Ngô Đình Diệm đã thành công trong việc chặn cuộc đảo chính lại thông qua thương lượng như một cách “câu giờ” để lực lượng trung thành có đủ thời gian đưa quân vào Sài Gòn ứng cứu mình. Sau cuộc chiến là một cuộc đàn áp của Ngô Đình Diệm với những người chỉ trích và nhiều bộ trưởng của nội các bị bỏ tù.
Nguyên nhân xảy ra cuộc đảo chính 1963 do các tướng lĩnh Việt nam Cộng hòa bất mãn trước cách cai trị của chính quyền Ngô Đình Diệm, muốn thực hiện đảo chính để chấm dứt cuộc khủng hoảng Phật giáo. Cuộc đảo chính được Mỹ ủng hộ do chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm không thực hiện những thay đổi chính trị theo khuyến cáo của Mỹ dẫn đến mâu thuẫn với chính phủ Mỹ do đó Mỹ bật đèn xanh cho các tướng lĩnh đảo chính. Một lý do khác được quy kết nữa là vì chính phủ của ông chủ trương độc lập với người Mỹ, trong khi người Mỹ muốn kiểm soát chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Từ tháng 7/1963 đã có những tin đồn về việc sắp xảy ra đảo chính. Các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Dương Văn Minh có ý định đảo chính để chấm dứt khủng hoảng, lật đổ Chính phủ bị nhiều người xem là độc tài, gia đình trị. Theo báo cáo của CIA, đồng thời có ít nhất mười nhóm âm mưu đảo chính cùng chung mục đích kể trên của các tướng tá trẻ. Chính các nhóm này gây áp lực khiến các tướng lĩnh cấp cao phải quyết định hành động để ổn định tình hình, ngăn ngừa xảy ra những cuộc đảo chính của các nhóm khác có thể đưa miền Nam vào khủng hoảng trầm trọng hơn.
Chuẩn bị cho cuộc đảo chính, các tướng lĩnh tổ chức đảo chính đưa một số đơn vị quân đội trung thành với Chính phủ Ngô Đình Diệm đi hành quân ở những vùng xa Sài Gòn để các đơn vị này không thể ứng cứu khi đảo chính xảy ra. Ngày 29/10, để vô hiệu hóa Lực lượng Đặc biệt (lực lượng thiện chiến và trung thành với chế độ), tướng Tôn Thất Đính với tư cách Tư lệnh Quân đoàn III (và cũng là Tổng trấn Sài Gòn – Gia Định) ra lệnh cho các đơn vị thuộc lực lượng này di chuyển ra khỏi Sài Gòn, truy quét cộng sản ở vùng Hố Bò, Củ Chi. Sáng ngày 31/10/1963, tướng Tôn Thất Đính hạ lệnh cấm trại toàn thể quân đoàn Vùng III Chiến thuật và cử Đại tá Nguyễn Hữu Có đem một đơn vị tới Bắc Mỹ Thuận tịch thu hết tất cả tàu bè để cản đường về thủ đô của bất cứ đơn vị nào của Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật. Chiều 31/10/1963, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu Tư lệnh Sư đoàn 5 đã dẫn 2 Trung đoàn dưới quyền cùng 1 Tiểu đoàn Pháo binh và 1 Chi đoàn Thiết giáp mượn cớ đi hành quân ở Phước Tuy nhưng lại dừng chân ở ngã ba xa lộ Biên Hòa và QL15 đi Vũng Tàu.
Như vậy các tướng lãnh đã chặn ba nẻo chính có thể tiến quân về thủ đô: con đường từ Lục tỉnh về thì do Đại tá Nguyễn Hữu Có án ngữ tại Phú Lâm. Con đường miền Tây có Thiếu tướng Mai Hữu Xuân với lực lượng của Trung tâm Huấn luyện Quang Trung án ngữ. Con đường từ miền Bắc có Đại tá Vĩnh Lộc với Chiến đoàn Vạn Kiếp án ngữ.
Sáng ngày 1/11/1963, được lệnh của các tướng lĩnh chỉ huy đảo chính loại bỏ Hồ Tấn Quyền khỏi vai trò chỉ huy Binh chủng Hải quân, Thiếu tá Trương Ngọc Lực, Chỉ huy trưởng Vùng III Sông ngòi (dư luận đánh giá là một người hiếu sát) và Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang, Chỉ huy trưởng Giang đoàn 24 Xung phong, kiêm Chỉ huy trưởng Đoàn Giang vận đã lừa Hồ Tấn Quyền ra Thủ Đức và hạ sát ông tại rừng cao su. Cũng trong sáng ngày 1/11 Trung tướng Trần Văn Đôn triệu tập các cấp chỉ huy của một các đơn vị quân đội đồn trú tại Sài Gòn và các vùng phụ cận mà ông nghi ngờ trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm về cầm chân ở Bộ Tổng tham mưu.
Lúc 1h30 trưa ngày 1/11/1963, điệp viên CIA Lucien Emile Conein vào bộ Tổng Tham mưu, mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với Tòa Đại sứ Mỹ và một bao tiền là ba triệu bạc Việt Nam để hỗ trợ cho việc thực hiện đảo chính với lời hứa rằng Hoa Kỳ sẽ không làm bất cứ điều gì để bảo vệ Ngô Đình Diệm.
Lúc 12 giờ 10′, tại Dinh Gia Long, khi Tổng thống Ngô Đình Diệm được tin báo về cuộc đảo chính ông và Cố vấn Ngô Đình Nhu di chuyển xuống hầm bí mật đào dưới dinh Gia Long. Hầm này có phòng ngủ, phòng tắm và phòng khách cho Tổng thống và Cố vấn, và có địa đạo dẫn ra ngoài dinh. Tại đây ông ra lệnh cho các sĩ quan cận vệ liên lạc với các tướng Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính yêu cầu đến ứng cứu.
Vào 1 giờ 30 chiều ngày 1/11/1963, Mai Hữu Xuân chế ngự được đơn vị của Lực lượng Đặc biệt đóng tại Tân Sơn Nhất, đồng thời tướng Xuân cũng đưa tân binh quân dịch ở Trung tâm Huấn luyện Quang Trung về chặn các ngả đường tiến vào Sài Gòn. Trung tá Nguyễn Cao Kỳ nắm quyền Tư lệnh Không quân (Đại tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư lệnh Không quân đang bị giam tại Bộ Tổng tham mưu) cho phi cơ phóng pháo bay lượn trên không phận Sài Gòn để uy hiếp các lực lượng chống đảo chính. Thiếu tá Nguyễn Bá Liên (cháu của Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội), Tham mưu trưởng Lữ đoàn Thủy quân lục chiến ra lệnh cho 2 Tiểu đoàn dưới quyền vờ đi hành quân ở núi Thị Vải, Bà Rịa rồi bất ngờ chuyển hướng về Sài Gòn chiếm Tổng nha Cảnh sát, Bộ Nội vụ, Nha Truyền tin. Quân đảo chính do Đại tá Phạm Ngọc Thảo sau hai lần tấn công đã chiếm được Đài Phát thanh Sài Gòn. Sau khi chiếm Đài Phát thanh, quân đảo chính thông báo danh sách những tướng lĩnh tham gia đảo chính, hầu hết các tướng lĩnh đều có trong danh sách này ngoại trừ: Tư lệnh các Quân đoàn II, Quân đoàn I và Quân đoàn IV. Quân đảo chính cũng phát lời hiệu triệu đại ý gồm có lời tuyên bố lý do quân đội phải đứng lên lật đổ chế độ, lời kêu gọi ông Diệm đầu hàng, lời hứa sẵn sàng để cho ông Diệm xuất ngoại và lời hiệu triệu quốc dân đồng bào đoàn kết làm hậu thuẫn cho cuộc đảo chính.
Lúc đầu, ông Diệm vẫn hy vọng rằng cuối cùng cuộc phản loạn này cũng kết thúc như cuộc đảo chính bất thành ngày 11/11/1960. Ông đã chủ động gọi tướng Trần Văn Đôn. Tướng Đôn tuyên bố với Ngô Đình Diệm phe đảo chính hành động để “đáp lại nguyện vọng của nhân dân” vì các tướng lĩnh đã đề nghị Ngô Đình Diệm “cải cách chính sách theo nguyện vọng của nhân dân” nhiều lần nhưng không được đáp ứng. Ngô Đình Diệm đề nghị đối thoại với các tướng lĩnh để “tìm ra con đường củng cố lại chế độ”. tướng Đôn trả lời sẽ bàn bạc với các tướng lĩnh khác về đề nghị của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Vào lúc 4 giờ 30 chiều 1/11/1963 ông Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ Cabot Lodge để thăm dò thái độ của người Mỹ về việc các tướng lĩnh dưới quyền tổ chức đảo chính. Ông đề nghị sẽ thực hiện các yêu cầu của người Mỹ. Henry Cabot Lodge khuyên Ngô Đình Diệm từ chức và lưu vong như mong muốn của phe đảo chính để bảo toàn tính mạng. Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận thức rằng người Mỹ đã bật đèn xanh với âm mưu đảo chính của các tướng lĩnh.
Đến 6 giờ 30 cùng ngày, ông Diệm gọi lại tướng Đôn, nhưng được tướng Đôn thông báo sự khước từ của phe đảo chính. Họ đòi hỏi hai anh em ông Diệm phải rời khỏi nước. Ông Diệm đồng ý nhưng đặt một điều kiện: phe đảo chính phải chấp nhận cho ông các nghi thức danh dự ra đi của một tổng thống nhưng bị từ chối.
Qua đài phát thanh, khi biết các tướng Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính đều tham gia phe đảo chính, 8h tối ngày 1/11 Tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu cùng 2 sĩ quan tùy viên (Đại úy Đỗ Thọ và Đại úy Bằng) trốn về nhà Mã Tuyên, Tổng bang trưởng của người Hoa và cũng là Thủ lĩnh Thanh niên Cộng hòa ở Chợ Lớn . Sáng sớm ngày 2/11, từ nhà Mã Tuyên hai ông sang dự lễ và cầu nguyện tại nhà thờ Cha Tam. Tại đây Tổng thống Diệm ra lệnh Đại úy tùy viên Đỗ Thọ lấy điện thoại Nhà xứ gọi về Tổng tham mưu thông báo là hiện Tổng thống đang ở Nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn.
Vào khoảng 7h sáng ngày 2/11, một phái đoàn gồm có 3 chiếc xe Jeep, hai chiếc Thiết giáp M113, 2 chiếc GMC chở đầy lính vũ trang và các nhân vật: tướng Mai Hữu Xuân, Đại tá Dương Ngọc Lắm, Đại tá Nguyễn Văn Quan, Đại úy Nguyễn Văn Nhung và Đại úy Dương Hiếu Nghĩa, Đại úy Phan Hòa Hiệp được đưa tới nhà thờ cha Tam để đón hai ông. Đại tá Lắm tuyên bố thừa lệnh Trung tướng Chủ tịch Hội đồng Quân Nhân Cách mạng ép hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu lên xe Thiết giáp M113.
Trên đường về bộ Tổng tham mưu, Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu bị hạ sát. Thi hài của hai ông được đưa vào bệnh xá của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa để khám nghiệm. Theo chứng nhận của bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn, Giám đốc bệnh xá và cũng là người đã tiến hành vụ khám nghiệm thì hai ông Diệm, Nhu bị bắn từ sau gáy ra phía trước. Xác Tổng thống Ngô Đình Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác Ngô Đình Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu.
Khoảng 10 giờ ngày 2/11, Đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử!” Dư luận không tin là anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Cố Tổng thống Diệm là một người ngoan đạo, mà đạo Thiên Chúa cấm tự sát.
Cuộc đảo chính đã khiến các cơ quan do Ngô Đình Diệm lập ra như Đảng Cần Lao, Sở Nghiên cứu Chính trị, Lực lượng Đặc biệt, 4 cơ quan Mật vụ Công an, Phong trào Cách mạng Quốc gia, Thanh Niên Cộng hòa, Phụ nữ Liên đớì, các xóm Đạo võ trang… tất cả đều tê liệt rồi tan rã không một phản ứng. Cả cấu trúc chính trị mà hộ Ngô xây dựng trong 9 năm đã sụp đổ trong 24 tiếng đồng hồ.
Do tình trạng bất ổn sau cuộc đảo chính 1963, trong những năm 1964 – 1965 chính trường Việt Nam Cộng Hòa đã nhiều lần chao đảo với trên dưới 5 cuộc đảo chính, mà sự kiện mở màn là cuộc chỉnh lý đầu năm 1964.
Cuộc chỉnh lý năm 1964 ở Việt Nam Cộng Hòa là một cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 30/1/1964 do tướng Nguyễn Khánh lãnh đạo nhằmloại bỏ vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa của Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu. Cuộc đảo chính này diễn ra chỉ chưa đầy 3 tháng sau khi Hội đồng quân sự của Minh lên nắm quyền sau khi đã tiến hành một cuộc đảo chính đẫm máu chống lại tổng thống Ngô Đình Diệm. So với các lần trước đó, cuộc đảo chính lần này ít đổ máu nhất và chỉ diễn ra trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Thời trẻ, Nguyễn Khánh, một người được Pháp đào tạo, gia nhập Việt Minh nhưng sau đó ông từ bỏ Việt Minh để phục vụ cho Quốc gia Việt Nam. Sau khi Việt Nam bị chia cắt, Nguyễn Khánh ủng hộ Ngô Đình Diệm. Nguyễn Khánh đã lên đến chức phó Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhưng sự trung thành của ông bị nghi vấn.
Năm 1960, một âm mưu đảo chính bởi đơn vị lính dù, ông đã thương lượng với lực lượng đảo chính với thời gian đủ để các lực lượng trung thành từ các tỉnh đến đàn áp quân đảo chính. Những chỉ trích về Nguyễn Khánh cho rằng ông đợi xem phe nào sẽ giành thế thượng phong. Ông ta đã tham gia với vai trò nhỏ vào cuộc đảo chính năm 1963 lật đổ Diệm. Với mong muốn ban thưởng cho Khánh nhiều hơn, Hội đồng quân sự đã phong ông ta làm chỉ huy Quân đoàn 1 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đóng ở Huế, đủ xa đô thành Sài Gòn vì nghi ngờ tính trung thành của ông. Tuy nhiên Hội đồng quân sự này đã không thể kiểm soát Nam Việt Nam sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm.
Nguyễn Khánh bất bình với những gì mình bị đối xử đã bàn mưu tính kế với tướng Trần Thiện Khiêm, lúc đó đang là chỉ huy khu vực Sài Gòn. Khiêm cũng là người cảm thấy rằng đóng góp của mình vào vụ đảo chính Ngô Đình Diệm đã bị đánh giá thấp. Hai người đã bí mật gặp nhau ở Sài Gòn hay ở Sở chỉ huy của Khánh ở Huế đầu tháng 1 và dự tính thực hiện cuộc đảo chính vào lúc 4h ngày 30/1.
Theo kế hoạch đã được hai bên thống nhất, lực lượng của Khiêm ở Sài Gòn sẽ bao vây nhà của các thành viên Hội đồng quân sự đang ngủ trong khi Khánh và đơn vị lính dù sẽ chiếm Sở chỉ huy bộ tổng tham mưu gần Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Ngày 28/1, Khánh mặc thường phục bay từ Huế vào Sài Gòn trên một chuyến bay thương mại. Khánh che giấu âm mưu của mình bằng cách đi chung với một viên cố vấn người Mỹ là Đại tá Jasper Wilson và nói với viên cố vấn rằng ông ta vào Sài Gòn theo một cuộc hẹn với nha sỹ. Khánh ở nhà một người bạn và chờ đợi cuộc đảo chính. Đến gần giờ hẹn, Khánh mặc quân phục quân nhảy dù và đến Sở chỉ huy và thấy Sở này vắng tanh, chỉ còn vài lính gác. Khi Khánh gọi điện cho Khiêm mới được biết Khiêm ngủ quên do quên cài đồng hồ báo thức. Dù thế, trước khi trời sáng, Khánh đã chiếm được chính quyền mà không cần bất kỳ phát súng nào. Trong buổi phát thanh trên đài vào buổi sáng, Khánh cho rằng ông ta tiến hành đảo chính là vì Hội đồng quân sự bất tài không có tiến triển nào trong việc chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Hoa Kỳ đã không nắm được âm mưu đảo chính này dù Khánh trước đó đã nói với một điệp viên của CIA là Lucien Conein (người làm đầu mối liên lạc giữa Tòa đại sứ Mỹ và các tướng lĩnh trong cuộc đảo chính lật đổ Diệm) tháng 12/1963 rằng ông ta đang dự định tiến hành đảo chính; nó đã được lưu cùng với nhiều hồ sơ về tin đồn chính trị và bị quên đi. Sau cuộc đảo chính, Khánh được nhiều người Mỹ ủng hộ và xem như là một hy vọng mới của Việt Nam Cộng hòa.
Vào lúc này, tổng thống Pháp Charles de Gaulle đang dự định công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và muốn Đông Nam Á trung lập như một phần của chương trình nghị sự của mình. Khánh đã tận dụng điều này để tiến hành trả thù đối với các tướng Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim, thành viên của Hội đồng quân sự. Khánh ra lệnh bắt giữ cả hai với cáo buộc họ là một phần của mưu đồ tập trung của Pháp. Khánh đã cho rằng họ đã phục vụ cho Quân đội thực dân Pháp. Khánh đã không thể chứng minh được cáo buộc của mình chống lại các tướng này trước tòa án binh nơi các cáo buộc đã bị bác bỏ và hai tướng này chỉ bị khiển trách là “đạo đức yếu”. Khánh bị buộc phải bổ nhiệm Đôn và Kim chức cố vấn nhưng lại để các quân khu thuộc các sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, những người đã không hài lòng với Khánh. Khánh cũng cho xử tử Nguyễn Văn Nhung (được cho là bị binh sĩ trong Trung tâm huấn luyện Quang Trung đánh chết). Nhung nổi tiếng vì là người đã bắn chết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu trong cuộc đảo chính năm 1963. Nhung trước đó đã trở thành một biểu tượng của việc loại bỏ Diệm và việc hành quyết Nhung khiến người ta lo rằng đây là dấu hiệu của việc quay trở lại các chính sách và các phần tử trung thành của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Điều này đã gây náo động ở Sài Gòn, trong đó nổi bật là giới Phật tử và sư sãi, những người sợ các chính sách chống lại Phật giáo sẽ được áp dụng trở lại sau chỉnh lý 1964.
Tới 19/12/1964, ở miền Nam Việt Nam lại đảo chính thêm lần nữa do Thiếu tướng Nguyễn Khánh và một nhóm tướng lĩnh do Thiếu tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ và Thiếu tướng lục quân Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy.. Cuộc đảo chính là một phần của sự bất ổn chính trị tiếp tục nổ ra sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại trong cuộc đảo chính tháng 11/1963. Cuộc đảo chính vào ngày này được thiết kế bởi một nhóm các sĩ quan quân đội trẻ, những người đã chán ngấy với những gì họ tin là một chính phủ không hiệu quả của nhóm tướng lĩnh lớn tuổi thuộc Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Khánh và Hội đồng Quân lực mới được thành lập, gồm các vị tướng đã tham gia vào cuộc đảo chính, đã khôi phục lại quyền kiểm soát dân sự vào ngày 07/01/1965 với một chính phủ do Trần Văn Hương dẫn dắt.
Hương tỏ ra không thể thành lập được một chính phủ hữu hiệu và Hội đồng Quân lực đã tiến hành đảo chính lật đổ ông vào ngày 27, đồng thời đưa tướng Khánh lên nắm quyền.
Tuy nhiên, Khánh cũng đã lại bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính khác vào ngày 18/02/1965 do Kỳ và Thiệu lãnh đạo. Khánh sau đó đã sang Hoa Kỳ định cư tại Palm Beach, Florida.
Tới 12/06/1965, một cuộc đảo chính nữa lại nổ ra, khi Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ lại lật đổ chính phủ do Phan Huy Quát đứng đầu. Thiệu thành Quốc trưởng còn Kỳ làm Thủ tướng.
Sự trật tự của chính sự miền Nam Việt Nam chỉ trở nên ổn định sau khi ông Nguyễn Văn Thiệu với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ đã thiết lập thành công Đệ nhị Cộng hòa và vãn hồi trật tự cho Nam Việt Nam sau một thời gian dài chìm trong khủng hoảng. Nhưng cũng từ đây, sự lệ thuộc của chính quyền Sài Gòn vào “người bảo trợ” Hoa Kỳ ngày càng trở nên to lớn và từ đây Nam Việt Nam không thể tự đứng vững trên đôi chân của mình nữa, hoàn toàn đối lập với chính quyền Bắc Việt Nam tại Hà Nội – một chính quyền vững vàng và có lập trường rõ ràng cả về đối nội và đối ngoại.
SÀI GÒN – MÙA “ĐẢO CHÍNH” Kì 1: 1960 – Sự khởi đầu
Những năm 1960 – 1965 là giai đoạn cực kỳ bất ổn của nền chính trị Việt Nam Cộng hòa, với hàng loạt vụ đảo chính do giới quân sự tiến hành. Tình hình chỉ ổn định hơn khi Nguyễn Văn Thiệu trở thành Quốc trưởng và Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng năm 1965.Đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1960 là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên tại Việt Nam Cộng hòa, do Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông đứng đầu. Mục đích cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa bấy giờ là Ngô Đình Diệm. Ban đầu, quân đảo chính kiểm soát được một số vị trí quan trọng tại Sài Gòn do yếu tố bất ngờ, tuy nhiên nhanh chóng thất bại khi các thủ lĩnh quân sự không kiên quyết cũng như không có được sự ủng hộ quần chúng. Sau khi cuộc đảo chính bị dập tắt, một số sĩ quan quân đội và chính khách đối lập liên quan đến cuộc đảo chính bị chính quyền Ngô Đình Diệm thanh trừng và đưa ra xét xử, tiêu biểu như vụ án nhà văn Nguyễn Tường Tam.
Cuộc đảo chính diễn ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam Cộng hòa sau 5 năm xây dựng dưới quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm đã dần vững mạnh. Các thế lực đối lập đều bị trấn áp mạnh và bị suy giảm ảnh hưởng. Nhóm quân sự Bình Xuyên bị tiêu diệt, các nhóm quân sự khác của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo; lực lượng vũ trang của các đảng phái Đại Việt, Quốc dân Đảng đều bị giải tán và sát nhập vào Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Các cuộc Đảo chính thời Chế độ Sài Gòn - Việt nam cộng hoà |
Để đảm bảo vị thế quyền lực của mình, Ngô Đình Diệm chủ trương kềm chế các phe phái chính trị đối lập cũng như ảnh hưởng từ phía nước ngoài như Mỹ, Pháp. Điều này giúp ông có thể tập trung sức mạnh để đương đầu với đối thủ mà ông cho là nguy hiểm nhất: Cộng sản miền Nam, nhóm chính trị và quân sự tuy bề ngoài không hoạt động hoặc hoạt động rời rạc, nhưng thực tế chịu sự chỉ đạo thống nhất của Xứ ủy Nam Bộ. Nhất là khi Nghị quyết Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thứ 15 đã chỉ đạo Xứ ủy Nam Bộ chuyển hình thái từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang.
Tuy nhiên, quan điểm này của Ngô Đình Diệm không được những người đối lập tán đồng. Họ liên tục công kích chính sách độc tài chính trị cũng như những thất bại về quân sự, mà nổi bật nhất là Phong trào Đồng khởi tại Bến Tre và Trận tập kích Tua Hai tại Tây Ninh cuối tháng 1/1960, đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ.
Cuộc đảo chính được Trung tá Vương Văn Đông, một sĩ quan người miền Bắc từng tham gia chiến tranh chống Việt Minh, chỉ huy. Đông sau này được huấn luyện ở Kansas, Hoa Kỳ và được các cố vấn quân sự Mỹ đánh giá cao. Đông viện cớ chế độ của Ngô Đình Diệm chuyên quyền và can thiệp liên tục vào quân đội là cơ sở chính cho sự bất bình của mình. Ngô Đình Diệm đã bổ nhiệm những quan chức trung thành với mình hơn là những người có tài năng và khiến cho các quan chức cấp cao mâu thuẫn lẫn nhau để tránh khỏi bị họ đoàn kết chống lại mình. Nhiều năm sau cuộc đảo chính, Đông đã khẳng định rằng ông ta chỉ muốn Diệm cải thiện chế độ của mình.
Đại tá Nguyễn Chánh Thi, một chỉ huy của cuộc đảo chính khẳng định “Tuyệt nhiên không có sự nhúng tay của ngoại quốc, dù xa hay gần, dù trực tiếp hay gián tiếp, dù vật chất hay tinh thần. Tôi xin cam đoan rằng không một người ngoại kiều nào được biết đến cuộc đảo chính này trước khi tiếng súng nổ.” còn William Colby sau này thừa nhận có một số sĩ quan Mỹ đến sở chỉ huy quân dù gần dinh Độc Lập quan sát trận chiến để báo cáo tình hình với ông. Khi Ngô Đình Nhu biết được điều này, ông chỉ trích William Colby “Nước nào cũng chơi trò tình báo… nhưng không một nước nào kể cả chúng tôi có thể chấp nhận việc một nước khác nhúng mũi vào quyền hành và tiến trình chính trị của mình” rồi đưa ra bằng chứng về việc một viên sĩ quan Mỹ gặp phe chống đối tham gia bàn kế hoạch đảo chính quân sự. Colby phủ nhận sĩ quan đó không phải người của CIA nhưng do người sĩ quan bị đe dọa thủ tiêu nên ông đồng ý trục xuất người đó về nước. Một nhân vật dân sự khác là Hoàng Cơ Thụy tham gia vào cuộc binh biến ngày 11/11/1960 do cung cấp tin tức cho CIA cũng có nguy cơ bị bắt nên được CIA lén đưa ra nước ngoài.
Kế hoạch đảo chính đã được Trung tá Đông và các quan chức bất bình với chế độ Diệm, trong đó có Đại tá Nguyễn Chánh Thi, chuẩn bị trong một năm. Đông đã cấu kết được với một Trung đoàn Thiết giáp, một đơn vị Hải quân và ba Tiểu đoàn quân Nhảy dù. Phủ tổng thống đã gởi Nha An ninh quân đội (và Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô) chỉ thị phải gấp rút điều tra Đại tá tư lệnh Lữ đoàn dù Nguyễn Chánh Thi về “những hoạt động có hại cho quốc gia”. Lực lượng đảo chính quyết định tiến hành cuộc đảo chính sớm hơn một ngày.
Cuộc đảo chính nổ ra vào lúc 5 giờ sáng ngày 11/11. Lực lượng đảo chính chiếm đài phát thanh và phát Nhật lệnh.
Tuy nhiên kế hoạch đã được thực hiện không hiệu quả, quân nổi loạn đã không phong tỏa các con đường vào đô thành Sài Gòn. Ngô Đình Diệm sử dụng hệ thống phát sóng đặc biệt nằm trong dinh Độc Lập yêu cầu các tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ Tổng thống. Đại tá Trần Thiện Khiêm quân khu 5 được lệnh phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lấy một Chi đoàn lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh. Đầu tiên, lực lượng đảo chính đã bao vây dinh Độc Lập nhưng Ngô Đình Diệm cử đại diện truyền đạt cho phe đảo chính lời hứa giải tán chính phủ và vợ chồng Ngô Đình Nhu sẽ phải ra đi. Phe đảo chính trì hoãn tấn công trong 36 tiếng đồng hồ vì tin rằng Diệm sẽ tuân thủ theo yêu sách của họ. Đông đã cố gắng gọi điện cho đại sứ Mỹ Elbridge Durbrow để gây áp lực lên Diệm. Tuy nhiên, Durbrow dù chỉ trích Diệm vẫn giữ lập trường của chính phủ Mỹ ủng hộ Diệm, cho rằng “chúng tôi ủng hộ chính phủ này cho đến khi nó thất bại”. Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Đại tướng Lê Văn Tỵ, tỏ thái độ ủng hộ và đồng ý hợp tác với phe đảo chính. Ông yêu cầu phe đảo chính ngừng bắn để thương lượng với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Lúc 4 giờ 45 phút sáng ngày 12/11/1960, Đài phát thanh Sài Gòn đã truyền đi “Nhật lệnh 3 điểm” của Tổng tham mưu trưởng Lê Văn Tỵ.
Lợi dụng thời gian trì hoãn này, Diệm đã xuống tầng hầm dinh Độc Lập và viết một bài diễn văn kêu gọi các tướng lãnh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành lập một Chính phủ lâm thời và hứa hẹn phối hợp với Ủy ban cách mạng của phe đảo chính thành lập một Chính phủ liên hiệp để tránh đổ máu và trấn an dân chúng.
Khi các thỏa hiệp đang được phát trên các phương tiện truyền thông ngày 12/11, Đại tá Huỳnh Văn Cao chỉ huy Bộ binh và Thiết giáp thuộc Sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho cùng Đại tá Trần Thiện Khiêm và Trung tá Bùi Dzinh chỉ huy Bộ binh và Pháo binh thuộc Sư đoàn 21 đóng ở Sa Đéc đã tiến vào Sài Gòn. Cuộc giao tranh sau đó chớp nhoáng nhưng khốc liệt với khoảng 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân tò mò xuống đường để xem cuộc giao tranh. Lực lượng trung thành đã tiêu diệt gọn quân đảo chính.
Sau khi dinh Độc Lập bị bao vây, Ngô Đình Diệm đã thành công trong việc chặn cuộc đảo chính lại thông qua thương lượng như một cách “câu giờ” để lực lượng trung thành có đủ thời gian đưa quân vào Sài Gòn ứng cứu mình. Sau cuộc chiến là một cuộc đàn áp của Ngô Đình Diệm với những người chỉ trích và nhiều bộ trưởng của nội các bị bỏ tù.
SÀI GÒN – MÙA “ĐẢO CHÍNH” Kì 2: Sự sụp đổ của “Vương triều nhà Ngô”
Cuộc đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1963 là cuộc đảo chính Quân sự lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện với sự làm ngơ của Hoa Kỳ vào ngày 1/11/1963. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Tổng thống là Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu, Chính quyền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ, chuyển vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa sang Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu.Nguyên nhân xảy ra cuộc đảo chính 1963 do các tướng lĩnh Việt nam Cộng hòa bất mãn trước cách cai trị của chính quyền Ngô Đình Diệm, muốn thực hiện đảo chính để chấm dứt cuộc khủng hoảng Phật giáo. Cuộc đảo chính được Mỹ ủng hộ do chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm không thực hiện những thay đổi chính trị theo khuyến cáo của Mỹ dẫn đến mâu thuẫn với chính phủ Mỹ do đó Mỹ bật đèn xanh cho các tướng lĩnh đảo chính. Một lý do khác được quy kết nữa là vì chính phủ của ông chủ trương độc lập với người Mỹ, trong khi người Mỹ muốn kiểm soát chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Từ tháng 7/1963 đã có những tin đồn về việc sắp xảy ra đảo chính. Các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Dương Văn Minh có ý định đảo chính để chấm dứt khủng hoảng, lật đổ Chính phủ bị nhiều người xem là độc tài, gia đình trị. Theo báo cáo của CIA, đồng thời có ít nhất mười nhóm âm mưu đảo chính cùng chung mục đích kể trên của các tướng tá trẻ. Chính các nhóm này gây áp lực khiến các tướng lĩnh cấp cao phải quyết định hành động để ổn định tình hình, ngăn ngừa xảy ra những cuộc đảo chính của các nhóm khác có thể đưa miền Nam vào khủng hoảng trầm trọng hơn.
Chuẩn bị cho cuộc đảo chính, các tướng lĩnh tổ chức đảo chính đưa một số đơn vị quân đội trung thành với Chính phủ Ngô Đình Diệm đi hành quân ở những vùng xa Sài Gòn để các đơn vị này không thể ứng cứu khi đảo chính xảy ra. Ngày 29/10, để vô hiệu hóa Lực lượng Đặc biệt (lực lượng thiện chiến và trung thành với chế độ), tướng Tôn Thất Đính với tư cách Tư lệnh Quân đoàn III (và cũng là Tổng trấn Sài Gòn – Gia Định) ra lệnh cho các đơn vị thuộc lực lượng này di chuyển ra khỏi Sài Gòn, truy quét cộng sản ở vùng Hố Bò, Củ Chi. Sáng ngày 31/10/1963, tướng Tôn Thất Đính hạ lệnh cấm trại toàn thể quân đoàn Vùng III Chiến thuật và cử Đại tá Nguyễn Hữu Có đem một đơn vị tới Bắc Mỹ Thuận tịch thu hết tất cả tàu bè để cản đường về thủ đô của bất cứ đơn vị nào của Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật. Chiều 31/10/1963, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu Tư lệnh Sư đoàn 5 đã dẫn 2 Trung đoàn dưới quyền cùng 1 Tiểu đoàn Pháo binh và 1 Chi đoàn Thiết giáp mượn cớ đi hành quân ở Phước Tuy nhưng lại dừng chân ở ngã ba xa lộ Biên Hòa và QL15 đi Vũng Tàu.
Như vậy các tướng lãnh đã chặn ba nẻo chính có thể tiến quân về thủ đô: con đường từ Lục tỉnh về thì do Đại tá Nguyễn Hữu Có án ngữ tại Phú Lâm. Con đường miền Tây có Thiếu tướng Mai Hữu Xuân với lực lượng của Trung tâm Huấn luyện Quang Trung án ngữ. Con đường từ miền Bắc có Đại tá Vĩnh Lộc với Chiến đoàn Vạn Kiếp án ngữ.
Sáng ngày 1/11/1963, được lệnh của các tướng lĩnh chỉ huy đảo chính loại bỏ Hồ Tấn Quyền khỏi vai trò chỉ huy Binh chủng Hải quân, Thiếu tá Trương Ngọc Lực, Chỉ huy trưởng Vùng III Sông ngòi (dư luận đánh giá là một người hiếu sát) và Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang, Chỉ huy trưởng Giang đoàn 24 Xung phong, kiêm Chỉ huy trưởng Đoàn Giang vận đã lừa Hồ Tấn Quyền ra Thủ Đức và hạ sát ông tại rừng cao su. Cũng trong sáng ngày 1/11 Trung tướng Trần Văn Đôn triệu tập các cấp chỉ huy của một các đơn vị quân đội đồn trú tại Sài Gòn và các vùng phụ cận mà ông nghi ngờ trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm về cầm chân ở Bộ Tổng tham mưu.
Lúc 1h30 trưa ngày 1/11/1963, điệp viên CIA Lucien Emile Conein vào bộ Tổng Tham mưu, mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với Tòa Đại sứ Mỹ và một bao tiền là ba triệu bạc Việt Nam để hỗ trợ cho việc thực hiện đảo chính với lời hứa rằng Hoa Kỳ sẽ không làm bất cứ điều gì để bảo vệ Ngô Đình Diệm.
Lúc 12 giờ 10′, tại Dinh Gia Long, khi Tổng thống Ngô Đình Diệm được tin báo về cuộc đảo chính ông và Cố vấn Ngô Đình Nhu di chuyển xuống hầm bí mật đào dưới dinh Gia Long. Hầm này có phòng ngủ, phòng tắm và phòng khách cho Tổng thống và Cố vấn, và có địa đạo dẫn ra ngoài dinh. Tại đây ông ra lệnh cho các sĩ quan cận vệ liên lạc với các tướng Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính yêu cầu đến ứng cứu.
Vào 1 giờ 30 chiều ngày 1/11/1963, Mai Hữu Xuân chế ngự được đơn vị của Lực lượng Đặc biệt đóng tại Tân Sơn Nhất, đồng thời tướng Xuân cũng đưa tân binh quân dịch ở Trung tâm Huấn luyện Quang Trung về chặn các ngả đường tiến vào Sài Gòn. Trung tá Nguyễn Cao Kỳ nắm quyền Tư lệnh Không quân (Đại tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư lệnh Không quân đang bị giam tại Bộ Tổng tham mưu) cho phi cơ phóng pháo bay lượn trên không phận Sài Gòn để uy hiếp các lực lượng chống đảo chính. Thiếu tá Nguyễn Bá Liên (cháu của Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội), Tham mưu trưởng Lữ đoàn Thủy quân lục chiến ra lệnh cho 2 Tiểu đoàn dưới quyền vờ đi hành quân ở núi Thị Vải, Bà Rịa rồi bất ngờ chuyển hướng về Sài Gòn chiếm Tổng nha Cảnh sát, Bộ Nội vụ, Nha Truyền tin. Quân đảo chính do Đại tá Phạm Ngọc Thảo sau hai lần tấn công đã chiếm được Đài Phát thanh Sài Gòn. Sau khi chiếm Đài Phát thanh, quân đảo chính thông báo danh sách những tướng lĩnh tham gia đảo chính, hầu hết các tướng lĩnh đều có trong danh sách này ngoại trừ: Tư lệnh các Quân đoàn II, Quân đoàn I và Quân đoàn IV. Quân đảo chính cũng phát lời hiệu triệu đại ý gồm có lời tuyên bố lý do quân đội phải đứng lên lật đổ chế độ, lời kêu gọi ông Diệm đầu hàng, lời hứa sẵn sàng để cho ông Diệm xuất ngoại và lời hiệu triệu quốc dân đồng bào đoàn kết làm hậu thuẫn cho cuộc đảo chính.
Lúc đầu, ông Diệm vẫn hy vọng rằng cuối cùng cuộc phản loạn này cũng kết thúc như cuộc đảo chính bất thành ngày 11/11/1960. Ông đã chủ động gọi tướng Trần Văn Đôn. Tướng Đôn tuyên bố với Ngô Đình Diệm phe đảo chính hành động để “đáp lại nguyện vọng của nhân dân” vì các tướng lĩnh đã đề nghị Ngô Đình Diệm “cải cách chính sách theo nguyện vọng của nhân dân” nhiều lần nhưng không được đáp ứng. Ngô Đình Diệm đề nghị đối thoại với các tướng lĩnh để “tìm ra con đường củng cố lại chế độ”. tướng Đôn trả lời sẽ bàn bạc với các tướng lĩnh khác về đề nghị của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Vào lúc 4 giờ 30 chiều 1/11/1963 ông Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ Cabot Lodge để thăm dò thái độ của người Mỹ về việc các tướng lĩnh dưới quyền tổ chức đảo chính. Ông đề nghị sẽ thực hiện các yêu cầu của người Mỹ. Henry Cabot Lodge khuyên Ngô Đình Diệm từ chức và lưu vong như mong muốn của phe đảo chính để bảo toàn tính mạng. Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận thức rằng người Mỹ đã bật đèn xanh với âm mưu đảo chính của các tướng lĩnh.
Đến 6 giờ 30 cùng ngày, ông Diệm gọi lại tướng Đôn, nhưng được tướng Đôn thông báo sự khước từ của phe đảo chính. Họ đòi hỏi hai anh em ông Diệm phải rời khỏi nước. Ông Diệm đồng ý nhưng đặt một điều kiện: phe đảo chính phải chấp nhận cho ông các nghi thức danh dự ra đi của một tổng thống nhưng bị từ chối.
Qua đài phát thanh, khi biết các tướng Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính đều tham gia phe đảo chính, 8h tối ngày 1/11 Tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu cùng 2 sĩ quan tùy viên (Đại úy Đỗ Thọ và Đại úy Bằng) trốn về nhà Mã Tuyên, Tổng bang trưởng của người Hoa và cũng là Thủ lĩnh Thanh niên Cộng hòa ở Chợ Lớn . Sáng sớm ngày 2/11, từ nhà Mã Tuyên hai ông sang dự lễ và cầu nguyện tại nhà thờ Cha Tam. Tại đây Tổng thống Diệm ra lệnh Đại úy tùy viên Đỗ Thọ lấy điện thoại Nhà xứ gọi về Tổng tham mưu thông báo là hiện Tổng thống đang ở Nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn.
Vào khoảng 7h sáng ngày 2/11, một phái đoàn gồm có 3 chiếc xe Jeep, hai chiếc Thiết giáp M113, 2 chiếc GMC chở đầy lính vũ trang và các nhân vật: tướng Mai Hữu Xuân, Đại tá Dương Ngọc Lắm, Đại tá Nguyễn Văn Quan, Đại úy Nguyễn Văn Nhung và Đại úy Dương Hiếu Nghĩa, Đại úy Phan Hòa Hiệp được đưa tới nhà thờ cha Tam để đón hai ông. Đại tá Lắm tuyên bố thừa lệnh Trung tướng Chủ tịch Hội đồng Quân Nhân Cách mạng ép hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu lên xe Thiết giáp M113.
Trên đường về bộ Tổng tham mưu, Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu bị hạ sát. Thi hài của hai ông được đưa vào bệnh xá của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa để khám nghiệm. Theo chứng nhận của bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn, Giám đốc bệnh xá và cũng là người đã tiến hành vụ khám nghiệm thì hai ông Diệm, Nhu bị bắn từ sau gáy ra phía trước. Xác Tổng thống Ngô Đình Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác Ngô Đình Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu.
Khoảng 10 giờ ngày 2/11, Đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử!” Dư luận không tin là anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Cố Tổng thống Diệm là một người ngoan đạo, mà đạo Thiên Chúa cấm tự sát.
Cuộc đảo chính đã khiến các cơ quan do Ngô Đình Diệm lập ra như Đảng Cần Lao, Sở Nghiên cứu Chính trị, Lực lượng Đặc biệt, 4 cơ quan Mật vụ Công an, Phong trào Cách mạng Quốc gia, Thanh Niên Cộng hòa, Phụ nữ Liên đớì, các xóm Đạo võ trang… tất cả đều tê liệt rồi tan rã không một phản ứng. Cả cấu trúc chính trị mà hộ Ngô xây dựng trong 9 năm đã sụp đổ trong 24 tiếng đồng hồ.
SÀI GÒN – MÙA “ĐẢO CHÍNH” Kì 3: Đảo chính, đảo chính và đảo chính
Do tình trạng bất ổn sau cuộc đảo chính 1963, trong những năm 1964 – 1965 chính trường Việt Nam Cộng Hòa đã nhiều lần chao đảo với trên dưới 5 cuộc đảo chính, mà sự kiện mở màn là cuộc chỉnh lý đầu năm 1964.
Cuộc chỉnh lý năm 1964 ở Việt Nam Cộng Hòa là một cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 30/1/1964 do tướng Nguyễn Khánh lãnh đạo nhằmloại bỏ vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa của Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu. Cuộc đảo chính này diễn ra chỉ chưa đầy 3 tháng sau khi Hội đồng quân sự của Minh lên nắm quyền sau khi đã tiến hành một cuộc đảo chính đẫm máu chống lại tổng thống Ngô Đình Diệm. So với các lần trước đó, cuộc đảo chính lần này ít đổ máu nhất và chỉ diễn ra trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Thời trẻ, Nguyễn Khánh, một người được Pháp đào tạo, gia nhập Việt Minh nhưng sau đó ông từ bỏ Việt Minh để phục vụ cho Quốc gia Việt Nam. Sau khi Việt Nam bị chia cắt, Nguyễn Khánh ủng hộ Ngô Đình Diệm. Nguyễn Khánh đã lên đến chức phó Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhưng sự trung thành của ông bị nghi vấn.
Năm 1960, một âm mưu đảo chính bởi đơn vị lính dù, ông đã thương lượng với lực lượng đảo chính với thời gian đủ để các lực lượng trung thành từ các tỉnh đến đàn áp quân đảo chính. Những chỉ trích về Nguyễn Khánh cho rằng ông đợi xem phe nào sẽ giành thế thượng phong. Ông ta đã tham gia với vai trò nhỏ vào cuộc đảo chính năm 1963 lật đổ Diệm. Với mong muốn ban thưởng cho Khánh nhiều hơn, Hội đồng quân sự đã phong ông ta làm chỉ huy Quân đoàn 1 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đóng ở Huế, đủ xa đô thành Sài Gòn vì nghi ngờ tính trung thành của ông. Tuy nhiên Hội đồng quân sự này đã không thể kiểm soát Nam Việt Nam sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm.
Nguyễn Khánh bất bình với những gì mình bị đối xử đã bàn mưu tính kế với tướng Trần Thiện Khiêm, lúc đó đang là chỉ huy khu vực Sài Gòn. Khiêm cũng là người cảm thấy rằng đóng góp của mình vào vụ đảo chính Ngô Đình Diệm đã bị đánh giá thấp. Hai người đã bí mật gặp nhau ở Sài Gòn hay ở Sở chỉ huy của Khánh ở Huế đầu tháng 1 và dự tính thực hiện cuộc đảo chính vào lúc 4h ngày 30/1.
Theo kế hoạch đã được hai bên thống nhất, lực lượng của Khiêm ở Sài Gòn sẽ bao vây nhà của các thành viên Hội đồng quân sự đang ngủ trong khi Khánh và đơn vị lính dù sẽ chiếm Sở chỉ huy bộ tổng tham mưu gần Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Ngày 28/1, Khánh mặc thường phục bay từ Huế vào Sài Gòn trên một chuyến bay thương mại. Khánh che giấu âm mưu của mình bằng cách đi chung với một viên cố vấn người Mỹ là Đại tá Jasper Wilson và nói với viên cố vấn rằng ông ta vào Sài Gòn theo một cuộc hẹn với nha sỹ. Khánh ở nhà một người bạn và chờ đợi cuộc đảo chính. Đến gần giờ hẹn, Khánh mặc quân phục quân nhảy dù và đến Sở chỉ huy và thấy Sở này vắng tanh, chỉ còn vài lính gác. Khi Khánh gọi điện cho Khiêm mới được biết Khiêm ngủ quên do quên cài đồng hồ báo thức. Dù thế, trước khi trời sáng, Khánh đã chiếm được chính quyền mà không cần bất kỳ phát súng nào. Trong buổi phát thanh trên đài vào buổi sáng, Khánh cho rằng ông ta tiến hành đảo chính là vì Hội đồng quân sự bất tài không có tiến triển nào trong việc chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Hoa Kỳ đã không nắm được âm mưu đảo chính này dù Khánh trước đó đã nói với một điệp viên của CIA là Lucien Conein (người làm đầu mối liên lạc giữa Tòa đại sứ Mỹ và các tướng lĩnh trong cuộc đảo chính lật đổ Diệm) tháng 12/1963 rằng ông ta đang dự định tiến hành đảo chính; nó đã được lưu cùng với nhiều hồ sơ về tin đồn chính trị và bị quên đi. Sau cuộc đảo chính, Khánh được nhiều người Mỹ ủng hộ và xem như là một hy vọng mới của Việt Nam Cộng hòa.
Vào lúc này, tổng thống Pháp Charles de Gaulle đang dự định công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và muốn Đông Nam Á trung lập như một phần của chương trình nghị sự của mình. Khánh đã tận dụng điều này để tiến hành trả thù đối với các tướng Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim, thành viên của Hội đồng quân sự. Khánh ra lệnh bắt giữ cả hai với cáo buộc họ là một phần của mưu đồ tập trung của Pháp. Khánh đã cho rằng họ đã phục vụ cho Quân đội thực dân Pháp. Khánh đã không thể chứng minh được cáo buộc của mình chống lại các tướng này trước tòa án binh nơi các cáo buộc đã bị bác bỏ và hai tướng này chỉ bị khiển trách là “đạo đức yếu”. Khánh bị buộc phải bổ nhiệm Đôn và Kim chức cố vấn nhưng lại để các quân khu thuộc các sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, những người đã không hài lòng với Khánh. Khánh cũng cho xử tử Nguyễn Văn Nhung (được cho là bị binh sĩ trong Trung tâm huấn luyện Quang Trung đánh chết). Nhung nổi tiếng vì là người đã bắn chết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu trong cuộc đảo chính năm 1963. Nhung trước đó đã trở thành một biểu tượng của việc loại bỏ Diệm và việc hành quyết Nhung khiến người ta lo rằng đây là dấu hiệu của việc quay trở lại các chính sách và các phần tử trung thành của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Điều này đã gây náo động ở Sài Gòn, trong đó nổi bật là giới Phật tử và sư sãi, những người sợ các chính sách chống lại Phật giáo sẽ được áp dụng trở lại sau chỉnh lý 1964.
Tới 19/12/1964, ở miền Nam Việt Nam lại đảo chính thêm lần nữa do Thiếu tướng Nguyễn Khánh và một nhóm tướng lĩnh do Thiếu tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ và Thiếu tướng lục quân Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy.. Cuộc đảo chính là một phần của sự bất ổn chính trị tiếp tục nổ ra sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại trong cuộc đảo chính tháng 11/1963. Cuộc đảo chính vào ngày này được thiết kế bởi một nhóm các sĩ quan quân đội trẻ, những người đã chán ngấy với những gì họ tin là một chính phủ không hiệu quả của nhóm tướng lĩnh lớn tuổi thuộc Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Khánh và Hội đồng Quân lực mới được thành lập, gồm các vị tướng đã tham gia vào cuộc đảo chính, đã khôi phục lại quyền kiểm soát dân sự vào ngày 07/01/1965 với một chính phủ do Trần Văn Hương dẫn dắt.
Hương tỏ ra không thể thành lập được một chính phủ hữu hiệu và Hội đồng Quân lực đã tiến hành đảo chính lật đổ ông vào ngày 27, đồng thời đưa tướng Khánh lên nắm quyền.
Tuy nhiên, Khánh cũng đã lại bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính khác vào ngày 18/02/1965 do Kỳ và Thiệu lãnh đạo. Khánh sau đó đã sang Hoa Kỳ định cư tại Palm Beach, Florida.
Tới 12/06/1965, một cuộc đảo chính nữa lại nổ ra, khi Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ lại lật đổ chính phủ do Phan Huy Quát đứng đầu. Thiệu thành Quốc trưởng còn Kỳ làm Thủ tướng.
Sự trật tự của chính sự miền Nam Việt Nam chỉ trở nên ổn định sau khi ông Nguyễn Văn Thiệu với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ đã thiết lập thành công Đệ nhị Cộng hòa và vãn hồi trật tự cho Nam Việt Nam sau một thời gian dài chìm trong khủng hoảng. Nhưng cũng từ đây, sự lệ thuộc của chính quyền Sài Gòn vào “người bảo trợ” Hoa Kỳ ngày càng trở nên to lớn và từ đây Nam Việt Nam không thể tự đứng vững trên đôi chân của mình nữa, hoàn toàn đối lập với chính quyền Bắc Việt Nam tại Hà Nội – một chính quyền vững vàng và có lập trường rõ ràng cả về đối nội và đối ngoại.