Trong bài viết hãy cùng Vntonghop.com trôi về xã hôi thời đại Lê Sơ tìm hiểu về thân phận, cuộc sống của những cô gái được gọi chung là kỹ nữ vốn bị nhiều tiếng xấu trong xã hội phong kiến nói chung.
Bí ẩn về cuộc sống của KỸ NỮ bán hoa thời Lê Sơ
KỸ NỮ THỜI LÊ SƠ.
1. Thân phận Kỹ Nữ dưới thời Lê Sơ.
Thời Lê Sơ là thời đại mà xã hội phong kiến chuyên chế ở Việt Nam đạt đến cực đỉnh. Dưới thời Thái Tổ, Thái Tông và đặc biệt là thời Thánh Tông, nước Đại Việt trở nên cường thịnh, phát triển mạnh mẽ đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, quân sự, xã hội và có sức ảnh hưởng mãnh mẽ trong khu vực. Như các bạn đã biết sự phát triển của nghề làm Kỹ Nữ ở một đất nước hoặc vùng nào đó phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của kinh tế, xã hội. Dưới thời Lê Sơ kinh đế Đại Việt phát triển như vậy thì chắc lực lượng Kỹ Nữ cũng sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ, quy và tính chất cũng sẽ lớn hơn nhiều so với các triều đại trước kia.
2. Thân phận Cung Kỹ trong cung đình thời Lê Sơ.
|
minh hoa |
Nhã nhạc, có ý nghĩa "âm nhạc tao nhã", là thứ âm nhạc được biểu diễn trong cung đình các nước Á Đông. Nhã nhạc xuất hiện sớm nhất có lẽ vào thời Chu bên Trung Quốc sau đó lan tỏa đến các nước xung quanh như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng và phát triển nhã nhạc, và loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. nhà Lê sơ chính là giai đoạn đỉnh cao của phong kiến Việt Nam, nên chắc chắn rằng Nhã Nhạc cũng sẽ được hết sức coi trọng và phát triển hơn thời Lý Trần. Mà biểu diễn loại hình âm nhạc này trong cung đình thì không thể thiếu các ban nữ nhạc và các cung nữ ca múa hay nói cách khác là không thể thiếu lực lượng Cung Kỹ. Muốn xây dựng và phát triển nhã nhạc cung đình thì không thể không phát triển lực lượng Cung Kỹ trong cung. Việc xây dựng và phát triển Nhã Nhạc cung đình thời Lê Sơ đã được ghi lại trong sử sách.
Năm 1437 Lê Thái Tông lệnh cho Nguyễn Trãi và Lương Đăng tiến hành soạn nhã nhạc.
ĐVSKTT có chép:
“ Tháng giêng .... Sai Hành Khiển Nguyễn Trãi và Lỗ Bộ Ty Giám Lương Đăng đốc suất làm loan giá, nhạc khí và dạy tập nhạc múa. Tháng 5.. Về nhạc thì có nhạc tế giao, nhạc tế miếu, nhạc tế ngũ tự, nhạc cứu khi có nhật thực, nguyệt thực, nhạc đại triều, nhạc thượng triều, nhạc cửu tấu khi đại yến, nhạc dùng trong cung, không thể dùng nhất loạt được.”
KVĐSTGCM có chép:
“ Tháng 9, hoạn quan Lương Đăng dân nhã nhạc mới. Nhạc này mô phỏng nhạc khí của nhà Minh làm ra. Nhạc tấu ở trên nhà có: Trống cái, bộ khánh, bộ chuông, đàm cầm, đàn sắt, sinh, tiêu, quản, thược, chúc, ngữ, huân, trì. Nhạc tấu ở dưới thềm có: phương hưởng, không hầu, đàn tỳ bà và quản dịch”.
Theo Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình Hổ còn cho biết khoảng năm 1471 Lê Thánh Tông lệnh cho các đại thần Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh... kê cứu âm nhạc Trung Hoa hiệp vào quốc âm ta, đặt ra hai bộ Đồng văn và Nhã nhạc, do quan Thái thường trông coi. Đây là những ghi chép đầu tiên về việc một triều đại phong kiến Việt Nam đặt một chức quan nhằm quản lý hoạt động âm nhạc trong cung đình xưa.
Ngoài những ghi chép về việc nghiên cứu cũng đặt ra các quy chế trong âm nhạc cung đình thì, những ghi chép về việc ăn chơi, đắm chìm trong tửu sắc các vua cuối thời Lê Sơ như Uy Mục, Tương Dực cũng đều cho ta thấy được sự phát triển của âm nhạc cung đình nói chung và lực lượng Cung Kỹ thời Lê Sơ nói riêng.
3. Bí ẩn về thân phận Ca Kỹ thời Lê Sơ.
Cung Kỹ thời Lê Sơ phát triển thì chắc chắn Ca Kỹ cũng sẽ phát triển không kém cạnh. Thực tế thì Cung Kỹ chính là lực lượng Ca Kỹ trong cung, chúng ta tạm thời có thể chia Ca Kỹ thành hai thành phần đó là: Ca Kỹ trong cung (Cung Kỹ) và Ca Kỹ chốn dân gian. Lực lượng Cung Kỹ thực tế là phần nhiều được tuyển chọn từ những người con gái xinh đẹp có tài ca hát trong dân gian mà ra cả. Sách xưa có ghi chép âm nhạc chốn dân gian thời Lê Sơ như sau.
Theo ĐVSKTT và KĐVSTGCM thì năm 1437 vua Lê Thái Tông theo lời Lương Đăng đã cho bỏ thể loại hát chèo trong lễ tế thái miếu vì cho rằng thể loại hát chèo là âm nhạc dân gian không phù hợp với nhã nhạc trong cung đình. Âm nhạc trong dân gian phát triển thì đòi hỏi, chính quyền cũng cần có cơ chế để quản lý. Dưới thời Lý theo sách KĐVSTGCM và Việt Nam ca trù biên khảo thì dưới thời lý đã có cơ chế quản lý những ca nhi, con hát, ả đào... người đứng đầu (cũng) được gọi là quản giáp, thì tương tự như vậy, dưới thời Lê Sơ cũng có những cơ quan đặc trách để quản lý âm nhạc dân gian cũng như những người hành nghề Ca Kỹ.
Sách Vũ Trung Tùy bút có chép như sau:
“Khoảng năm Hồng Đức, nhà Lê ... đến như âm nhạc dân gian thì đặt ty giáo phường coi giữ”. Theo ghi chép của các văn bia còn sót lại, thì ty giáo phường là một tổ chức quản lý hoạt động ca xướng tương đương cấp huyện. Giáo phường các xã thuộc về Ty giáo phường của huyện. Ty giáo phường huyện quản lý hoạt động của các giáo phường các xã trong huyện(1). Việc thành lập ty giáo phường chứng tỏ các thể loại âm nhạc trong dân gian và lực lượng Ca Kỹ dân gian như: ả đào, ca nương,... đã hết sức phát triển.
Tuy phát triển như vậy, nhưng dưới thời Lê Sơ khi mà xã hội phong kiến tập quyền đạt đến đỉnh điểm, cùng với đó là sự “thịnh vượng” của Nho Giáo thì thân phận người Ca Kỹ không còn được coi trọng như thời Lý, Trần mà thay vào đó là phải chịu một sự khinh rẽ nhất định. Dưới thời Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông nhà Lê Sơ đã đề ra những điều luật qua đó cấm những người có thân phận là Ca Kỹ và con cháu không được ra thi cử. Việc này được kéo dài cho đến thời Lê Trung Hưng đối với Đàng Ngoài. ĐVSKTT có chép:
“Năm 1462... nhà phường chèo, con hát ... và con cháu thì không được dự thi”
“Năm 1499... phường chèo, con hát cùng với con cháu hạng ấy thì không được bổ làm quan”.
Ngoài ra Quốc Triều Hình Luật thời Lê Sơ cũng có điều luật cấm quan lại và con cháu lấy các Ca Kỹ làm vợ:
“Các quan lại lấy đàn bà con gái làm nghề hát xướng, dù lấy làm vợ hay làm hầu, đều phải phạt 70 trượng và lưu đày, con cháu các quan lấy hạng phụ nữ kể trên, phạt 60 trượng và buộc ly dị”
4. Cuộc sống phóng túng của Dục Kỹ - Giới Hoa Nương thời Lê Sơ.
Dưới thời Lê Sơ, thì sự phóng túng về tình dục trong xã hội đã bắt đầu phát triển, kéo theo đó là những vấn nạn xã hội, suy đồi đạo đức liên quan đến tình dục diễn ra ngày càng nhiều. Quốc Triều Hình Luật, một bộ luật được hoàn thiện dưới thời Lê Thánh Tông, đã có những quy định nhằm ngăn chặn tình trạng thông dâm, ngoại tình đã dang diễn ra.
Quốc Triều Hình Luật điều 406 có chép:
“Gian dâm với vợ kế, vợ bé của ông cha, với mẹ nuôi, mẹ kế, bác gái, thím, cô, dì, chị em gái, vợ của con cháu, con gái của anh chị em thì đều bị xử chém. Đàn bà con gái gian dâm thì bị lưu đày châu xa. Gian dâm với tì thiếp của ông cha, đã ăn ở rồi thì được giảm một bậc tội”.
ĐVSKTT ghi chép vào năm 1501 dưới thời vua Lê Hiến Tông:
“mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, vua ngự về tây kinh, cấm các quan theo hầu không được sai quân cờ chở vợ con, Kỹ Nữ đi theo, bừa bải tình dục..."
Vua Lê Tương Dực thì ngày đêm “vui chơi” với đám cung nữ, khi tàn cuộc thì đem giết đi hết, còn vua Lê Uy Mục thì bắt đám đàn bà con gái khỏa thân chèo thuyền trên hồ vui chơi thỏa thích. Ngay cả những vị vua sáng suốt như Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông cũng chết vì sự phóng túng tình dục, bừa bãi này (2).
Tình dục thời Lê Sơ “lên ngôi”, thì chắc chắn không thể không nhắc đến lực lượng Kỹ Nữ thời này. Những Kỹ Nữ hoạt động dựa vào nhan sắc và bán thân hay còn gọi là Dục Kỹ dưới thời Lê Sơ còn có một tên gọi khác là Hoa Nương.
Giới Hoa Nương là cũng là những Kỹ Nữ, nhưng mà không hoàn toàn giống những Kỹ Nữ làm nghề ca hát (Ca Kỹ) như Ca nhi, ả đào, đào nương.. khi chú ý trau dồi kỹ nghệ ca hát của mình. Mà thay vào đó họ lại chỉ thích ăn mặc, trang điểm thật bắt mắt như mặc yếm chéo – cạnh thêu, mặc váy thắt đáy, làm tóc, thoa phấn, đeo bông tai để chèo kéo khách làng chơi.
“Biếng việc nữ công,
Muốn bề nhan sắc.
Dồi dẽ mi quang mặt phấn,
Sắm lo bên (3) lục má hồng.
Răng đen cười hé nguyệt nga, lác ngờ hột đỗ,
Trán rộng vạch ngang vân trận, (4) mẽ tựa hoa mai.
Nụ vàng (5) giắt “pha ngữ” (6) hạt trai,
Quạt ngọc điểm đồi mồi xương vích (7)
Biếc búp dong, tía rọc dáy, yếm chéo cánh, cạnh thêu,
Lục cổ vẹt, đỏ tiết dê, xống (8) giang chân, thắt đáy,”
Ngoài việc trang điểm và ăn mặc thật bắt mắt ra, thì giới hoa nương để có thể “câu” được khách làng chơi thì còn phải biết cách ăn nói chèo kéo. Mà theo như Lê Thánh Tông thì giọng nói “chèo kéo” khách của giới Hoa Nương là ẻo à, ẻo ợt. Tuy là được xếp vào bậc hạ đẳng trong giới Kỹ Nữ, nhưng mà khi có khách thì các Hoa Nương vẫn phải tỏ ra là thanh tao. Rồi kể lể bản thân là “tôi thương tôi cảm”, thề non hẹn biển “ả Ngụy, chàng Diêu”. Ấy thế mà thực tế khi có khách là như mèo thấy mở, chỉ mong sao nhanh chóng đến chổ “hẹn hò”.
“Tiếng thót ẻo à, ẽo ợt,
Nết làm chuộng quý, chuộng thanh.
Say mây mưa bàn tán mấy cơn, đón nhân tình bằng mèo thấy mỡ,
Đắm trăng gió lân la đòi đoạn, mệt thế sự tựa kiến sa dầu.
Chốc mòng (9) Sở quán, Tần lầu(10)
Chấp chới ả Diêu, nàng Ngụy. (11)
Quấn quít sự anh, sự ả”
Thề non hẹn ước là thế, nhưng thực tế chỉ là hờ hững, tạm thời, tình nghĩa thì đắng chát. Khách cũ về đi thì mọi chuyện lại quay lại đâu vào đấy, các Hoa Nương lại tiếp tục đon đả tìm khách mới. Lê Thánh Tông cho rằng những lời của các Hoa Nương chỉ là dối trá, ngỡ là những người “hoa kheo tốt, nguyệt khoe thanh”, nhưng thực tế chỉ là loại đú đởn.
“Dập dìu tin bướm, tin ong.
Làm bạn gửi, lấy chồng quyền, (12) xụt xịt rằng tôi thương, tôi thảm,
Đưa người lâu, (13) rước khách mới, bẻo lẻo chào anh ngược anh xuôi
....
Ăn lận (14) tính người quen bôi bác.
Ân ái vờ, nhân nghĩa cây vối, (15) châu đã đầm đầm,
Nước mắt gừng, tâm sự xôi chiêm, (16) suối đà lã chã.
Miệng thốt cười cợt nhợt
Dạ biến đổi tơi bời.
Ngỡ là hoa khoe tốt, nguyệt khoe thanh, sự lẫn lòng nhiều khi đún đởn. (17)”
Tuy là hạng “bán phấn buôn hương” thấp kém trong xã hội thời đó, tuy nhiên số phận của Hoa Nương cũng thật hẩm hiu, đáng thương. Suy cho cùng thì cũng chả có mấy ai thích làm cái nghề này cả.
“Hỡi ôi!
Sống bởi chưng dỗ bạc, dỗ tiền,
Thác cho phải xin ăn, xin uống.
Nức khí thiên hương áo nhẹ sa,
Làng nam, ngõ bắc thiếu nơi nhà.
Đành màu lụa mặc hòng mua phấn,
Ngắt đống tiền ăn để chác hoa.
Lẩn thẩn chẳng thương thân ảo hóa,
Chốc mòng những mải sự giao ca.
Tiếc xuân khôn tiếc, tiếc chăng được,
Ngày tháng ai hầu kẻ đợi ta?”
.......................
Nguồn:
-ĐVSKTT.
-KĐVSTGCM.
-Quốc Triều Hình Luật.
-Vũ Trung Tùy Bút.
-Thơ văn Lê Thánh Tông ...
-Tổng hợp và hiệu đính Page: Tư Duy Lịch Sử.
Chú thích:
(1)Viện Hán Nôm, Nguyễn Xuân Diện khảo chứng.
(2) Dựa theo ĐVSKTT.
(3). Bên hoặc biên: mái tóc.
(4). Vân trận: mái tóc rẽ ngang giống như làn mây.
(5). Nụ: bông tai. Nụ vàng là bông tai bằng vàng.
(6). Nguyên văn viết “pha ngữ” phải là danh từ để đối với đồi mồi, nhưng chưa rõ là chữ gì.
(7).Vích: một loại rùa.
(8). Xống dang chân: mang váy (váy rộng có thể dang chân, hoặc quần có hai ống chân?), phía dưới thắt lại (thắt đáy).
(9). Chốc mòng: mơ tưởng, ước mong.
(10). Quán Sở lầu Tần: Nơi trai gái hẹn hò.
(11). Nàng Diêu, ả Ngụy: Đáng lẽ ả Ngụy, chàng Diêu mới đúng. Nói chung, tich này nói nam nữ nên duyên.
(12). Bạn gửi, lấy chồng quyền: bạn bè, vợ chồng tạm thời.
(13). Người lâu: người cũ.
(14). Lận: làm gian, ăn gian, dối trá.
(15). Cây vối: cây vối lá vị đắng. thường dùng làm nước uống như lá chè.
(16). Xôi chiêm: ý nói là ngắn hạn
(17). Đún đởn: đú đởn. Đùa vui quá đáng, có tính dâm dục