-Để thoát khỏi cuộc tàn sát của chính quyền Đức Quốc Xã, một bộ phận người Do Thái tìm cách chạy trốn khỏi đất nước, số khác lại gắng gượng sống trong các trại tập trung để chờ thời cơ được trả tự do. Chỉ duy nhất Ernst Moritz Hess - một người Do Thái được đích thân Hitler dùng quyền lực của mình cứu sống.
Trùm phát xít rất tự hào về Hess vì cả hai từng có thời gian cùng chiến đấu tại Mặt trận phía Tây. Do đó, trong khi gần 6 triệu người Do Thái bị tàn sát trong cuộc diệt chủng Holocaust của chính quyền Hitler thì Hess lại có được lá chắn thép cho sinh mệnh mình.
* Sự thực bất ngờ này được chính con gái của Hess là Ursule tiết lộ. Những tình tiết cụ thể trong câu chuyện chỉ được hé mở sau khi một tờ báo phát hiện ra bức thư của Heinrich Himmler - người đứng đầu lực lượng SS và Gestapo gửi cho cấp dưới với nội dung yêu cầu không “hành hạ hay trục xuất” Hess. Hồ sơ của lực lượng mật vụ Gestapo ở thành phố Dusseldorf có ghi chép thông tin về Hess, trong đó có cả một bức của Heinrich Himmler vào ngày 27/8/1940. Nội dung bức thư nêu rõ, Hess phải được “cứu trợ và bảo vệ an toàn theo ý nguyện của Quốc trưởng
-Himmler đã quán triệt quan điểm của Hitler và gửi thông báo cho tất cả cơ quan và nhân viên có liên quan.
Hess đã nói với cô con gái Ursule rằng, ông và các đồng chí cũ của mình trong thời Chiến tranh thế giới I không mấy ấn tượng với Hitler khi họ tái ngộ vào những năm 1920 – 1930. Đây cũng là lúc Hitler đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong chính trường Đức. Hess cho hay, nhà độc tài tương lai rất hiếm khi mở lời nói chuyện và chỉ có vài người bạn trong quân ngũ thời đó. Người Do Thái duy nhất mà Hitler muốn cứu sống sinh năm 1890. Ông đã gia nhập Trung đoàn Bộ binh dự bị Bavaria số 2 vào thời điểm bắt đầu Chiến tranh thế giới I - cùng đơn vị mà Hitler tình nguyện gia nhập. Hitler và Hess đều được cử đến mặt trận Flanders vào mùa thu năm 1914 và phục vụ trong Trung đoàn List cho đến năm 1918.
Sau đó, Hess hai lần bị thương nặng vào tháng 10/1914 và tháng 10/1916. Trong mùa hè năm đó, Hess tạm thời đảm nhận vai trò chỉ huy đại đội mà Hitler đang phục vụ.
-Mặc dù được rửa tội theo đạo Tin lành nhưng mẹ của Hess lại là một người Do Thái. Theo Luật Chủng tộc Nuremberg của Đức Quốc Xã, Hess vẫn bị xếp vào nhóm người mang trong mình dòng máu của người Do Thái.
-Theo pháp luật hiện hành của Đức thời đó, Hess bị buộc rời ghế thẩm phán vào năm 1936. Người thân từng chứng kiến cảnh ông bị những kẻ côn đồ Đức quốc xã đánh đập ngay bên ngoài nhà họ vào năm 1936.
Cũng vào năm đó, Hess đã gửi đơn kiến nghị đến Hitler xin được miễn áp dụng luật chủng tộc cho ông và con gái.
Ông từng đưa gia đình đến thành phố Bolzano, Italy vào tháng 10/1937 song bị buộc trở về nước vào năm 1939. Với hy vọng mối quan hệ thời chiến với Hitler sẽ bảo vệ được tính mạng mình, Hess đã chuyển gia đình đến một ngôi làng hẻo lánh ở bang Bavaria, miền Đông Nam nước Đức vào giữa năm 1940.
Một bản sao bức thư Himmler gửi cho lực lượng mật vụ Gestapo ở thành phố Dusseldorf đã được trao cho Hess.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 6/1941, Hess bị lực lượng SS ở thành phố Munich triệu tập. Khi bức thư được Hess trưng ra, thật bất ngờ, nó đã bị tịch thu và ông được thông báo rằng chỉ thị đã được hủy bỏ vào tháng 5/1941. Do đó, ông cũng chỉ là “một người Do Thái như những người khác”.
Hess qua đời ở thành phố Frankfurt vào ngày 14/9/1983 sau khi có một sự nghiệp thành công thời hậu chiến ở Tây Đức.
Trùm phát xít rất tự hào về Hess vì cả hai từng có thời gian cùng chiến đấu tại Mặt trận phía Tây. Do đó, trong khi gần 6 triệu người Do Thái bị tàn sát trong cuộc diệt chủng Holocaust của chính quyền Hitler thì Hess lại có được lá chắn thép cho sinh mệnh mình.
* Sự thực bất ngờ này được chính con gái của Hess là Ursule tiết lộ. Những tình tiết cụ thể trong câu chuyện chỉ được hé mở sau khi một tờ báo phát hiện ra bức thư của Heinrich Himmler - người đứng đầu lực lượng SS và Gestapo gửi cho cấp dưới với nội dung yêu cầu không “hành hạ hay trục xuất” Hess. Hồ sơ của lực lượng mật vụ Gestapo ở thành phố Dusseldorf có ghi chép thông tin về Hess, trong đó có cả một bức của Heinrich Himmler vào ngày 27/8/1940. Nội dung bức thư nêu rõ, Hess phải được “cứu trợ và bảo vệ an toàn theo ý nguyện của Quốc trưởng
-Himmler đã quán triệt quan điểm của Hitler và gửi thông báo cho tất cả cơ quan và nhân viên có liên quan.
Hess đã nói với cô con gái Ursule rằng, ông và các đồng chí cũ của mình trong thời Chiến tranh thế giới I không mấy ấn tượng với Hitler khi họ tái ngộ vào những năm 1920 – 1930. Đây cũng là lúc Hitler đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong chính trường Đức. Hess cho hay, nhà độc tài tương lai rất hiếm khi mở lời nói chuyện và chỉ có vài người bạn trong quân ngũ thời đó. Người Do Thái duy nhất mà Hitler muốn cứu sống sinh năm 1890. Ông đã gia nhập Trung đoàn Bộ binh dự bị Bavaria số 2 vào thời điểm bắt đầu Chiến tranh thế giới I - cùng đơn vị mà Hitler tình nguyện gia nhập. Hitler và Hess đều được cử đến mặt trận Flanders vào mùa thu năm 1914 và phục vụ trong Trung đoàn List cho đến năm 1918.
Sau đó, Hess hai lần bị thương nặng vào tháng 10/1914 và tháng 10/1916. Trong mùa hè năm đó, Hess tạm thời đảm nhận vai trò chỉ huy đại đội mà Hitler đang phục vụ.
-Mặc dù được rửa tội theo đạo Tin lành nhưng mẹ của Hess lại là một người Do Thái. Theo Luật Chủng tộc Nuremberg của Đức Quốc Xã, Hess vẫn bị xếp vào nhóm người mang trong mình dòng máu của người Do Thái.
-Theo pháp luật hiện hành của Đức thời đó, Hess bị buộc rời ghế thẩm phán vào năm 1936. Người thân từng chứng kiến cảnh ông bị những kẻ côn đồ Đức quốc xã đánh đập ngay bên ngoài nhà họ vào năm 1936.
Cũng vào năm đó, Hess đã gửi đơn kiến nghị đến Hitler xin được miễn áp dụng luật chủng tộc cho ông và con gái.
Ông từng đưa gia đình đến thành phố Bolzano, Italy vào tháng 10/1937 song bị buộc trở về nước vào năm 1939. Với hy vọng mối quan hệ thời chiến với Hitler sẽ bảo vệ được tính mạng mình, Hess đã chuyển gia đình đến một ngôi làng hẻo lánh ở bang Bavaria, miền Đông Nam nước Đức vào giữa năm 1940.
Một bản sao bức thư Himmler gửi cho lực lượng mật vụ Gestapo ở thành phố Dusseldorf đã được trao cho Hess.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 6/1941, Hess bị lực lượng SS ở thành phố Munich triệu tập. Khi bức thư được Hess trưng ra, thật bất ngờ, nó đã bị tịch thu và ông được thông báo rằng chỉ thị đã được hủy bỏ vào tháng 5/1941. Do đó, ông cũng chỉ là “một người Do Thái như những người khác”.
Hess qua đời ở thành phố Frankfurt vào ngày 14/9/1983 sau khi có một sự nghiệp thành công thời hậu chiến ở Tây Đức.