Khối đồng minh hay Phe Đồng minh là tên của một khối các quốc gia liên kết với quân đội chống lại các lực lượng phe Trục trong chiến tranh thế giới thứ 2. sau khi phát xít Đức đánh chiếm Ba Lan, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, mở đầu cho sự thành lập khối đồng minh. Trong khi Đức gia nhập Phát xít Ý để tạo ra một liên minh quân sự của các nước phát xít hay còn gọi là phe Trục, ngày càng có nhiều quốc gia khác đã gia nhập quân Đồng minh. Liên Xô đã gia nhập quân Đồng minh sau khi quân đội Đức tấn công Liên Xô. và Sau vụ đánh úp Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ đã gia nhập quân Đồng minh trong khi Đế quốc Nhật Bản tiến vào Trục. Sau đây là tổng hợp các bài viết tìm hiểu về phe đồng minh trong thế chiến 2.
Ban đầu, người Đức xem lính Anh Mỹ (đặc biệt là lính Mỹ) có phần nghiệp dư, mặc dù họ ngày càng đánh giá cao hơn về sau cuộc chiến. Người Đức đã nhận ra thiếu sót trong cách tác chiến của Đồng Minh.
Một cựu binh Đức từ Monte Cassino phê bình kỹ năng ngụy trang kém cỏi của lính ĐM: “Họ rất cẩu thả trong việc che giấu, do đó có thể thấy được họ hầu như mọi lúc.” Ông cũng lưu ý sai sót trong đồng phục: “Vỏ lưới trên mũ lính ĐM cho phép chúng tôi thấy rõ đường viền của mũ, ở khoảng cách khá xa, vào ban ngày.” Kỹ thuật ngụy trang của Đức được đánh giá là tốt hơn.
Người Đức cho rằng lính ĐM thận trọng quá mức và có xu hướng “tụ tập lại với nhau khi đang cơ động”. Lính Mỹ bị chỉ trích đặc biệt hơn cả. Các tù binh Đức cho hay lính Mỹ luôn bắn dữ dội vào vị trí nghi ngờ có địch, tránh chiến đấu cự li gần và tránh hành động mạo hiểm. Hơn nữa, họ (ko nói rõ là lính Anh hay Mỹ) thường di chuyển rất dễ dự đoán khiến họ dễ ăn bắn tỉa.
Sĩ quan ĐM cũng có điểm yếu tương tự, “nhiều chỉ huy ĐM thiếu mạo hiểm. Họ không nhận ra khi nào thì mục tiêu sẽ bị hạ, do đó các đợt tấn công thường dừng lại ngay khi sắp đạt được mục tiêu đề ra.”
Tuy vậy, lính ĐM cũng có thể rất được tôn trọng. Một lính Đức bị bắt sau cuộc đột kích đêm của Anh đã ca ngợi kỹ năng và lòng can đảm trong các cuộc tấn công mà lính Anh thực hiện. Không giống các đơn vị Mỹ, các đơn vị Anh có xu hướng chiến đấu tốt hơn vào ban đêm. Lính Anh “tận dụng bóng đêm trong hầu hết hoạt động và gặt hái nhiều thành quả, các tay súng Anh sử dụng súng máy rất hiệu quả vào ban đêm để hạ quân Đức”.
Một số đơn vị ĐM rất khét tiếng. Lính bộ binh Đức Werner Mork kể về lính Gurkha rằng “những con dao găm (kukri) rất đáng sợ trong tay họ. Nó luôn dẫn đến cái chết”. Tin đồn về việc người Gurkha “không bắt tù binh” hay cắt tai tù binh chỉ tô vẽ thêm huyền thoại của họ. Chuyện tương tự về những người Ma-rốc chiến đấu cho lực lượng Pháp Tự do tại mặt trận Ý.
Điểm yếu khác của người Mỹ là khả năng phối hợp bộ binh-thiết giáp. Các đợt tấn công đáng lẽ sẽ thành công lại thất bại vì phối hợp kém. Lính Panzergrenadier bị bắt tại Cassino, cho biết “khoảng cách lớn giữa các đơn vị bộ binh-thiết giáp rất rõ ràng. Có trường hợp xe tăng ĐM đã vượt qua hố cá nhân của chúng tôi, một giờ sau bộ binh mới chạy tới, xong lại bị đẩy lùi bởi súng máy. Người Đức chúng tôi dựa vào những sai lầm này của các anh”. Trong nhiều trường hợp khác, lính Mỹ tập trung quá gần thiết giáp, hạn chế khả năng hỗ trợ của xe tăng.
Một chỉ huy tiểu đoàn Đức nhận thấy các xe tăng Mỹ sẽ rút lui ngay khi một chiếc dính hỏa lực chống tăng, thay vì phản công lại.
Qua thời gian, vấn đề phối hợp này đã được giải quyết phần nào. Đến năm 45, nhiều cuộc tấn công của bộ binh Mỹ đã nhận được hỗ trợ chặt chẽ từ tăng (hoặc pháo chống tăng).
Quân Đức luôn ấn tượng với pháo binh và không quân Anh Mỹ, “như một quy luật, mọi cuộc tấn công luôn bắt đầu bằng một đợt pháo kích mạnh mẽ, trong đó người Mỹ chơi mọi cỡ nòng, kể cả loại nặng nhất họ có”. Trong thư gửi về nhà, một lính Đức tại Sicily nhớ lại rằng ngay cả viên Trung sĩ, người từng chiến đấu tại mặt trận phía Đông, “thề rằng mình chưa từng trải qua điều gì như vậy, ngay cả ở Nga”. Dù không bị thương, thì tinh thần lính Đức cũng bị lung lay. Trong vài trường hợp, chỉ cần pháo binh là đủ để ép lính Đức bỏ vị trí.
Pháo binh ĐM tác động rất tệ vào khả năng tiếp tế của Đức. Khi trinh sát ĐM phát hiện đường tiếp tế của Đức, họ sẽ gọi hỏa lực khủng khiếp, buộc người Đức chỉ dám vận chuyển lượng nhỏ vật tư vào ban đêm.
Chỉ dẫn trên không khiến pháo binh ĐM thêm phần nguy hiểm. Các máy bay trinh sát hiện diện rất thường xuyên (và không được chào đón lắm). Ưu thế trên không của ĐM cho phép máy bay trinh sát của họ hoạt động tùy ý. Một cựu binh Đức cho biết ông chỉ thấy 2 máy bay Đức trong toàn bộ chiến dịch Sicily!
Điều này đặc biệt đúng trong chiến dịch Normandy. Quân Đức không thể di chuyển vào ban ngày mà không bị tấn công từ trên không. Vô số hình ảnh cho thấy lính Đức lo lắng quan sát bầu trời, sẵn sàng tháo lui khi có oanh kích.
LÍNH WEHRMACHT VÀ SS NGHĨ GÌ VỀ QUÂN ĐỒNG MINH TRONG WW2 ?
Nội dung dưới đây theo lời những tù binh Đức bị bắt tại Ý.Ban đầu, người Đức xem lính Anh Mỹ (đặc biệt là lính Mỹ) có phần nghiệp dư, mặc dù họ ngày càng đánh giá cao hơn về sau cuộc chiến. Người Đức đã nhận ra thiếu sót trong cách tác chiến của Đồng Minh.
Một cựu binh Đức từ Monte Cassino phê bình kỹ năng ngụy trang kém cỏi của lính ĐM: “Họ rất cẩu thả trong việc che giấu, do đó có thể thấy được họ hầu như mọi lúc.” Ông cũng lưu ý sai sót trong đồng phục: “Vỏ lưới trên mũ lính ĐM cho phép chúng tôi thấy rõ đường viền của mũ, ở khoảng cách khá xa, vào ban ngày.” Kỹ thuật ngụy trang của Đức được đánh giá là tốt hơn.
Người Đức cho rằng lính ĐM thận trọng quá mức và có xu hướng “tụ tập lại với nhau khi đang cơ động”. Lính Mỹ bị chỉ trích đặc biệt hơn cả. Các tù binh Đức cho hay lính Mỹ luôn bắn dữ dội vào vị trí nghi ngờ có địch, tránh chiến đấu cự li gần và tránh hành động mạo hiểm. Hơn nữa, họ (ko nói rõ là lính Anh hay Mỹ) thường di chuyển rất dễ dự đoán khiến họ dễ ăn bắn tỉa.
Người lính Mỹ da đen này có vẻ rất vui vẻ |
Tuy vậy, lính ĐM cũng có thể rất được tôn trọng. Một lính Đức bị bắt sau cuộc đột kích đêm của Anh đã ca ngợi kỹ năng và lòng can đảm trong các cuộc tấn công mà lính Anh thực hiện. Không giống các đơn vị Mỹ, các đơn vị Anh có xu hướng chiến đấu tốt hơn vào ban đêm. Lính Anh “tận dụng bóng đêm trong hầu hết hoạt động và gặt hái nhiều thành quả, các tay súng Anh sử dụng súng máy rất hiệu quả vào ban đêm để hạ quân Đức”.
Một số đơn vị ĐM rất khét tiếng. Lính bộ binh Đức Werner Mork kể về lính Gurkha rằng “những con dao găm (kukri) rất đáng sợ trong tay họ. Nó luôn dẫn đến cái chết”. Tin đồn về việc người Gurkha “không bắt tù binh” hay cắt tai tù binh chỉ tô vẽ thêm huyền thoại của họ. Chuyện tương tự về những người Ma-rốc chiến đấu cho lực lượng Pháp Tự do tại mặt trận Ý.
Điểm yếu khác của người Mỹ là khả năng phối hợp bộ binh-thiết giáp. Các đợt tấn công đáng lẽ sẽ thành công lại thất bại vì phối hợp kém. Lính Panzergrenadier bị bắt tại Cassino, cho biết “khoảng cách lớn giữa các đơn vị bộ binh-thiết giáp rất rõ ràng. Có trường hợp xe tăng ĐM đã vượt qua hố cá nhân của chúng tôi, một giờ sau bộ binh mới chạy tới, xong lại bị đẩy lùi bởi súng máy. Người Đức chúng tôi dựa vào những sai lầm này của các anh”. Trong nhiều trường hợp khác, lính Mỹ tập trung quá gần thiết giáp, hạn chế khả năng hỗ trợ của xe tăng.
Một chỉ huy tiểu đoàn Đức nhận thấy các xe tăng Mỹ sẽ rút lui ngay khi một chiếc dính hỏa lực chống tăng, thay vì phản công lại.
Qua thời gian, vấn đề phối hợp này đã được giải quyết phần nào. Đến năm 45, nhiều cuộc tấn công của bộ binh Mỹ đã nhận được hỗ trợ chặt chẽ từ tăng (hoặc pháo chống tăng).
Quân Đức luôn ấn tượng với pháo binh và không quân Anh Mỹ, “như một quy luật, mọi cuộc tấn công luôn bắt đầu bằng một đợt pháo kích mạnh mẽ, trong đó người Mỹ chơi mọi cỡ nòng, kể cả loại nặng nhất họ có”. Trong thư gửi về nhà, một lính Đức tại Sicily nhớ lại rằng ngay cả viên Trung sĩ, người từng chiến đấu tại mặt trận phía Đông, “thề rằng mình chưa từng trải qua điều gì như vậy, ngay cả ở Nga”. Dù không bị thương, thì tinh thần lính Đức cũng bị lung lay. Trong vài trường hợp, chỉ cần pháo binh là đủ để ép lính Đức bỏ vị trí.
Pháo binh ĐM tác động rất tệ vào khả năng tiếp tế của Đức. Khi trinh sát ĐM phát hiện đường tiếp tế của Đức, họ sẽ gọi hỏa lực khủng khiếp, buộc người Đức chỉ dám vận chuyển lượng nhỏ vật tư vào ban đêm.
Chỉ dẫn trên không khiến pháo binh ĐM thêm phần nguy hiểm. Các máy bay trinh sát hiện diện rất thường xuyên (và không được chào đón lắm). Ưu thế trên không của ĐM cho phép máy bay trinh sát của họ hoạt động tùy ý. Một cựu binh Đức cho biết ông chỉ thấy 2 máy bay Đức trong toàn bộ chiến dịch Sicily!
Điều này đặc biệt đúng trong chiến dịch Normandy. Quân Đức không thể di chuyển vào ban ngày mà không bị tấn công từ trên không. Vô số hình ảnh cho thấy lính Đức lo lắng quan sát bầu trời, sẵn sàng tháo lui khi có oanh kích.