Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Kháng chiến chống Tần của Âu Lạc và sự hình thành nước Nam Việt, Giao Chỉ

Ngay từ thời cổ đại dân tộc Việt Nam đã sớm phải trải qua xác cuộc chiến tranh chống lại sự xâm lăng của phương bắc trong đó cuộc Kháng chiến chống Tần của Âu Lạc được xem là nổi bật, trong bài viết bài chúng ta cũng tìm hiêu thêm về Kháng chiến chống Tần của Âu Lạc sự hình thành nước Nam Việt, Giao Chỉ.

1. Kháng chiến chống Tần và quá trình hình thành nước Nam Việt.

khoảng năm 218-217 TCN sau khi thống nhất Trung Nguyên kết thúc thời kỳ "Chiến Quốc" thì Tần Thủy Hoàng đã cho đại quân 50 vạn dưới sự chỉ huy của tướng Đồ Thư tiến về phía Nam đánh chiếm vùng đất của các tộc "Bách Việt". Quân Tần nhanh chóng chiếm được các vùng đất đông bắc Ngũ Lĩnh thuộc các tộc Bách Việt như Mân Việt, Đông Âu...sau đó quân Tần qua Ngũ Lĩnh tiến vào vùng đất của các tộc như Tây Âu, Nam Việt nhưng gặp phải sự kháng cự quyết liệt. khoảng năm 214 TCN quân Tần xâm chiếm được đất Lục Dương lập ra các quận Nam Hải, Quế Lâm, Tượng và tiếp tục tiến sâu vào vùng đất người Tây Âu.

Nhưng thủ lĩnh mới của người Tây Âu là Thục Phán(còn theo ĐVSKTT thì lúc này nước Âu Lạc đã được thành lập) đã tổ chức kháng chiến chống Tần, thường xuyên tập kích, quấy phá quân Tần khiến quân Tần gặp nhiều khó khăn, tổn thất, tướng Tần là Đồ Thư cũng tử trận. Quân Tần phải lui về Lục Dương. sau khi Đồ Thư chết thì Nhâm Ngao lên kế nhiệm đóng quân ở quận Nam Hải, Triệu Đà đóng ở huyện Long Xuyên(thuộc quận Nam Hải) năm 208TCN Nhâm Ngao chết giao lại quyền hành cho Triệu Đà, nhà Tần khi đó sắp mất, Trung Nguyên sẽ đại loạn. Theo ý của Nhâm Ngao trước kia Triệu Đà muốn tự lập liền cho thay thế các tướng lĩnh bằng người của mình.
Triệu Đà truyền lệnh phá đường đóng hết cửa quan ngăn cách với Trung Nguyên. Theo ĐVSKTT:
 1.Cùng năm 208 TCN Triệu Đà xua quân tấn công phía nam diệt nước Âu Lạc của An Dương Vương. 2.năm 207 TCN Triệu Đà cho quân chiếm lấy quận Quế Lâm(mà ĐVSKTT ghi nhầm thành Lâm Ấp) và Tượng quân. Nhân đó Triệu Đà tự lập làm Nam Việt Vương Theo SKTMT: 1.trích "Khi nhà Tần đã bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương" như chúng ta biết nhà Tần bị diệt năm 206 TCN. Như vậy theo SKTMT thì việc Triệu Đà chiếm nốt 2 quận còn lại do nhà Tần đặt ra là Quế Lâm,Tượng phải diễn ra khoảng năm 206 TCN về sau, tức là muộn hơn tối thiểu 1 năm so với ghi chép của ĐVSKTT.
2.về việc "diệt" Âu Lạc thì theo SKTMT: Triệu Đà diệt u Lạc sau khi Lã Hậu chết(năm 180 TCN), như vậy có nghĩa là sự kiện Triệu Đà diệt u Lạc diễn ra khoảng năm 179 TCN. (nguyên văn theo sử ký "Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây u Lạc bắt họ lệ thuộc theo mình) dựa theo SKTMT thì theo mình nghĩ "có thể" là Triệu Đà đã dùng của cải mua chuộc một bộ phận người Âu Lạc để họ làm nội gián cho Triệu Đà và khi thời cơ đến với sự giúp sức của các nội gián đã đánh bại Âu Lạc Như vậy theo ĐVSKTT thì Triệu Đà (lúc đó đang kiểm soát quận Nam Hải) đã tiến quân xuống phía tây-tây nam để diệt u Lạc(năm 208 TCN) rồi sau đó mới quay lại chiếm nốt các quân lập ra từ thời Tần là Quế Lâm,Tượng nằm ở phía tây quận Nam Hải(năm 207 TCN). Còn theo SKTMT: Triệu Đà nhân sau khi nhà Tần bị diệt đã chiếm thêm 2 quận phía tây trước đó là Quế Lâm và Tượng(khoảng năm 206 TCN) thống nhất tạo thành lãnh thổ gồm 3 quận thời Tần là: Nam Hải, Quế Lâm, Tượng. Rồi sau đó đến năm 179tcn thì Triệu Đà mới tiến quân xuống nước Âu Lạc.
Kháng chiến chống Tần của Âu Lạc và sự hình thành nước Nam Việt, Giao Chỉ
An Dương Vương
 Chúng ta hay nghe đến cuộc chiến của An Dương Vương tại thành Cổ Loa với Triệu Đà, nhưng trước đó An Dương Vương còn đánh bại 50 vạn quân Tần xâm lược.

Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Nguyên mới dám đem 50 vạn quân tinh nhuệ xâm chiếm nước Văn Lang. Lúc ấy Triều Hùng Vương suy tàn mà thế giặc rất mạnh, An Dương Vương người Tây Vu hay Tây Âu (cũng thuộc nước Văn Lang) lật đổ Triều Hùng Vương rồi lãnh đạo nhân dân đánh giặc.

Cuộc kháng chiến mưu trí, bền bỉ của người Việt đã làm cho quân Tần “ lương thực bị tuyệt và thiếu”, “ đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong”. Quân giặc càng ngày càng bị dồn vào tình trạng căng thẳng, nguy khốn đến như tuyệt vọng.

Lúc đó, người Việt mới tập hợp lực lượng, tổ chức đánh lớn nhằm tiêu diệt sinh lực giặc, đập tan cuộc xâm lược của quân Tần. Kết quả là người Việt đã “ đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư. [ Quân Tần] thây phơi máu chảy hàng chục vạn người’ (theo sách Hoài Nam Tử). Năm 208 TCN, nhà Tần phải bãi binh.

P/S: Nhiều bạn nghĩ An Dương Vương là người ngoài nước Văn Lang nhưng vùng đất của Vua An Dương phát tích xưa kia ở phía Bắc và Tây Bắc thuộc tộc Nùng. Mà tộc Nùng lớn nhất là người Choang Trung Quốc ( 18 triệu người) vẫn nhận mình là Lạc Việt, vẫn thờ vua Hùng. Chứng tỏ vùng đất ấy vẫn thuộc nước Văn Lang, vẫn chịu sự cai quản của vua Hùng.

Bổ sung 1:

Nhà Hán đổ về trước luôn coi mình là con trời, bốn phương là man di mọi rợ. Họ không bao giờ công nhận 1 quốc gia, 1 vị vua ngoài họ. Họ không công nhận La Mã là quốc gia, không nhắc đến, chẳng lẽ La Mã không thể là quốc gia thống nhất? Họ không nói Vua Hùng mà sử ta có nói ta lại phủ định ngay là không có nước Văn Lang rộng lớn sao?

Thời ấy dân Văn Lang và sau là Âu Lạc có quần áo mặc đàng hoàng chứ không phải suốt ngày đóng khố như hình của web Hoàng Thành :)

Bổ sung 2:

Nhiều bạn thắc mắc về việc ai thắng Tần, có phải An Dương Vương không? Mình xin bổ sung thêm tài liệu để chứng minh. Theo Tiền Hán thư (quyển 65), Địa lý chí của Ban Cố thì số dân Nam Ngũ Lĩnh (tương ứng với lãnh thổ 6 quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân thời Hán thuộc) khi quân Hán chiếm đóng nước Nam Việt năm Nguyên Đỉnh thứ 6 (năm 111 TCN) đời Vũ Đế nhà Tây Hán như sau:

Quận Nam Hải có 6 huyện, 19.613 hộ, 94.253 người.
Quận Uất Lâm có 12 huyện, 12.415 hộ, 71.162 người.
Quận Thương Ngô có 10 huyện, 24.379 hộ, 146.160 người.
Quận Hợp Phố có 5 huyện, 15.398 hộ, 78.980 người.
Quận Giao Chỉ có 10 huyện, 92.379 hộ, 746.237 người.
Quận Cửu Chân có 7 huyện, 35.743 hộ, 166.013 người.

Khi Tần xâm lược dân số có thể cao hơn 1 chút, nhưng cộng dân cư các vùng ngoài Giao Chỉ và Cửu Chân lại không quá 300 000 làm sao chống với 500 000 quân Tần chưa kể dân phu. Rõ ràng Mân Việt với hơn 90 000 dân làm sao chống được. Từng vùng nhỏ lẻ, nếu chỉ là các bộ lạc kia làm sao địch được với quân Tần thiện chiến (dân số Tần 25 triệu đến 30 triệu)?

Sử nhà Hán không nói đến An Dương Vương vì họ không công nhận nhưng họ nói giết được Dịch Hu Tống của Tây Âu, rồi quân Tần bị phục kích, kiệt lương mà bại. Có thể An Dương Vương đã dụ quân Tần vào sâu lãnh thổ Nam Ngũ Lĩnh rồi cắt đường lương thảo và bao vây. Người bị quân Tần hạ có thể là tướng của An Dương Vương hoặc tù trưởng đời trước của Tây Âu.

Bổ sung 3:

Mình xin bổ sung tư liệu việc dân tộc Choang Trung Quốc ( vùng Tây Âu trước của vua An Dương Vương) nhận mình là Lạc Việt, thờ vua Hùng. Bài về minh văn trên trống đồng thành Cổ Loa qua đó chứng mình nguồn gốc An Dương Vương là người Tây Vu hay Tây Âu thuộc nước Văn Lang mà không phải dòng dõi nước Thục ( nước Thục thời Chiến Quốc bị tiêu diệt di cư tới)

Bổ sung 4: Giao Châu Ngoại Vực Ký nói về việc An Dương Vươg thay Hùng Vương và đánh Triệu Đà. ( Lạc Vương của họ nói là Hùng Vương)

Giao Châu Ngoại Vực Ký》viết: "Xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, đất có Lạc điền [雒田; ruộng lạc], ruộng ấy theo triều thuỷ lên xuống, dân khẩn thực [墾食] ruộng ấy, nên gọi là "Lạc dân" [雒民]. Lập ra "Lạc vương" [雒王], "Lạc hầu" [雒侯], coi giữ các quận huyện. Nhiều huyện có "Lạc tướng" [雒將], các Lạc tướng có ấn đồng và dây thao xanh. Sau Thục vương tử mang 3 vạn binh đến đánh lạc vương, lạc hầu, thu phục các lạc tướng. Thục vương tử sau đó xưng An Dương vương.
Nam Việt vương Uý Đà, mang người đánh An Dương vương, An Dương vương có thần nhân tên Cao Thông làm phụ tá, làm cho An Dương vương một chiếc nỏ thần, một phát giết 300 người. Nam Việt vương biết không thể chiến, nên đóng quân tại huyện Vũ Ninh. Việt sai thái tử tên Thuỷ, hàng phục An Dương vương, xưng làm bề tôi.
An Dương vương không biết Cao Thông là thần nhân, đối đãi không phải lẽ, Thông liền bỏ đi, nói với Vương rằng, "Nắm nỏ này thì làm vương thiên hạ, không nắm nỏ thì mất cả thiên hạ."

2. Nước Nam Việt và Triệu Đà cùng một số vấn đề liên quan

...

3. Quá trình hình thành Bộ Giao Chỉ thời Hán và vấn đề Tượng quận

1. Quá trình hình thành Bộ Giao Chỉ thời Hán

Năm 111 TCN Hán Vũ Đế nhà Hán xua quân nam tiến, đánh vào Phiên Ngung diệt nước Nam Việt. Khi quân Hán còn chưa tiến quân vào đến Giao Chỉ, Cửu Chân thì thủ lĩnh ở đây là Tây Vu Vương đã nổi dậy chống quân Hán, nhưng bị tả tướng Hoàng Đồng giết rồi hàng nhà Hán. Vùng đất các quận Giao Chỉ và Cửu Chân chính thức rơi vào tay nhà Hán. Như vậy Nam Việt tồn tại được từ 207 TCN hoặc 206 TCN đến 111 TCN trải qua 5 đời vua: 1.Triệu Vũ Đế hay Triệu Vũ Vương (Triệu Đà, 207 TCN hoặc 206 TCN-137 TCN) 2.Triệu Văn Đế hay Triệu Văn Vương (Triệu Mạt hay Triệu Hồ, 137 TCN-125 TCN). 3.Triệu Minh Đế hay Triệu Minh Vương (Triệu Anh Tề, 125 TCN-113 TCN). 4.Triệu Ai Đế hay Triệu Ai Vương (Triệu Hưng, 113 TCN-112 TCN) 5.Triệu Dương Đế hay Triệu Dương Vương (Triệu Kiến Đức, 112-111 TCN). Sau khi diệt nước Nam Việt năm 111 TCN thì nhà Hán chia lại các quận huyện Nam Việt thời Nhà Triệu từ 5 quận thành 6 quận: Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và trong quá trình xua quân về phía Nam nhà đã lập thêm 3 quận mới là Đam Nhĩ, Châu Nhai, Nhật Nam và thành lập Bộ Giao Chỉ gồm có 9 quân trên(thời gian chia lại quận huyện,thành lập quận mới có thể là khoảng những năm 111 TCN-106 TCN -76 TCN) 1.Giao Chỉ: Miền Bắc Việt Nam (trừ 1 phần vùng Tây Bắc(nay là vùng Điện Biên một phần Sơn La và Lai Châu) và vùng tây nam Ninh Bình 2.Cửu Chân: Tây nam Ninh Bình,Thanh Hóa-Nghệ an-Hà Tĩnh 3.Nhật Nam(thời kỳ rộng nhất): Có thể từ Quảng Bình đến Bình Định Từ sau khi nhà nước Lâm Ấp thành lập năm 192 thì địa giới quận Nhật Nam bị thu hẹp và trải qua nhiều lần biến động cho đến khoảng thế kỷ thứ 9 4.Thương Ngô: nay thuộc Quảng Tây Trung Quốc 5.Nam Hải: nay thuộc Quảng Đông Trung Quốc 6.Uất Lâm : nay thuộc Quảng Tây Trung Quốc 7.Hợp Phố: nay thuộc Quảng Tây Trung Quốc 8.Đam Nhĩ: nay thuộc đảo Hải Nam Trung Quốc 9.Châu Nhai: nay thuộc đảo Hải Nam Trung Quốc Trụ sở Bộ Giao Chỉ(Giao Châu) qua các giai đoạn gồm: 1.Luy Lâu-quận Giao Chỉ: nay thuộc Huyện Thuận Thành,Tỉnh Bắc Ninh (111 TCN-106 TCN) 2.Quảng Tín-quận Thương Ngô: nay thuộc TP Ngô Châu, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc(106 TCN-210) 3.Phiên Ngung-quận Nam Hải: nay thuộc Tp Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc(210-264)

2. Vấn đề Tượng quận

Thường có một sự ngộ nhận về việc cho rằng Tượng quận thời Tần tương đương với cả Bộ Giao Chỉ thời Hán, thực tế là không phải. Sau năm 111 TCN thì nhà Hán đã tiến hành chia lại các quận huyện của Nam Việt trong đó có Tượng quận. Nhà Tần lập ra các quận: Nam Hải, Quế Lâm, Tượng. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vùng đất thuộc quận Nhật Nam thời Hán là thuộc Tượng quận đời Tần, đến thời Hán Vũ Ðế thì chia tách thành quận Nhật Nam, đó là một sự nhầm lẫn. Theo Hán thư thì nhà Tây Hán tiêu diệt nước Nam Việt của Triệu Ðà, chia đất Việt thành Nam Hải, Thương Ngô, Tượng quận(Uất Lâm-Tường Kha), Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, và lập thêm các quận Nhật Nam, Chu Nhai, Ðạm Nhĩ vào khoảng từ năm 111 TCN về sau. Nam Hải tương đương quận Nam Hải thời Tần. Thương Ngô, Hợp Phố một phần Uất Lâm tương đương Quế Lâm thời Tần Ðến năm 76 TCN thì “bãi Tượng quận phân thuộc Uất Lâm, Tường Kha” (Hán thư). Tượng quận của Tần nằm trong khoảng giữa quận Uất Lâm và quận Tường Kha thời Hán(quận Tường Kha thuộc Ích Châu). Quận Tường Kha phía tây bắc quận Uất Lâm, mà Uất Lâm tương ứng với vùng Quảng Tây, phía tây bắc Quảng Tây là Quý Châu. Như vậy Tượng quận tương ứng với phía nam và đông nam Quý Châu và phía tây, tây bắc Quảng Tây. Chú thích:(*) Lã Hậu(Lã Trĩ) nhà Hán mất, quân Hán rút quân bỏ ý định tiến đánh Nam Việt Nguồn: ĐVSKTT, KĐSTGCM, SKTMT, Hán Thư bài viết của page Tư Duy Lịch Sử