Nước Nam Việt là một nhà nước tồn tại trong giai đoạn từ 204 TCN - 111 TCN. Lãnh thổ Nam Việt rất rộng lớn, bao gồm một phần nam TQ đến miền trung VN ngày nay. Nước Nam Việt do Triệu Đà - Triệu Vũ Đế thành lập.
Từ xưa trong sử Việt Nam đều coi Nhà Triệu là một triều đại của Việt Nam. Trong thời hiện đại chính sử đã thay đổi điều này. Có ý kiến cho rằng Ngô Thì Nhậm (người soạn "Chiếu lên ngôi" của Nguyễn Huệ), là người đầu tiên không thừa nhận nhà Triệu là một triều đại của Việt Nam, ông không cho Triệu Đà và vào danh sách các "đế". Tuy nhiên trong lời văn lại khẳng định nước Việt Nam là một nước độc lập văn hiến qua “5 đời Đế, 3 đời Vương” (Đến thời Quang Trung) và kể ra Đinh, Lê, Lý Trần (có 4 đế thôi).
NHÀ TRIỆU NƯỚC NAM VIỆT CÓ BAO NHIÊU VỊ VUA?
Theo Sử ký của Tư Mã Thiên ghi nhận: Nhà Tần đã thôn tính được thiên hạ, đánh chiếm bình định Dương Việt, lập ra các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận, đưa đám lưu dân đến sống chung với dân Việt mười ba năm. Khi ấy, Triệu Đà được làm Huyện lệnh Long Xuyên, quận Nam Hải.
Đến năm 207 TCN, nhân khi nhà Tần suy yếu và sụp đổ, được Quận Úy Nam Hải là Nhâm Hiêu trao quyền thống lĩnh, ông liền đánh chiếm Quế Lâm và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ vương. Đến khi nhà Hán ổn định thiên hạ, đã sai Lục Giả phong vương cho ông để thông sứ, hòa hiếu quy tập người Bách Việt, không để họ trở thành mối nguy cho biên cương phía nam, Nam Việt tiếp liền ranh giới Trường Sa.
Đến khi Cao Hậu cai trị, "nghe lời gièm của bề tôi, phân biệt man di, ngăn cấm đồ dùng, đó hẳn là kế của Trường Sa vương, muốn dựa Trung nguyên, đánh diệt Nam Việt rồi làm vua cả hai vùng, tự lập công lao vậy". Cho nên, ông liền tự tôn hiệu thành Nam Việt Vũ đế. Triệu Đà nhân đó đem quân uy hiếp biên giới, đem của cải hối lộ Mân Việt, Tây Âu và đất Lạc, nô dịch rồi khiến họ quy thuộc, từ đông sang tây trải hơn vạn dặm. Bèn ngồi xe hoàng ốc cắm cờ bên trái, ban chiếu lệnh xưng là “chế”, ngang hàng với Trung nguyên.
Chính vì vậy, chúng ta thấy rằng, Triệu Đà từ việc xưng vương (ngang hàng với các thân vương nhà Hán) đến xưng đế (ngang hàng với vua Hán) đã thể hiện sự độc lập của một vương triều. Từ mảnh đất cũ, ông lần lần thôn tính các vùng đất xung quanh, tiến xuống miền Tây Âu và Lạc Việt (khi đó có nước Âu Lạc đang cai trị).
Sau thất bại của An Dương Vương, Triệu Đà đã tiến hành sát nhập toàn bộ đất đai Âu Lạc vào nước Nam Việt và chia Âu Lạc ra làm hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân đặt dưới sự thống trị của chính quyền Nam Việt ở Phiên Ngung (Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc). Tuy nhiên, về cơ bản chính sách cai trị của Triệu Đà và sau này là nhà Triệu còn hết sức nới lỏng. Tại các quận Giao Chỉ và Cửu Chân, Triệu Đà các đại diện nhằm cai quản các công việc trong quận, trong đó chủ yếu là thực hiện chế độ thuế khóa theo phương thức cống nạp.
Qua các tài liệu thư tịch cổ Trung Quốc và Việt Nam chúng ta được biết Triệu Đà và chính quyền nhà Triệu đã hòa nhập tương đối nhanh với đời sống của người Việt, thực thi nhiều chính sách và biện pháp khôn khéo nhằm tranh thủ các thủ lĩnh người Việt, tìm hậu thuẫn trong đông đảo nhân dân. Bên cạnh đó, Triệu Đà tự xưng là “Man Di đại trưởng lão phu”, lấy vợ Việt, theo phong tục tập quán Việt (búi tó, ngồi xổm), chứng tỏ như một thủ lĩnh, một tù trưởng của người Việt. Mặt khác, chính quyền nhà Triệu còn có tư tưởng chống nhà Hán tương đối mạnh mẽ. Điều đó, được thể hiện rõ nét nhất khi đặt tên quốc gia của mình là Nam Việt (chứ không phải là Nam Hán như tập đoàn Lưu Cung thế kỷ X khi vùng Lưỡng Quãng đã bị Hán hóa hoàn toàn) cũng như thái độ tự chủ, không chịu thần phục triều đình nhà Hán.
Tư tưởng chống Hán và hòa nhập cộng đồng người Việt của Triệu Đà trước hết được xuất phát từ quyền lợi của bản thân chính quyền nhà Triệu nhưng nhân tố ấy lại góp phần giúp Triệu Đà giành được thiện cảm trong tình cảm, tư tưởng người dân Âu Lạc.
Xưa nay, có nhiều thắc mắc về tuổi thọ thực sự của vị vua này. Và từ đó, nhiều người đã suy ra có đến hai vị vua tên là Triệu Đà. Song từ việc nghiên cứu Sử ký, chúng ta thấy rằng lời lẽ của ông luôn xuyên suốt, luôn khẳng định từ vị trí thấp đến vị trí cao, từ vị trí vương tiến thẳng lên vua. Vậy phải xét đến vị vua thứ hai, đó chính là cháu của Triệu Đà, đó là Triệu Hồ để xem xét lại tuổi thọ của ông.
Triệu Đà mất, cháu nội là Triệu Hồ lên thay, tước hiệu Văn Đế. Song, ngôi mộ được phát hiện ở Quảng Châu vào năm 1980, người ta đã tìm ra một chiếc ấn vàng, núm hình rồng cuộn, sáng lấp lánh đặt ở khoảng giữa ngực và bụng của mộ chủ. Sau khi dùng bàn chải quét sạch lớp bụi đất đóng ở trên chiếc ấn, lật ngược lại thì thấy dưới đáy khắc bốn chữ “Văn Đế Hành Tỉ”( 文帝行璽 ) theo lối tiểu triện Việc tìm ra chiếc ấn vàng này đã cho phép các nhà nghiên cứu xác định được người nằm trong ngôi mộ chính là vua thứ hai nhà Triệu nước Nam Việt, tên chính là Triệu Muội, là cháu gọi Triệu Đà bằng ông.
Theo phân tích của Nguyễn Duy Chính, theo các chuyên viên ngôn ngữ tại Quảng Châu thì vào thời Tây Hán, ngôn ngữ vùng Lĩnh Nam và Trung nguyên hoàn toàn khác hẳn, tên của Triệu Muội chép trong sử không phải là tên chính thức ghi trên giấy tờ qua lại mà chỉ là chữ ký âm do lời khai của các sứ thần được cử đến, khi về triều tâu lại với Hán đế và thường chỉ dùng một chữ Hán tương tự. Hiện nay tại vùng Nam Trung Hoa, âm “muội” vẫn còn phát âm giống như “hồ” nên việc dùng chữ nọ ghi âm chữ kia không phải là chuyện đáng ngạc nhiên.
Ngoài con ấn Văn Đế Hành Tỉ người ta còn tìm thấy một chiếc ấn vàng có khắc hai chữ thái tử (泰子). Chiếc ấn này một chiều 2.6 cm, một chiều 2.4 cm không vuông hẳn. Thời cổ người ta dùng lẫn lộn hai chữ thái (太 và 泰) cho nên chiếc ấn có lẽ là của Triệu Muội khi ông chưa lên làm vua, chỉ mới là người được chỉ định kế nghiệp. Thế nhưng đây cũng là một nghi vấn sử học vì theo sách vở con Triệu Đà là thái tử Trọng Thuỷ chết trước khi ông qua đời, trên danh nghĩa Triệu Muội chỉ là cháu nội, không thể được truyền vị thái tử, liệu có phải là của cha ông để lại hay chăng?
Đó là một số vấn đề cần được làm rõ hơn hẳn. Từ trước đến nay, sử sách đều thống nhất nước Nam Việt trải qua 5 triều vua. Nhưng vì "tuổi thọ hiếm có" của Triệu Đà ngày ấy làm xuất hiện nhiều thắc mắc. Nếu căn cứ vào Sử ký, với những lời tự bạch và những hành động nối tiếp nhau thì Triệu Đà xưng vương rồi xưng đế, rồi bên trong xưng đế, bên ngoài xưng vương. Ông là vị vua ở ngôi lâu nhất lúc bấy giờ. Và với chiếc ấn tìm được ở ngôi mộ của cháu ông thì càng khẳng định Triệu Muội chính là Triệu Hồ (theo phân tích ngôn ngữ).
Từ đó, chúng ta có thể thấy thế thứ các vua nhà Triệu nước Nam Việt đã trải qua 5 đời nối nhau trị vì. Cụ thể như sau:
+ 207 đến 137 TCN: Vũ Vương Triệu Đà
+ 137 đến 124 TCN: Văn Đế Triệu Hồ/ Triệu Muội
+ 124 đến 113 TCN: Minh Vương Triệu Anh Tề
+ 113 đến 112 TCN: Ai Vương Triệu Hưng
+ 112 đến 111 TCN: Vệ Dương Vương Triệu Kiến Đức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://redsvn.net/mot-goc-nhin-khac-ve-trieu-da-hoa-giai-4-noi-oan-lich-su/
2. http://www.hungsuviet.us/lichsu/Langmotrieuvande.html
3. https://hocthenao.vn/2017/05/04/nam-viet-dong-viet-liet-truyen-tu-ma-thien-pham-van-anh/
4. http://www.hoangthanhthanglong.vn/blog/trieu-da-va-76-nam-song-tren-dat-viet/599.
Từ xưa trong sử Việt Nam đều coi Nhà Triệu là một triều đại của Việt Nam. Trong thời hiện đại chính sử đã thay đổi điều này. Có ý kiến cho rằng Ngô Thì Nhậm (người soạn "Chiếu lên ngôi" của Nguyễn Huệ), là người đầu tiên không thừa nhận nhà Triệu là một triều đại của Việt Nam, ông không cho Triệu Đà và vào danh sách các "đế". Tuy nhiên trong lời văn lại khẳng định nước Việt Nam là một nước độc lập văn hiến qua “5 đời Đế, 3 đời Vương” (Đến thời Quang Trung) và kể ra Đinh, Lê, Lý Trần (có 4 đế thôi).
Nước Nam Việt |
NHÀ TRIỆU NƯỚC NAM VIỆT CÓ BAO NHIÊU VỊ VUA?
Theo Sử ký của Tư Mã Thiên ghi nhận: Nhà Tần đã thôn tính được thiên hạ, đánh chiếm bình định Dương Việt, lập ra các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận, đưa đám lưu dân đến sống chung với dân Việt mười ba năm. Khi ấy, Triệu Đà được làm Huyện lệnh Long Xuyên, quận Nam Hải.
Đến năm 207 TCN, nhân khi nhà Tần suy yếu và sụp đổ, được Quận Úy Nam Hải là Nhâm Hiêu trao quyền thống lĩnh, ông liền đánh chiếm Quế Lâm và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ vương. Đến khi nhà Hán ổn định thiên hạ, đã sai Lục Giả phong vương cho ông để thông sứ, hòa hiếu quy tập người Bách Việt, không để họ trở thành mối nguy cho biên cương phía nam, Nam Việt tiếp liền ranh giới Trường Sa.
Đến khi Cao Hậu cai trị, "nghe lời gièm của bề tôi, phân biệt man di, ngăn cấm đồ dùng, đó hẳn là kế của Trường Sa vương, muốn dựa Trung nguyên, đánh diệt Nam Việt rồi làm vua cả hai vùng, tự lập công lao vậy". Cho nên, ông liền tự tôn hiệu thành Nam Việt Vũ đế. Triệu Đà nhân đó đem quân uy hiếp biên giới, đem của cải hối lộ Mân Việt, Tây Âu và đất Lạc, nô dịch rồi khiến họ quy thuộc, từ đông sang tây trải hơn vạn dặm. Bèn ngồi xe hoàng ốc cắm cờ bên trái, ban chiếu lệnh xưng là “chế”, ngang hàng với Trung nguyên.
Chính vì vậy, chúng ta thấy rằng, Triệu Đà từ việc xưng vương (ngang hàng với các thân vương nhà Hán) đến xưng đế (ngang hàng với vua Hán) đã thể hiện sự độc lập của một vương triều. Từ mảnh đất cũ, ông lần lần thôn tính các vùng đất xung quanh, tiến xuống miền Tây Âu và Lạc Việt (khi đó có nước Âu Lạc đang cai trị).
Sau thất bại của An Dương Vương, Triệu Đà đã tiến hành sát nhập toàn bộ đất đai Âu Lạc vào nước Nam Việt và chia Âu Lạc ra làm hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân đặt dưới sự thống trị của chính quyền Nam Việt ở Phiên Ngung (Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc). Tuy nhiên, về cơ bản chính sách cai trị của Triệu Đà và sau này là nhà Triệu còn hết sức nới lỏng. Tại các quận Giao Chỉ và Cửu Chân, Triệu Đà các đại diện nhằm cai quản các công việc trong quận, trong đó chủ yếu là thực hiện chế độ thuế khóa theo phương thức cống nạp.
Qua các tài liệu thư tịch cổ Trung Quốc và Việt Nam chúng ta được biết Triệu Đà và chính quyền nhà Triệu đã hòa nhập tương đối nhanh với đời sống của người Việt, thực thi nhiều chính sách và biện pháp khôn khéo nhằm tranh thủ các thủ lĩnh người Việt, tìm hậu thuẫn trong đông đảo nhân dân. Bên cạnh đó, Triệu Đà tự xưng là “Man Di đại trưởng lão phu”, lấy vợ Việt, theo phong tục tập quán Việt (búi tó, ngồi xổm), chứng tỏ như một thủ lĩnh, một tù trưởng của người Việt. Mặt khác, chính quyền nhà Triệu còn có tư tưởng chống nhà Hán tương đối mạnh mẽ. Điều đó, được thể hiện rõ nét nhất khi đặt tên quốc gia của mình là Nam Việt (chứ không phải là Nam Hán như tập đoàn Lưu Cung thế kỷ X khi vùng Lưỡng Quãng đã bị Hán hóa hoàn toàn) cũng như thái độ tự chủ, không chịu thần phục triều đình nhà Hán.
Tư tưởng chống Hán và hòa nhập cộng đồng người Việt của Triệu Đà trước hết được xuất phát từ quyền lợi của bản thân chính quyền nhà Triệu nhưng nhân tố ấy lại góp phần giúp Triệu Đà giành được thiện cảm trong tình cảm, tư tưởng người dân Âu Lạc.
Xưa nay, có nhiều thắc mắc về tuổi thọ thực sự của vị vua này. Và từ đó, nhiều người đã suy ra có đến hai vị vua tên là Triệu Đà. Song từ việc nghiên cứu Sử ký, chúng ta thấy rằng lời lẽ của ông luôn xuyên suốt, luôn khẳng định từ vị trí thấp đến vị trí cao, từ vị trí vương tiến thẳng lên vua. Vậy phải xét đến vị vua thứ hai, đó chính là cháu của Triệu Đà, đó là Triệu Hồ để xem xét lại tuổi thọ của ông.
Triệu Đà mất, cháu nội là Triệu Hồ lên thay, tước hiệu Văn Đế. Song, ngôi mộ được phát hiện ở Quảng Châu vào năm 1980, người ta đã tìm ra một chiếc ấn vàng, núm hình rồng cuộn, sáng lấp lánh đặt ở khoảng giữa ngực và bụng của mộ chủ. Sau khi dùng bàn chải quét sạch lớp bụi đất đóng ở trên chiếc ấn, lật ngược lại thì thấy dưới đáy khắc bốn chữ “Văn Đế Hành Tỉ”( 文帝行璽 ) theo lối tiểu triện Việc tìm ra chiếc ấn vàng này đã cho phép các nhà nghiên cứu xác định được người nằm trong ngôi mộ chính là vua thứ hai nhà Triệu nước Nam Việt, tên chính là Triệu Muội, là cháu gọi Triệu Đà bằng ông.
Theo phân tích của Nguyễn Duy Chính, theo các chuyên viên ngôn ngữ tại Quảng Châu thì vào thời Tây Hán, ngôn ngữ vùng Lĩnh Nam và Trung nguyên hoàn toàn khác hẳn, tên của Triệu Muội chép trong sử không phải là tên chính thức ghi trên giấy tờ qua lại mà chỉ là chữ ký âm do lời khai của các sứ thần được cử đến, khi về triều tâu lại với Hán đế và thường chỉ dùng một chữ Hán tương tự. Hiện nay tại vùng Nam Trung Hoa, âm “muội” vẫn còn phát âm giống như “hồ” nên việc dùng chữ nọ ghi âm chữ kia không phải là chuyện đáng ngạc nhiên.
Ngoài con ấn Văn Đế Hành Tỉ người ta còn tìm thấy một chiếc ấn vàng có khắc hai chữ thái tử (泰子). Chiếc ấn này một chiều 2.6 cm, một chiều 2.4 cm không vuông hẳn. Thời cổ người ta dùng lẫn lộn hai chữ thái (太 và 泰) cho nên chiếc ấn có lẽ là của Triệu Muội khi ông chưa lên làm vua, chỉ mới là người được chỉ định kế nghiệp. Thế nhưng đây cũng là một nghi vấn sử học vì theo sách vở con Triệu Đà là thái tử Trọng Thuỷ chết trước khi ông qua đời, trên danh nghĩa Triệu Muội chỉ là cháu nội, không thể được truyền vị thái tử, liệu có phải là của cha ông để lại hay chăng?
Đó là một số vấn đề cần được làm rõ hơn hẳn. Từ trước đến nay, sử sách đều thống nhất nước Nam Việt trải qua 5 triều vua. Nhưng vì "tuổi thọ hiếm có" của Triệu Đà ngày ấy làm xuất hiện nhiều thắc mắc. Nếu căn cứ vào Sử ký, với những lời tự bạch và những hành động nối tiếp nhau thì Triệu Đà xưng vương rồi xưng đế, rồi bên trong xưng đế, bên ngoài xưng vương. Ông là vị vua ở ngôi lâu nhất lúc bấy giờ. Và với chiếc ấn tìm được ở ngôi mộ của cháu ông thì càng khẳng định Triệu Muội chính là Triệu Hồ (theo phân tích ngôn ngữ).
Từ đó, chúng ta có thể thấy thế thứ các vua nhà Triệu nước Nam Việt đã trải qua 5 đời nối nhau trị vì. Cụ thể như sau:
+ 207 đến 137 TCN: Vũ Vương Triệu Đà
+ 137 đến 124 TCN: Văn Đế Triệu Hồ/ Triệu Muội
+ 124 đến 113 TCN: Minh Vương Triệu Anh Tề
+ 113 đến 112 TCN: Ai Vương Triệu Hưng
+ 112 đến 111 TCN: Vệ Dương Vương Triệu Kiến Đức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://redsvn.net/mot-goc-nhin-khac-ve-trieu-da-hoa-giai-4-noi-oan-lich-su/
2. http://www.hungsuviet.us/lichsu/Langmotrieuvande.html
3. https://hocthenao.vn/2017/05/04/nam-viet-dong-viet-liet-truyen-tu-ma-thien-pham-van-anh/
4. http://www.hoangthanhthanglong.vn/blog/trieu-da-va-76-nam-song-tren-dat-viet/599.