Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Sự thật về Cẩm y vệ trong lịch sử triều đại Trung Quốc

Cẩm y vệ nổi tiếng là một trong bốn xưởng vệ dưới thời nhà Minh bên cạnh Đông xưởng được thành lập dưới thời Minh Thành Tổ, Tây xưởng được thành lập dưới thời Minh Hiến Tông và Nội hành xưởng được thành lập dưới thời Minh Vũ Tông. Ngoại trừ Cẩm y vệ do một vị quan quản lý, ba xưởng còn lại đều do hoàng đế trực tiếp điều hành với sự cố vấn của các hoạn quan.

Cẩm y vệ có tên đầy đủ là “Cẩm y thân quân đô chỉ huy sứ ti”, tiền thân là “Củng vệ ti” do Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lập ra, được cấp quyền chưởng quản hình ngục, tuần sát và bắt giữ, nhằm tăng cường quyền lực thống trị của phong kiến trung ương. Ngoài ra cơ cấu trực thuộc Cẩm y vệ có Trấn phủ ti phụ trách công tác trinh sát, bắt giữ, thẩm vấn ...
Sự thật về Cẩm y vệ trong lịch sử triều đại Trung Quốc
Sự thật về Cẩm y vệ trong lịch sử triều đại Trung Quốc

Dân Tàu có câu: “Ngọa tháp chi trắc, khởi dung tha nhân điềm thụy” tức “Bên giường của mình làm sao có thể để kẻ khác ngủ ngon”, cho nên có thể là nguyên nhân khiến Chu Nguyên Chương trực tiếp sử dụng Cẩm y vệ như một công cụ đảm bảo quyền lực quan trọng,

Điều đáng nói, thời Chu Nguyên Chương thì Cẩm y vệ được nhắc tới nhiều nhất với tác dụng giúp hoàng đế đầu tiên của Minh triều “diệt công thần”. “Điểu Tận Cung Tàng” là một câu chuyện quen thuộc với vấn đề của Phạm Lãi cùng Việt Vương Câu Tiễn, của Lưu Bang với các quân thần như Anh Bố, Bành Việt, Hàn Tín hay Tào Tháo thời Tam Quốc cư xử với Tuân Úc, Mao Giới ... vốn đều chung là một án tử cho kết quả.

Ngay cả một quốc gia người Hán trước thời Minh là triều Tống, thì Thái Tổ Triệu Khuông Dận cũng thực hiện loại bỏ khai quốc công thần như trên song nhẹ nhàng hơn là cho cơm no rượu say rồi tước sạch lấy quyền lực trước khi để toàn mạng cáo lão về vườn.

Cẩm y vệ thời Minh Thái Tổ ra đời không khác gì một cơ quan tư pháp – hành pháp độc lập theo cách nói hiện nay. Nhưng sự thực thi công lý của nó với chiến quả đầu tay lại là đầu rơi máu chảy cho các cuộc thanh trừng theo lệnh của hoàng đế.

Thừa tướng Hồ Duy Dung là nạn nhân đầu tiên với số người liên đới lên tới 10.000. Tiếp theo là Thái sự Lý Thiện Trường cùng công thần “trung can nghĩa đảm” Lam Ngọc cũng bị chỉ mặt gọi tên. Trong 14 năm, Chu Nguyên Chương chỉ đạo Cẩm y vệ giết 45.000 người, chủ yếu là các công thần, lão tướng và họ hàng thân tộc. Một con số thực sự khủng khiếp trong các cuộc thanh lý môn hộ thời phong kiến quân chủ.

Sau Cẩm y vệ tiếp tục công việc không chỉ kiểm soát quan lại triều đình mà còn mật vụ trà trộn trong dân thu thập tin tức. Những ngôn luận gây bất lợi cho chính quyền đều không thoát khỏi tai mắt của những bóng ma này. Cái tên “Cẩm y vệ” gần như trở thành một đặc quyền. Quan lại địa phương không dám tùy tiện chất vấn “các anh đang làm gì”. Và tất nhiên chính sự tuyệt đối hoá quyền lực, ít nhiều khiến tổ chức này có hiện tượng lạm quyền, minh xử không xác đáng.

Tuy vậy, xét cho cùng, sức mạnh của Cẩm y vệ dù có bị chửi rủa là “Khuyển tử quấn long tuyền” (Chó săn của hoàng đế), làm từ dân đen cho tới quan chức “sợ hơn cả thấy vua” không hề là hư danh?