-Gunto là 1 dạng kiếm của Nhật được sản xuất để phục vụ cho quân đội và hải quân Nhật Bản sau khi kết thúc thời kỳ của Samurai sau năm 1868. Sau thời kỳ của Samurai ( thời Minh Trị 1868-1912 ) các trang bị đã dần dần được thay thế, từ quân phục, vũ khí và cả chiến thuật đều bị Âu hóa. Nhật Bản đã phát triển mạnh về quân đội vào năm 1872 và các Samurai truyền thống đã mất đi vị thế của họ. Sự ra đời của Gunto đã trở thành một cuộc đổi mới. Gunto được sản xuất hàng loạt và trở thành trang thiết bị chuẩn trong quân đội mới, thay thế hoàn toàn cho Katana của tầng lớp Samurai trong thời đại phong kiến.
Gunto được người Nhật vốn xem không phải là Nghệ Thuật mà đúng hơn nó là Vũ Khí . Vì trong thời chiến , Gunto được sản xuất hàng loạt do nhu cầu của chiến tranh . Gunto được sản xuất từ nhiều kim loại khác nhau trộn lại ( nhặt được kim loại nào thì cũng bỏ vào nấu ra rèn kiếm ). Ngoài ra còn dùng phương pháp rèn công nghiệp so với các loại kiếm được làm từ thép Tamahagane truyền thống nên có thể thấy rằng vì sao chất lượng của Gunto thật sự rất kém và từ đó Gunto hoàn toàn không mang nhiều giá trị về Nghệ Thuật như mọi người nghĩ.
P/S: giờ thì mọi người khỏi nhầm rằng Nhật cầm Katana trong WW2 nhá :3
Bình sĩ Nhật bên cạnh kiếm gunto |
-Do đòi hỏi tính chiến thuật nên chiều dài của Gunto giảm còn 1m ( ngắn hơn Katana tiêu chuẩn nhưng dài hơn Wakizashi ) và được sản xuất công nghiệp do nhu cầu thời gian và số lượng.
- Ý nghĩa của kiếm Gunto (Quân đao)
-Đối với binh lính Nhật, thanh kiếm Gunto là biểu tượng cho tinh thần võ sỹ đạo, biểu tượng cho trình độ học vấn và địa vị cao được tôn trọng trong cả xã hội lẫn trong quân đội. Còn đối với binh lính Mỹ tham chiến tại mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, thanh kiếm Gunto lại là biểu tượng cho một cơn ác mộng đang đến gần.
-Thanh kiếm này được coi như là một trang bị chính thức của Quân đội Nhật Bản cho tới khi lực lượng này phải giải tán hoàn toàn sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tất cả các sỹ quan của Nhật đều được nhận một thanh kiếm Gunto trước khi ra chiến trường và đây chính là vật biểu trưng cho sức mạnh và tinh thần Samurai bất diệt của họ.
-Gunto chính là thứ luôn được dương lên cao nhất trong các cuộc tấn công đánh giáp lá cà của binh lính Nhật trên mặt trận Thái Bình Dương. Mỗi khi nghe một binh lính Mỹ nghe thấy tiếng hô "Banzai" và âm thanh tuốt kiếm ra khỏi bao sắc lẹm đồng nghĩa với việc binh lính Mỹ chuẩn bị phải đối mặt với chiến thuật liều lĩnh và đẫm máu bậc nhất chiến tranh thế giới thứ hai - chiến thuật biển người cảm tử của Nhật Bản. Khi áp sát vào chiến đấu tay đôi với lính Mỹ, việc sử dụng một thanh gươm sắc lẹm được vắt cong sẽ có sức mạnh kinh khủng hơn rất nhiều so với việc sử dụng báng súng và lưỡi lê. Ngoài ra, tất cả các sỹ quan Nhật đều được học cách sử dụng kiếm đạo một cách bài bản, đảm bảo họ có thể đấu tay đôi và hạ gục một binh lính Mỹ to gấp đôi mình chỉ sau một vài nhát chém.
-Biểu tượng quyền lực của thanh kiếm này còn được thể hiện ở chỗ, mỗi khi các sỹ quan Nhật ra trình diện đầu hàng quân Đồng Minh, họ đều trao cho đối phương thanh kiếm của mình. Hành động trao kiếm này được coi là một sự khuất phục của người lính dành cho đối phương, đồng nghĩa với việc họ đã chịu đầu hàng trước đối thủ. Ngoài ra, nếu vị sỹ quan chỉ huy của một nhóm quân Nhật không chịu cảnh đầu hàng mà quyết định mổ bụng tự sát, người cận vệ của y cũng sẽ mang thanh kiếm của viên sỹ quan đó ra trao trả cho lực lượng tiếp quản như một dạng "thánh chỉ" thay mặt cho người chỉ huy của mình. Các sỹ quan Nhật Bản ra trình diện đầu hàng quân Đồng Minh đều tự giao nộp thanh kiếm của mình. Dù được sản xuất rất nhiều nhưng việc sỹ quan Nhật Hoàng để mất kiếm trên chiến trường là điều tối kỵ và khi trao kiếm của mình cho đồng đội, nghĩa là người sỹ quan đó đã trao quyền chỉ huy cho đồng đội mình, trao kiếm cho đối phương đồng nghĩa với việc tay sỹ quan đó đã đầu hàng đối thủ.
-Đối với binh lính Nhật, thanh kiếm Gunto là biểu tượng cho tinh thần võ sỹ đạo, biểu tượng cho trình độ học vấn và địa vị cao được tôn trọng trong cả xã hội lẫn trong quân đội. Còn đối với binh lính Mỹ tham chiến tại mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, thanh kiếm Gunto lại là biểu tượng cho một cơn ác mộng đang đến gần.
-Thanh kiếm này được coi như là một trang bị chính thức của Quân đội Nhật Bản cho tới khi lực lượng này phải giải tán hoàn toàn sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tất cả các sỹ quan của Nhật đều được nhận một thanh kiếm Gunto trước khi ra chiến trường và đây chính là vật biểu trưng cho sức mạnh và tinh thần Samurai bất diệt của họ.
-Gunto chính là thứ luôn được dương lên cao nhất trong các cuộc tấn công đánh giáp lá cà của binh lính Nhật trên mặt trận Thái Bình Dương. Mỗi khi nghe một binh lính Mỹ nghe thấy tiếng hô "Banzai" và âm thanh tuốt kiếm ra khỏi bao sắc lẹm đồng nghĩa với việc binh lính Mỹ chuẩn bị phải đối mặt với chiến thuật liều lĩnh và đẫm máu bậc nhất chiến tranh thế giới thứ hai - chiến thuật biển người cảm tử của Nhật Bản. Khi áp sát vào chiến đấu tay đôi với lính Mỹ, việc sử dụng một thanh gươm sắc lẹm được vắt cong sẽ có sức mạnh kinh khủng hơn rất nhiều so với việc sử dụng báng súng và lưỡi lê. Ngoài ra, tất cả các sỹ quan Nhật đều được học cách sử dụng kiếm đạo một cách bài bản, đảm bảo họ có thể đấu tay đôi và hạ gục một binh lính Mỹ to gấp đôi mình chỉ sau một vài nhát chém.
-Biểu tượng quyền lực của thanh kiếm này còn được thể hiện ở chỗ, mỗi khi các sỹ quan Nhật ra trình diện đầu hàng quân Đồng Minh, họ đều trao cho đối phương thanh kiếm của mình. Hành động trao kiếm này được coi là một sự khuất phục của người lính dành cho đối phương, đồng nghĩa với việc họ đã chịu đầu hàng trước đối thủ. Ngoài ra, nếu vị sỹ quan chỉ huy của một nhóm quân Nhật không chịu cảnh đầu hàng mà quyết định mổ bụng tự sát, người cận vệ của y cũng sẽ mang thanh kiếm của viên sỹ quan đó ra trao trả cho lực lượng tiếp quản như một dạng "thánh chỉ" thay mặt cho người chỉ huy của mình. Các sỹ quan Nhật Bản ra trình diện đầu hàng quân Đồng Minh đều tự giao nộp thanh kiếm của mình. Dù được sản xuất rất nhiều nhưng việc sỹ quan Nhật Hoàng để mất kiếm trên chiến trường là điều tối kỵ và khi trao kiếm của mình cho đồng đội, nghĩa là người sỹ quan đó đã trao quyền chỉ huy cho đồng đội mình, trao kiếm cho đối phương đồng nghĩa với việc tay sỹ quan đó đã đầu hàng đối thủ.
-Nếu nói về giá trị của Gunto ở thời hiện đại thì chắc chắn sẽ khó có thể tin được vào sự thật này rằng đối với thời nay, Gunto chỉ mang về giá trị lịch sử do gắn liền sau Đệ Nhất Thế Chiến và Đệ Nhị Thế Chiến.
Loại kiếm binh sĩ Nhật mang theo trong thế chiến 2 | kiếm gunto |
P/S: giờ thì mọi người khỏi nhầm rằng Nhật cầm Katana trong WW2 nhá :3