Báo chí phương Tây, đặc biệt là báo chí My, đã sớm đưa tin về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Trong suốt những năm chiến tranh, báo chí đã thay đổi cách nhìn của mình và của người đọc báo, người nghe đài và người xem vô tuyến truyền hình về cuộc chiến tranh này.
Trong những năm đầu, nhiều phóng viên nước ngoài ủng hộ cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Phóng viên không hề đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại có quyền có mặt ở Việt Nam? Lý do chính là trong Thế chiến thứ hai và trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Triều Tiên, báo chí Mỹ luôn có cái nhìn tích cực. Một lý do khác nữa là khi đó, chưa có nhiều lính Mỹ ở Việt Nam nên Mỹ vẫn che đậy được âm mưu của mình. Tuy nhiên, với sự có mặt ngày càng nhiều của Mỹ ở Việt Nam, báo chí phương Tây đã dần có thái độ hoài nghi về sự có mặt cũng như ý định của Mỹ ở Việt Nam.
Bắt đầu bằng trận Ấp Bắc ngày 2/1/1963. Ngay sau khi trận đánh kết thúc, 3 phóng viên là David Halberstam, Peter Arnett và Neil Sheehan đã đến khu vực có chiến trận và không thấy có dấu hiệu gì là quân Ngụy đã thắng ở khu vực này. Để xác minh lại tin tức do Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ cung cấp, 3 phóng viên đã phỏng vấn cố vấn Mỹ của sư đoàn 7 quân đội Sài Gòn. Quả nhiên, vị cố vấn này cho biết, quân đội Sài Gòn đã thất bại trong chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận của mình.
Mâu thuẫn giữa thông tin do Bộ chỉ huy và các cố vấn Mỹ trên chiến trường cung cấp đã gây nghi ngờ cho các phóng viên này và họ quyết định tìm ra sự thật. Những bài báo viết về Ấp Bắc đã thay đổi cách nhìn của báo chí Mỹ đối với chiến tranh Việt Nam. Các phóng viên nghi ngờ tính trung thực của thông tin trong các cuộc họp báo lúc 5 giờ chiều tại Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ và không tin rằng quân đội Sài Gòn có thể thắng trong cuộc chiến. Đây cũng là bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam - chiến tranh đặc biệt của Mỹ đã thất bại. Trận Ấp Bắc sau này đã được mô tả lại trong cuốn Lời nói dối hào nhoáng của Neil Sheehan và Điệp viên hoàn hảo của Larry Bergman.
Sự kiện tiếp theo là Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 10/6/1963. Được báo là sẽ có "sự việc quan trọng" sẽ xảy ra bên ngoài Đại Sứ quán Campuchia tại Sài gòn, một số phóng viên - trong đó có Malcolm Brown - đã có mặt và chụp được bức ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Bức ảnh đã làm người xem thấy được chính sách tôn giáo bất công của chính quyền Diệm. Một lần nữa, dư luận lại nghi ngờ về tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà Mỹ đang tiến hành ở Việt Nam. Từ thời điểm này trở đi, các phóng viên nước ngoài không chấp nhận lời giải thích của Bộ chỉ huy viện trợ quân sự của Mỹ ở Việt Nam và bắt đầu điều tra để tìm sự thật về cuộc chiến tranh.
Vô tuyến truyền hình
Từ giữa những năm 1960, Chính quyền Mỹ bắt đầu tăng quân vào Việt Nam. Năm 1962, số lĩnh Mỹ ở Việt Nam chỉ có 11.000 thì đến năm 1964 con số này lên đến 26.000. Năm 1965, Mỹ ồ ạt đem quân vào Việt Nam, trực tiếp tham chiến. Tháng 7/1965, số quân Mỹ ở Việt Nam lên đến 175.000. Cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh vô tuyến truyền hình đầu tiên.
Lần đầu tiên trong lịch sử, những gì xảy ra ở chiến trường được truyền đến phòng khách của người dân Mỹ. Vô tuyến là phương tiện truyền thông rất nhiều người ưa chuộng. Nếu như năm 1950 chỉ có 9% hộ gia đình người Mỹ có vô tuyến truyền hình thì đến năm 1966, tỷ lệ này lên đến 93%. Không những thế mà vì tính đại chúng của truyền hình, người dân Mỹ theo dõi tin tức qua phương tiện thông tin này ngày càng nhiều.
Khối lượng tin tức về cuộc chiến tranh được đăng tải trên truyền hình Mỹ rất lớn. Năm 1968, 90% tin tức của ba hãng truyền hình lớn của Mỹ là ABC, CBS và NBC là về chiến tranh Việt Nam. Người xem vô tuyến truyền hình hàng ngày thấy được cảnh giết chóc dân thường và cảnh lính Mỹ biểu thị thái độ thất vọng với cuộc chiến tranh. Những hình ảnh này có tác động rất lớn đến dư luận nước Mỹ, trước hết là đối với phong trào phản chiến ở Mỹ.
Một trong những hình ảnh vô tuyến truyền hình có tác động mạnh đến người Mỹ và nhiều người phương Tây là hình ảnh lính Mỹ đốt nhà dân thường ở Cẩm Lệ (gần sân bay Đà Nẵng). Tháng 8/1965, sau một thời gian chần chừ, Hãng CBS quyết định phát hình ảnh lính thủy đánh bộ Mỹ dùng bật lửa đốt nhà dân và có lời bình chỉ trích hành động này. Hình ảnh này có tác động mạnh đến người xem truyền hình vì trước đó, chính quyền Mỹ luôn cho rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam không gây thương vong, thiệt hại cho dân thường. Tổng thống Johnson lúc đó đã rất tức giận. Tiếp đó, những hình ảnh trên kênh NBC về cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động mạnh tới tâm trí người xem truyền hình Mỹ bởi những đau thương mà dân thường Việt Nam phải chịu đựng trong chiến tranh. Trong năm 1967, các phát ngôn chính thức và không chính thức của Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều cho rằng Mỹ đang thắng. Nhưng khi cuộc Tổng tấn công Mậu Thân nổ ra, báo chí và người Mỹ đều tin rằng điều đó là không thể.
Đưa tin về cuộc Tổng tấn công này, Walter Cronkite - phóng viên của CBS đã bình luận cuối chương trình "Tin tức từ Việt Nam: Ai, điều gì, khi nào, ở đâu và tại sao" rằng: "Mỹ sẽ không thắng được trong cuộc chiến tranh Việt Nam và sẽ phải tiến hành đàm phán để rút khỏi Việt Nam". Các trợ lý của Tổng thống Mỹ tiết lộ, khi xem xong chương trình, Tổng thống nói rằng, chắc phải thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh. Một tháng sau, Tổng thống Lyndon Johnson thông báo sẽ tìm cách rút khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Truyền hình Mỹ tiếp tục bóc trần sự thật về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam với phóng sự về vụ thảm sát ở Sơn Mỹ diễn ra vào tháng 3/1968. Đây trở thành thông tin chủ điểm của truyền thông Mỹ trong thời gian dài và có tác động lớn thúc đẩy dư luận lên tiếng chống lại chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ thời đó phải thốt lên: "Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên được tiến hành trên màn hình vô tuyến, trong phòng khách của tất cả mọi người… Chúng ta nghi ngờ về khả năng dân thường có thể tiếp tục ủng hộ cuộc chiến khi phải chứng kiến những cú đánh búa tạ hàng ngày như vậy".
Michael Tenant - tác giả cuốn Lúc thấy lúc không từng viết: "Ảnh báo chí, truyền hình và báo in đã định hình quan điểm của chúng ta là liệu tiến hành và tiếp tục chiến tranh có phải là sáng suốt hay không".
Những bức ảnh mang tính biểu tượng
Trong những năm đầu của thập kỷ 60, báo in đăng nhiều ảnh liên quan đến dân thường Việt Nam bị bịt mắt hay bịt mồm bằng băng dính hay bị đe dọa bằng lưỡi lê và nhiều ảnh khác vạch trần bộ mặt thật của cuộc chiến tranh. Trong đó, bức ảnh Nguyễn Ngọc Loan bắn chết một người bị bắt ngày 2/2/1968 trên đường phố Sài Gòn được phóng viên Eddie Adams chụp trở thành bức ảnh lịch sử. Hình ảnh này được nhiều báo Mỹ và các nước khác đăng lại khiến dư luận chống chiến tranh càng mạnh hơn do thấy được tính tàn ác của nó.
Một bức ảnh khác cũng không kém phần nổi tiếng là bức ảnh chụp một sinh viên đang quỳ bên xác một sinh viên vừa bị giết tại Trường Đại học bang Kent ở Ohio. Bức ảnh đã truyền đi thông điệp hết sức thực tế: Cuộc chiến tranh Việt Nam đang diễn ra ở ngay trong lòng nước Mỹ. Bức ảnh được đăng trên trang nhất của nhiều báo lớn cho thấy người Mỹ đang giết người Mỹ ngay trên đất nước mình vì cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Một bức ảnh nữa là ảnh Em bé Napalm do Huỳnh Công “Nick” Út, phóng viên hãng AP chụp năm 1972. Bức ảnh này chụp em Nguyễn Kim Phúc với thân hình loang lổ vết bỏng vì bom na-pam đang trần truồng chạy trên đường. Vì lý do này mà mà biên tập viên của AP đã chần chừ không dám gửi ảnh này về trụ sở chính, nhưng ngày hôm sau, ngay sau khi phát đi, bức ảnh đã được đăng trên trang nhất tờ New York Times và nhiều tờ báo khác. Bức ảnh tiếp tục vạch trần bản chất của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, làm cho người dân Mỹ thay đổi quan điểm của mình về cuộc chiến tranh.
Ngày 28/5/1969, người dân Mỹ sốc nặng với loạt ảnh 242 lính Mỹ chết trong 1 tuần trên chiến trường Việt Nam của tạp chí Life. Trang bìa của tạp chí là bức ảnh một thanh niên với dòng chữ "Diện mạo của người Mỹ chết ở Việt Nam: Tổn thất trong một tuần". Loạt ảnh tuy không có thông tin mới, nhưng đúng như tờ tạp chí đã viết: "Mỗi bức ảnh, mỗi diện mạo đều có thông điệp đơn giản nhưng mạnh mẽ".
Điểm nhấn gây bàng hoàng nhất chính là những bức ảnh được đăng tải trên các báo lớn của Mỹ trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh: Chiếc trực thăng trên nóc tòa nhà cơ quan CIA tại Việt Nam của Hubert Van Es, phóng viên UPI; Chiếc đồng hồ trên nóc Nhà thờ lớn Sài Gòn chỉ 11h30 - giờ những chiếc xe tăng đầu tiên của Quân đội Việt Nam tiến vào Dinh Độc lập và ảnh xe tăng bộ đội Việt Nam tiến vào Dinh Độc lập của phóng viên tự do Frances Starner...
Báo viết
Báo viết Mỹ lúc đó nổi lên 3 tờ báo chính là tờ New York Times, tờ Washington Post và tờ Los Angeles Times. Trong những năm 60 của thế kỷ trước, 3 tờ báo này có ảnh hưởng rất lớn đối với dư luận Mỹ, đặc biệt là giới thượng lưu có học.
Năm 1966, khi Mỹ tiến hành ném bom miền Bắc Việt Nam, nhiều bài viết trên tờ New York Times của tác giả Harrison Salisbury đã bóc mẽ luận điệu Mỹ không đánh vào khu dân cư và đê điều của Việt Nam. Nhưng sâu sắc và có tác động đến suy nghĩ của người Mỹ hơn cả chính là bài bình luận của Anthony Lewis, đăng trên tờ New York Times. Trong khi Mỹ dùng máy bay B52 tiến hành ném bom bí mật miền Bắc tháng 12/1972 nhưng lại liên tục bác bỏ sự thật này thì Anthony Lewis cho rằng đó là: "Hành động bạo lực quốc tế lớn nhất trong lịch sử cận đại". Hơn thế, tác giả cho rằng đây là hành động mà "lịch sử sẽ phán xét là tội ác chống nhân loại".
Chiến tranh kết thúc
Sau ngày 30/4/1975, gần 50 nhà báo các nước đã ở lại Việt Nam để tiếp tục đưa tin, trong số đó có nhiều nhà báo Mỹ. Nhiều nhà báo đã sử dụng đường truyền cáp được khôi phục chỉ một tuần sau khi chiến tranh kết thúc để gửi tin bài. Nhiều cuốn sách mô tả Sài Gòn sau năm 1975 được xuất bản ở phương Tây, trong đó phải kể đến cuốn Giải phóng của Terziani Tezano và Giải phóng Sài Gòn của Alain Dawson…
Chiến tranh kết thúc cũng là dịp các phóng viên có dịp để nhìn lại cuộc chiến tranh. Nhiều chương trình truyền hình nhìn lại chiến tranh Việt Nam đã xuất hiện. Cuộc chiến tranh 10.000 ngày của đạo diễn Micheal McClear được phát đi năm 1980. Cùng xuất hiện với chương trình là với cuốn sách cùng tên của tác giả Peter Arnett. Đặc biệt là chương trình Việt Nam: Thiên lịch sử truyền hình được phát sóng ở ba nước Mỹ, Anh và Pháp năm 1983 và cuốn sách cùng tên của Stanley Karnow - một trong những phóng viên Mỹ đến Việt Nam rất sớm và gắn bó với Việt Nam đến tận bây giờ.
Trên truyền hình, người Mỹ cũng được xem rất nhiều chương trình phim liên quan đến cuộc chiến tranh như Điều ngu ngốc vào lúc 6 giờ (NBC chiếu năm 1979), Magnum PI, Đội A, Riptide, Chó sói trên không... Trong hai năm 1986 và 1987, có hai phim được chiếu trên truyền hình Mỹ là Vòng luân chuyển quân (Tour of Duty) và Bãi biển Trung Hoa (China Beach) đã được người xem đón nhận nhiệt liệt.
Rõ ràng truyền thông Mỹ đã có tác động mạnh đến dư luận Mỹ về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Báo chí đã góp phần đưa Mỹ đến quyết định phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975. Đồng thời, báo chí Mỹ đã thay đổi chính kiến của người dân Mỹ từ ủng hộ cuộc chiến tranh trong những năm đầu đến nghi ngờ mục đích của cuộc chiến tranh và cuối cùng là chống lại cuộc chiến tranh. Không những thế, báo chí cũng đã thay đổi chính mình khi loại hình điều tra ra đời trong lòng cuộc chiến tranh và tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các cuộc chiến tranh của Mỹ sau này.
Sẽ là rất thiếu nếu chỉ nói đến báo chí Mỹ trong cuộc chiến tranh mà không đề cập đến hơn 70 phóng viên phương Tây đã chết trong chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Trong đó, nổi bật là những tên tuổi như Dickey Chapman, Robert Ellison, Oliver Noonan, Dana Stone, Sean Flynn, Kyoichi Sawada, Henri Huet, Larry Burrows, Kent Porter và Michel Laurent…. Chúng ta kính trọng họ, nhờ họ mà thế giới đã nhìn rõ nửa còn lại của chiếc bánh mì sự thật trong cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam.
TRẦN NGỌC THẠCH (*)(*) Đại sứ Việt Nam tại UAE
.....
Báo chí Mỹ và những năm đầu của chiến tranh Việt Nam
"Tình thế vô vọng" - tác giả Stanley Karnow trích lời một quan chức (The Reporter, số ra ngày 19/1/1961).
"Mỹ dường như đang không cách nào thoát ra được khỏi cuộc chiến tranh lâu dài không có hồi kết" - tác giả Homer Bigart (The New York Times, tháng 2/1962).
"Đàm phán là lựa chọn trước tình cảnh máu chảy và đau khổ do cuộc chiến tranh du kích có lẽ không có hồi kết gây ra" - tác giả Bernard Fall (Saturday Evening Post, tháng 11/1962.
Một điều khủng khiếp trong chiến dịch ném bom của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam là nhiều giới không có phản ứng gì. Tội tệ nhất là một người đơn nhất đã không từ bỏ chính sách mà nhiều người trong chúng ta biết rằng lịch sử sẽ phán xét là tội ác chống nhân loại.
….
Đưa máy bay B52 ném bom các khu dân cư như Hải Phòng, Hà Nội chỉ có một mục đích: khủng bố. Đó là phản ứng của một người bị cảm giác bất lực và tuyệt vọng chi phối nên phải tấn công, trừng phạt và hủy diệt.
……
Cho dù vì nguyên do gì, cho dù các bên Việt Nam có đúng hay sai thì phương tiện mà Mỹ đã sử dụng từ lâu đã vượt quá ngưỡng mà có thể biện minh cho mục đích. Cuộc chiến tranh của chúng ta đã không theo nguyên tắc cốt lõi về tỷ lệ, một luận thuyết cho rằng chúng ta không được tồi tệ hơn tội đồ mà chúng ta đang chống.
….
Vì những lý do này mà chúng ta đã gây ra và đang gây ra và có thể sẽ gây ra những tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.
Anthony Lewis, Phải bị hủy diệt, bình luận, New York Times, ngày 23/12/1972
....
Tạp chí Time và chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam
Chiến tranh ở Việt Nam là như thế - cuộc chiến tranh bẩn thỉu, dã man và không có mục đích, không có trận tuyến rõ ràng và cũng chẳng có hồi kết thấy được và Mỹ ngày càng can dự vào cuộc chiến." Tiến đến một cuộc đọ sức cuối cùng, ngày 7/8/1964.
Lính Mỹ mặc quân phục đã giết hại dân thường ở Mỹ Lai, điều này làm nhục nước Mỹ và làm chúng ta nghi ngờ về sứ mạng của Mỹ ở Việt Nam." My Lai, thảm kịch nước Mỹ, ngày 5/12/1969.
Bây giờ chúng ta đều công nhận là can thiệp của Mỹ ở Việt Nam là sai lầm- sai lầm liên quan đến bốn đời Tổng thống, nhiều chính khách hàng đầu của nước Mỹ. Một khi họ theo chân người Pháp tiến vào cuộc chiến tranh sai lầm vì những lý do sai lầm thì họ đã không chú ý đến bằng chứng cho thấy cuộc chiến tranh Việt Nam không thể thắng được". Người Mỹ phải nhìn nhận như thế nào, 14/4/1975.
Việt Nam đã định ra cách chúng ta không nên tiến hành chiến tranh. Bài học chính là không được có tổn thất cho người Mỹ, chỉ đánh khi chắc chắn giành được thắng lợi…" Sương mù chiến tranh, ngày 7/5/2001.
Trong những năm đầu, nhiều phóng viên nước ngoài ủng hộ cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Phóng viên không hề đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại có quyền có mặt ở Việt Nam? Lý do chính là trong Thế chiến thứ hai và trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Triều Tiên, báo chí Mỹ luôn có cái nhìn tích cực. Một lý do khác nữa là khi đó, chưa có nhiều lính Mỹ ở Việt Nam nên Mỹ vẫn che đậy được âm mưu của mình. Tuy nhiên, với sự có mặt ngày càng nhiều của Mỹ ở Việt Nam, báo chí phương Tây đã dần có thái độ hoài nghi về sự có mặt cũng như ý định của Mỹ ở Việt Nam.
Bắt đầu bằng trận Ấp Bắc ngày 2/1/1963. Ngay sau khi trận đánh kết thúc, 3 phóng viên là David Halberstam, Peter Arnett và Neil Sheehan đã đến khu vực có chiến trận và không thấy có dấu hiệu gì là quân Ngụy đã thắng ở khu vực này. Để xác minh lại tin tức do Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ cung cấp, 3 phóng viên đã phỏng vấn cố vấn Mỹ của sư đoàn 7 quân đội Sài Gòn. Quả nhiên, vị cố vấn này cho biết, quân đội Sài Gòn đã thất bại trong chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận của mình.
Mâu thuẫn giữa thông tin do Bộ chỉ huy và các cố vấn Mỹ trên chiến trường cung cấp đã gây nghi ngờ cho các phóng viên này và họ quyết định tìm ra sự thật. Những bài báo viết về Ấp Bắc đã thay đổi cách nhìn của báo chí Mỹ đối với chiến tranh Việt Nam. Các phóng viên nghi ngờ tính trung thực của thông tin trong các cuộc họp báo lúc 5 giờ chiều tại Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ và không tin rằng quân đội Sài Gòn có thể thắng trong cuộc chiến. Đây cũng là bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam - chiến tranh đặc biệt của Mỹ đã thất bại. Trận Ấp Bắc sau này đã được mô tả lại trong cuốn Lời nói dối hào nhoáng của Neil Sheehan và Điệp viên hoàn hảo của Larry Bergman.
Sự kiện tiếp theo là Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 10/6/1963. Được báo là sẽ có "sự việc quan trọng" sẽ xảy ra bên ngoài Đại Sứ quán Campuchia tại Sài gòn, một số phóng viên - trong đó có Malcolm Brown - đã có mặt và chụp được bức ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Bức ảnh đã làm người xem thấy được chính sách tôn giáo bất công của chính quyền Diệm. Một lần nữa, dư luận lại nghi ngờ về tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà Mỹ đang tiến hành ở Việt Nam. Từ thời điểm này trở đi, các phóng viên nước ngoài không chấp nhận lời giải thích của Bộ chỉ huy viện trợ quân sự của Mỹ ở Việt Nam và bắt đầu điều tra để tìm sự thật về cuộc chiến tranh.
Vô tuyến truyền hình
Từ giữa những năm 1960, Chính quyền Mỹ bắt đầu tăng quân vào Việt Nam. Năm 1962, số lĩnh Mỹ ở Việt Nam chỉ có 11.000 thì đến năm 1964 con số này lên đến 26.000. Năm 1965, Mỹ ồ ạt đem quân vào Việt Nam, trực tiếp tham chiến. Tháng 7/1965, số quân Mỹ ở Việt Nam lên đến 175.000. Cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh vô tuyến truyền hình đầu tiên.
Lần đầu tiên trong lịch sử, những gì xảy ra ở chiến trường được truyền đến phòng khách của người dân Mỹ. Vô tuyến là phương tiện truyền thông rất nhiều người ưa chuộng. Nếu như năm 1950 chỉ có 9% hộ gia đình người Mỹ có vô tuyến truyền hình thì đến năm 1966, tỷ lệ này lên đến 93%. Không những thế mà vì tính đại chúng của truyền hình, người dân Mỹ theo dõi tin tức qua phương tiện thông tin này ngày càng nhiều.
Khối lượng tin tức về cuộc chiến tranh được đăng tải trên truyền hình Mỹ rất lớn. Năm 1968, 90% tin tức của ba hãng truyền hình lớn của Mỹ là ABC, CBS và NBC là về chiến tranh Việt Nam. Người xem vô tuyến truyền hình hàng ngày thấy được cảnh giết chóc dân thường và cảnh lính Mỹ biểu thị thái độ thất vọng với cuộc chiến tranh. Những hình ảnh này có tác động rất lớn đến dư luận nước Mỹ, trước hết là đối với phong trào phản chiến ở Mỹ.
Một trong những hình ảnh vô tuyến truyền hình có tác động mạnh đến người Mỹ và nhiều người phương Tây là hình ảnh lính Mỹ đốt nhà dân thường ở Cẩm Lệ (gần sân bay Đà Nẵng). Tháng 8/1965, sau một thời gian chần chừ, Hãng CBS quyết định phát hình ảnh lính thủy đánh bộ Mỹ dùng bật lửa đốt nhà dân và có lời bình chỉ trích hành động này. Hình ảnh này có tác động mạnh đến người xem truyền hình vì trước đó, chính quyền Mỹ luôn cho rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam không gây thương vong, thiệt hại cho dân thường. Tổng thống Johnson lúc đó đã rất tức giận. Tiếp đó, những hình ảnh trên kênh NBC về cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động mạnh tới tâm trí người xem truyền hình Mỹ bởi những đau thương mà dân thường Việt Nam phải chịu đựng trong chiến tranh. Trong năm 1967, các phát ngôn chính thức và không chính thức của Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều cho rằng Mỹ đang thắng. Nhưng khi cuộc Tổng tấn công Mậu Thân nổ ra, báo chí và người Mỹ đều tin rằng điều đó là không thể.
Đưa tin về cuộc Tổng tấn công này, Walter Cronkite - phóng viên của CBS đã bình luận cuối chương trình "Tin tức từ Việt Nam: Ai, điều gì, khi nào, ở đâu và tại sao" rằng: "Mỹ sẽ không thắng được trong cuộc chiến tranh Việt Nam và sẽ phải tiến hành đàm phán để rút khỏi Việt Nam". Các trợ lý của Tổng thống Mỹ tiết lộ, khi xem xong chương trình, Tổng thống nói rằng, chắc phải thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh. Một tháng sau, Tổng thống Lyndon Johnson thông báo sẽ tìm cách rút khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Truyền hình Mỹ tiếp tục bóc trần sự thật về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam với phóng sự về vụ thảm sát ở Sơn Mỹ diễn ra vào tháng 3/1968. Đây trở thành thông tin chủ điểm của truyền thông Mỹ trong thời gian dài và có tác động lớn thúc đẩy dư luận lên tiếng chống lại chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ thời đó phải thốt lên: "Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên được tiến hành trên màn hình vô tuyến, trong phòng khách của tất cả mọi người… Chúng ta nghi ngờ về khả năng dân thường có thể tiếp tục ủng hộ cuộc chiến khi phải chứng kiến những cú đánh búa tạ hàng ngày như vậy".
Michael Tenant - tác giả cuốn Lúc thấy lúc không từng viết: "Ảnh báo chí, truyền hình và báo in đã định hình quan điểm của chúng ta là liệu tiến hành và tiếp tục chiến tranh có phải là sáng suốt hay không".
Những bức ảnh mang tính biểu tượng
Trong những năm đầu của thập kỷ 60, báo in đăng nhiều ảnh liên quan đến dân thường Việt Nam bị bịt mắt hay bịt mồm bằng băng dính hay bị đe dọa bằng lưỡi lê và nhiều ảnh khác vạch trần bộ mặt thật của cuộc chiến tranh. Trong đó, bức ảnh Nguyễn Ngọc Loan bắn chết một người bị bắt ngày 2/2/1968 trên đường phố Sài Gòn được phóng viên Eddie Adams chụp trở thành bức ảnh lịch sử. Hình ảnh này được nhiều báo Mỹ và các nước khác đăng lại khiến dư luận chống chiến tranh càng mạnh hơn do thấy được tính tàn ác của nó.
Một bức ảnh khác cũng không kém phần nổi tiếng là bức ảnh chụp một sinh viên đang quỳ bên xác một sinh viên vừa bị giết tại Trường Đại học bang Kent ở Ohio. Bức ảnh đã truyền đi thông điệp hết sức thực tế: Cuộc chiến tranh Việt Nam đang diễn ra ở ngay trong lòng nước Mỹ. Bức ảnh được đăng trên trang nhất của nhiều báo lớn cho thấy người Mỹ đang giết người Mỹ ngay trên đất nước mình vì cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Một bức ảnh nữa là ảnh Em bé Napalm do Huỳnh Công “Nick” Út, phóng viên hãng AP chụp năm 1972. Bức ảnh này chụp em Nguyễn Kim Phúc với thân hình loang lổ vết bỏng vì bom na-pam đang trần truồng chạy trên đường. Vì lý do này mà mà biên tập viên của AP đã chần chừ không dám gửi ảnh này về trụ sở chính, nhưng ngày hôm sau, ngay sau khi phát đi, bức ảnh đã được đăng trên trang nhất tờ New York Times và nhiều tờ báo khác. Bức ảnh tiếp tục vạch trần bản chất của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, làm cho người dân Mỹ thay đổi quan điểm của mình về cuộc chiến tranh.
Ngày 28/5/1969, người dân Mỹ sốc nặng với loạt ảnh 242 lính Mỹ chết trong 1 tuần trên chiến trường Việt Nam của tạp chí Life. Trang bìa của tạp chí là bức ảnh một thanh niên với dòng chữ "Diện mạo của người Mỹ chết ở Việt Nam: Tổn thất trong một tuần". Loạt ảnh tuy không có thông tin mới, nhưng đúng như tờ tạp chí đã viết: "Mỗi bức ảnh, mỗi diện mạo đều có thông điệp đơn giản nhưng mạnh mẽ".
Điểm nhấn gây bàng hoàng nhất chính là những bức ảnh được đăng tải trên các báo lớn của Mỹ trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh: Chiếc trực thăng trên nóc tòa nhà cơ quan CIA tại Việt Nam của Hubert Van Es, phóng viên UPI; Chiếc đồng hồ trên nóc Nhà thờ lớn Sài Gòn chỉ 11h30 - giờ những chiếc xe tăng đầu tiên của Quân đội Việt Nam tiến vào Dinh Độc lập và ảnh xe tăng bộ đội Việt Nam tiến vào Dinh Độc lập của phóng viên tự do Frances Starner...
Báo viết
Báo viết Mỹ lúc đó nổi lên 3 tờ báo chính là tờ New York Times, tờ Washington Post và tờ Los Angeles Times. Trong những năm 60 của thế kỷ trước, 3 tờ báo này có ảnh hưởng rất lớn đối với dư luận Mỹ, đặc biệt là giới thượng lưu có học.
Năm 1966, khi Mỹ tiến hành ném bom miền Bắc Việt Nam, nhiều bài viết trên tờ New York Times của tác giả Harrison Salisbury đã bóc mẽ luận điệu Mỹ không đánh vào khu dân cư và đê điều của Việt Nam. Nhưng sâu sắc và có tác động đến suy nghĩ của người Mỹ hơn cả chính là bài bình luận của Anthony Lewis, đăng trên tờ New York Times. Trong khi Mỹ dùng máy bay B52 tiến hành ném bom bí mật miền Bắc tháng 12/1972 nhưng lại liên tục bác bỏ sự thật này thì Anthony Lewis cho rằng đó là: "Hành động bạo lực quốc tế lớn nhất trong lịch sử cận đại". Hơn thế, tác giả cho rằng đây là hành động mà "lịch sử sẽ phán xét là tội ác chống nhân loại".
Chiến tranh kết thúc
Sau ngày 30/4/1975, gần 50 nhà báo các nước đã ở lại Việt Nam để tiếp tục đưa tin, trong số đó có nhiều nhà báo Mỹ. Nhiều nhà báo đã sử dụng đường truyền cáp được khôi phục chỉ một tuần sau khi chiến tranh kết thúc để gửi tin bài. Nhiều cuốn sách mô tả Sài Gòn sau năm 1975 được xuất bản ở phương Tây, trong đó phải kể đến cuốn Giải phóng của Terziani Tezano và Giải phóng Sài Gòn của Alain Dawson…
Chiến tranh kết thúc cũng là dịp các phóng viên có dịp để nhìn lại cuộc chiến tranh. Nhiều chương trình truyền hình nhìn lại chiến tranh Việt Nam đã xuất hiện. Cuộc chiến tranh 10.000 ngày của đạo diễn Micheal McClear được phát đi năm 1980. Cùng xuất hiện với chương trình là với cuốn sách cùng tên của tác giả Peter Arnett. Đặc biệt là chương trình Việt Nam: Thiên lịch sử truyền hình được phát sóng ở ba nước Mỹ, Anh và Pháp năm 1983 và cuốn sách cùng tên của Stanley Karnow - một trong những phóng viên Mỹ đến Việt Nam rất sớm và gắn bó với Việt Nam đến tận bây giờ.
Trên truyền hình, người Mỹ cũng được xem rất nhiều chương trình phim liên quan đến cuộc chiến tranh như Điều ngu ngốc vào lúc 6 giờ (NBC chiếu năm 1979), Magnum PI, Đội A, Riptide, Chó sói trên không... Trong hai năm 1986 và 1987, có hai phim được chiếu trên truyền hình Mỹ là Vòng luân chuyển quân (Tour of Duty) và Bãi biển Trung Hoa (China Beach) đã được người xem đón nhận nhiệt liệt.
Rõ ràng truyền thông Mỹ đã có tác động mạnh đến dư luận Mỹ về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Báo chí đã góp phần đưa Mỹ đến quyết định phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975. Đồng thời, báo chí Mỹ đã thay đổi chính kiến của người dân Mỹ từ ủng hộ cuộc chiến tranh trong những năm đầu đến nghi ngờ mục đích của cuộc chiến tranh và cuối cùng là chống lại cuộc chiến tranh. Không những thế, báo chí cũng đã thay đổi chính mình khi loại hình điều tra ra đời trong lòng cuộc chiến tranh và tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các cuộc chiến tranh của Mỹ sau này.
Sẽ là rất thiếu nếu chỉ nói đến báo chí Mỹ trong cuộc chiến tranh mà không đề cập đến hơn 70 phóng viên phương Tây đã chết trong chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Trong đó, nổi bật là những tên tuổi như Dickey Chapman, Robert Ellison, Oliver Noonan, Dana Stone, Sean Flynn, Kyoichi Sawada, Henri Huet, Larry Burrows, Kent Porter và Michel Laurent…. Chúng ta kính trọng họ, nhờ họ mà thế giới đã nhìn rõ nửa còn lại của chiếc bánh mì sự thật trong cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam.
TRẦN NGỌC THẠCH (*)(*) Đại sứ Việt Nam tại UAE
.....
Báo chí Mỹ và những năm đầu của chiến tranh Việt Nam
"Tình thế vô vọng" - tác giả Stanley Karnow trích lời một quan chức (The Reporter, số ra ngày 19/1/1961).
"Mỹ dường như đang không cách nào thoát ra được khỏi cuộc chiến tranh lâu dài không có hồi kết" - tác giả Homer Bigart (The New York Times, tháng 2/1962).
"Đàm phán là lựa chọn trước tình cảnh máu chảy và đau khổ do cuộc chiến tranh du kích có lẽ không có hồi kết gây ra" - tác giả Bernard Fall (Saturday Evening Post, tháng 11/1962.
Một điều khủng khiếp trong chiến dịch ném bom của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam là nhiều giới không có phản ứng gì. Tội tệ nhất là một người đơn nhất đã không từ bỏ chính sách mà nhiều người trong chúng ta biết rằng lịch sử sẽ phán xét là tội ác chống nhân loại.
….
Đưa máy bay B52 ném bom các khu dân cư như Hải Phòng, Hà Nội chỉ có một mục đích: khủng bố. Đó là phản ứng của một người bị cảm giác bất lực và tuyệt vọng chi phối nên phải tấn công, trừng phạt và hủy diệt.
……
Cho dù vì nguyên do gì, cho dù các bên Việt Nam có đúng hay sai thì phương tiện mà Mỹ đã sử dụng từ lâu đã vượt quá ngưỡng mà có thể biện minh cho mục đích. Cuộc chiến tranh của chúng ta đã không theo nguyên tắc cốt lõi về tỷ lệ, một luận thuyết cho rằng chúng ta không được tồi tệ hơn tội đồ mà chúng ta đang chống.
….
Vì những lý do này mà chúng ta đã gây ra và đang gây ra và có thể sẽ gây ra những tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.
Anthony Lewis, Phải bị hủy diệt, bình luận, New York Times, ngày 23/12/1972
....
Tạp chí Time và chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam
Chiến tranh ở Việt Nam là như thế - cuộc chiến tranh bẩn thỉu, dã man và không có mục đích, không có trận tuyến rõ ràng và cũng chẳng có hồi kết thấy được và Mỹ ngày càng can dự vào cuộc chiến." Tiến đến một cuộc đọ sức cuối cùng, ngày 7/8/1964.
Lính Mỹ mặc quân phục đã giết hại dân thường ở Mỹ Lai, điều này làm nhục nước Mỹ và làm chúng ta nghi ngờ về sứ mạng của Mỹ ở Việt Nam." My Lai, thảm kịch nước Mỹ, ngày 5/12/1969.
Bây giờ chúng ta đều công nhận là can thiệp của Mỹ ở Việt Nam là sai lầm- sai lầm liên quan đến bốn đời Tổng thống, nhiều chính khách hàng đầu của nước Mỹ. Một khi họ theo chân người Pháp tiến vào cuộc chiến tranh sai lầm vì những lý do sai lầm thì họ đã không chú ý đến bằng chứng cho thấy cuộc chiến tranh Việt Nam không thể thắng được". Người Mỹ phải nhìn nhận như thế nào, 14/4/1975.
Việt Nam đã định ra cách chúng ta không nên tiến hành chiến tranh. Bài học chính là không được có tổn thất cho người Mỹ, chỉ đánh khi chắc chắn giành được thắng lợi…" Sương mù chiến tranh, ngày 7/5/2001.