Tiến công năm 1968 là một trong những sự kiện nổi bật của cuộc chiến tranh ở miền Nam từ năm 1954 đến 1975. Gần 40 năm đã trôi qua, nhưng sự kiện lịch sử vang động này vẫn còn đặt cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhiều bàn luận, đánh giá khác nhau. Nhân kỉ niểm 35 sự kiện Tết Mậu thân 1968, PGS.NGND Lê Mậu Hãn và PGS.TS Nguyễn Đình Lê đã viết tiểu luận ngắn này đăng tải trong tuần báo VietTimes.
Tốn tiền bạc, hao tổn sinh lực, nhưng điều cay cú nhất đối với những người hoạch định chính sách ở Washington là dù đã nổ lực cao nhất trong khuôn khổ cuộc chiến tranh cục bộ nhưng họ đã sa lầy không lối thoát.
Còn phía Sài Gòn vào năm 1967 được đánh giá là thể chế chính trị mục nát, xâu xé, tướng tá tham nhũng, quân phiệt, bất tài. Trong khi đó, bên kia Thái Bình Dương, nội tình nước Mỹ không còn giống như 4 năm về trước. Phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ đã bùng nổ mạnh mẽ, phát triển khắp mọi bang và lực lượng tham gia ngày càng đông. Hè năm 1967, hơn 130 trường đại học ở Kỳ bị sinh viên đốt trụi sau vụ quân cảnh Hoa Kỳ bắn chết mấy nữ sinh biểu tình phản chiến. Nếu như năm 1964-1965, nhân dân dân Mỹ đấu tranh phản đối chiến tranh vì lí do nhân đạo, họ xuống đường vì thấy rằng một cường quốc hiện đại bậc nhất thế giới mang kỹ thuật quân sự tối tân chống một đất nước nông nghiệp. thì đến năm 1967 mục tiêu đấu tranh đã khác. Phong trào đã kết hợp giữa chống chiến tranh xâm lược Việt Nam do Wasinhton tiến hành quá dài, làm hao tổn nhân lực và đảo lộn tài chính đất nước, làm mức thuế gia tăng.
Sự bế tắc từ cuộc chiến ở Việt Nam đã làm các cơ quan quyền lực và những người có vị thế hoạch định chính sách ở Việt Nam bất đồng, phân hóa. Thậm chí Bộ trưởng Quốc phòng Robert M.McManamara- người được coi là nhân vật chủ chiến trong việc mở rộng chiến tranh ở Việt Nam 4 năm về trước, người được dư luận Hoa Kỳ cho rằng có “bộ óc điện tử”, thì nay đã đề nghị Tổng thống xuống thang chiến tranh, tìm giải pháp mới về vấn đề Việt Nam. Khi kiến nghị không được chấp nhận, Macnamara đã từ chức.
Trong khi đó, vượt qua những khó khăn của mùa khô lần thứ nhất, đến mùa khô lần thứ 2 (1966-1967) thế và lực của cách mạng miền Nam đã trưởng thành mọi mặt. Trên các mặt trận, bộ đội chủ lực đã đứng chân đều khắp và đang làm lực lượng trụ cột cho cuộc chiến tranh nhân dân ở các địa phương phát triển. Theo ý kiến của W.Scoot Thomson và Donald D. Frizzell – 2 tác giả viết rất nhiều về chiến tranh Việt Nam, cho rằng Việt cộng đã kiểm soát 85% cuộc chiến tính đến trước tổng tiến công Tết 1968. Theo phân tích chiến sự của Hoa Kỳ 2 vào tháng 12 năm 1967 cho thấy trong tổng số 165 trận đụng độ được chọn lọc một cách ngẫu nhiên, có 73% của Việt Cộng chủ động khởi sự.
Trong khi đó các cuộc oanh kích, bắt phá của Hoa Kỳ làm miền Bắc gặp muôn vàn khó khăn, thiệt hại nhiều người và của, nhưng Hoa Kỳ đã trả giá rất đắt khi thực hiện chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Theo tác giả Jamess P.Harrison, Bắc Việt chỉ có vài trăm MIG.17-19 chưa đến 100 MIG. 21 với khoảng 300 bệ phóng tên lửa đất đối không, nhưng đã hạ khoảng 2.000 máy bay hiện đại nhất của Hoa Kỳ cùng với hàng ngàn phi công bị tử vong hoặc cầm tù. Những tổn thất của Hoa Kỳ khi đánh phá miền Bắc là to lớn, đến mức mà lực lượng không Hoa Kỳ từng lắm tiền và nhiều phương tiện chiến tranh vô cùng lớn cũng không thể chịu xiết.
Tóm lại, trên cả hai chiến trường, chiến lược chiến tranh cục bộ của Hoa Kỳ đã ở vào thế bế tắc. Còn trên bình diện quốc tế, Hoa Kỳ dần dần mất ưu thế của mình trên nhiều địa hạt. Trước hết, ưu thế vũ khí hạt nhân dần dần tuột khỏi tay Hoa Kỳ. Liên Xô trong thời gian này đã từng bước vươn lên cân bằng vũ khí tiến công chiến lược và trên một số phương diện đã vượt qua mặt Hoa Kỳ.
Về kinh tế, cuộc chiến quá tốn kém của Hoa Kỳ đã cơ hội cho một số nước phương Tây và Nhật Bản vươn lên cạnh tranh với hàng hóa Hoa Kỳ. Hoa Kỳ dần dần mất thị trường trên nhiều địa bàn và thậm chí còn bị hàng hóa Nhật Bản, Tây Đức cạnh tranh quyết liệt ngay tại Hoa Kỳ.
Về chính trị, vì theo đuổi cuộc chiến tranh phi nghĩa bằng những thủ đoạn tàn bạo, nên Hoa Kỳ bị cô lập trên trường quốc tế. Chính phủ và nhân dân nhiều nước thuộc thế giới thứ 3 và các nước không liên kết phản đối quyết liệt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Hoa Kỳ; Nhiều chính khách đứng đầu chính phủ ở phương Tây (Thụy Sỹ, Thụy Điển, Pháp…) trực tiếp lên tiếng phản đối Mỹ; một số chính trị gia khác bắt đầu xa lánh chính sách của Hoa Kỳ ở Việt Nam; phong trào đấu phản chiến chống Mỹ phát triển khắp các nước Tây âu. Một trung tâm phản chiến nằm ở Tây âu ra đời ở Hà Lan…; một tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ được thành lập.v.v… Có thể nói vào năm 1967, chỉ có chính phủ nước Anh còn ủng hộ Hoa Kỳ theo đuổi chiến tranh ở Việt Nam.
Trong khi đó, cuộc chiến tranh nhân dân của nhân dân Việt Nam đã phát triển đến đỉnh cao. Dù khó khăn, ác liệt, tổn thất to lớn về người và của, nhưng cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở cả hai vẫn phát triển không ngừng. Trên chiến trường chính, thế và lực của cách mạng miền Nam mạnh hơn bao giờ hết. Tại hậu phương, miền Bắc “vững như bàn thạch” như lời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh giá và miền Bắc đã dồn sức người, sức của cao nhất cho chiến trường. .
Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng hạ quyết tâm tiến hành cuộc tổng tiến công vào các đô thị, sào huyệt của địch ở miền Nam, đặng giành thắng lợi quyết định, mở bước ngoặt cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Cơ sở khoa học của quyết tâm đó chính là bối cảnh lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam trước Tết Mậu thân 1968.
Từ các sự kiện vừa xẩy ra ở chiến trường miền Nam, Thứ trưởng Bộ không quân gửi thư cảnh tỉnh Tân Bộ trưởng quốc phòng rằng: “thắng lợi quân sự của Mỹ tại Việt Nam là một ảo tưởng nguy hiểm".
Báo chí và dư luận Hoa Kỳ nêu câu hỏi rõ ràng cho các nhà hoạch định chính sách chiến tranh ở Việt Nam là Hoa Kỳ đã có hơn nửa triệu quân thiện chiến ở miền Nam mà còn không giữ nổi tòa Đại sứ của mình ở Sài Gòn (vì bị tiến công dịp Tết), vậy tăng viện thêm cả triệu quân nữa liệu có giữ được toàn miền Nam không? Câu thúc bởi tình hình trong nước và đặc biệt từ chiến trường, nên dù có cố gắng đáp ứng tăng mấy vạn quân vào miền Nam, nhưng Clifford vẫn sớm có nhận thức rằng: “Chúng ta hình như đang có một cái thùng không đáy. Chúng ta càng đổ thêm quân thì đối phương cũng tăng quân. Tôi chỉ thấy càng giao tranh nhiều, thì càng gây thương vong nhiều hơn cho người Mỹ và đó là điều liên tục diễn ra tiếp nói nhau không bao giờ ngừng”.
Để tìm lời giải vấn cho đề Việt Nam vừa nổi cộm sau Tết Mậu thân, Tổng thống Hoa Kỳ đã nhóm lập “những nhà thông thái” (Wise Men) gồm các chuyên gia hàng đầu về mọi mặt (quân sự, chính trị, kinh tế, luật pháp…) nhằm nêu sáng để giải quyết khủng hoảng ở Việt Nam. Người đầu tiên trong nhóm cố vấn chính là tân Bộ trưởng Quốc phòng mới, đã lập luận rằng cuộc chiến ở Việt Nam như cái bình không đáy, Hoa Kỳ gửi bao nhiêu quân sang Việt Nam vẫn không xoay chuyển được tình thế. Đến cuối tháng 3 năm 1969 thì hầu hết nhóm cố vấn cao cấp của Tổng thống cho rằng phải chấm dứt chiến tranh leo thang miền Bắc và giảm lực lượng Hoa Kỳ tại miền Nam, từng bước chuyển giao trách nhiệm cuộc chiến cho Sài Gòn.
Đánh giá tổng quát về Nhà trắng và dư luận khi Tết Mậu thân bùng nổ, James William Gibson cho rằng, dù Việt Cộng có trả giá đắt, nhưng công chúng Hoa Kỳ vẫn thấy một thắng lợi lớn của Việt Cộng và Tết làm choáng váng đối với nước Mỹ. Một cảm giác thất vọng bao trùm Wasinhton. Chính phủ bị xúc động. Mọi người ở Wasinhton chẳng còn ý nghĩ sáng sủa nào!.
Bài toán hóc búa từ Tết cuối cùng có lời giải: Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, từng bước rút quân về nước và mở tọa đàm ở Paris.
Ngoài đánh giá vị trí, ý nghĩa của tiến công năm 1968 như trên, mặt khác cũng cần phân tích thêm về hao tổn nhân lực trong sự kiện này. Có thể nói, trong năm 1968, cả hai bên đều gặp tổn thất nặng nề. Theo đánh giá của Hoa Kỳ, chỉ riêng dịp Tết lực lượng Giải phóng đã mất khoảng 85.000 quân. Theo ý kiến của Don Oberdorfer, một người Mỹ hiểu biết sâu về cuộc chiến tranh, cho rằng Việt Cộng đã mất một nửa quân tham chiến và có lẽ mất một phần tư lực lượng chính qui của họ.
Đề cập về tổn thất quân lực, nhiều ý kiến từ phía Hoa Kỳ cho rằng, Tết và cả năm 1968, lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã mất một thế hệ quân chiến đấu và buộc phải tăng cường binh lực từ Bắc vào và còn nhiều năm sau mới phục hồi lại được vị thế như đã có trước Tết 1968.
Có một học giả Hoa Kỳ nhận xét rất sâu sắc về đặc điểm của cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam. Họ cho rằng, bởi tổn thất về nhân lực của cách mạng (cả quân đội lẫn lực lượng chính trị) rất lớn. Đặc biệt lực lượng chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng bị tổn thất nặng nề nên các cuộc đấu tranh chính trị của lực lượng quần chúng chống Hoa Kỳ và chế độ Sài Gòn không còn có điều kiện bùng phát như thời gian trước. Vì thế từ sau Tết 1968 trở đi, cuộc chiến các ben ở miền Nam ngày càng mang tính cuộc chiến tranh thông thường và ít dần các cuộc nổi dậy.
Song song về tổn thất nhân lực, thế của lực lượng Giải phóng không còn như trước. Nếu như trước Tết 1968 Sài Gòn kiểm soát được 30% nông thôn, thì sau 1968, dần dần họ thu lại được hầu hết vùng nông thôn đồng bằng. Từ cuối năm 1968 đến năm 1969, hầu hết vùng giải phóng ở miền Tây bị địch tái chiếm; từ đầu năm 1969 trở đi, hầu hết căn cứ và vùng giải phóng đồng bằng khu 5 và Trị – Thiên do địch kiểm soát và hầu hết các bàn đạp tiến công chiến lược của quân Giải phóng từng có trước 1968 đã không còn…. Dân số trong vùng giải phóng giảm xuống rất thấp. Về địa giới, từ sau 1968, vùng giải phóng còn giữ được vị thế ở địa bàn Tây Nguyên, còn vùng giải phóng rộng lớn trước đây ở Khu V, VI, VII, VIII và Khu IX lần lượt bị đối phương tái chiếm.
Vì tất cả lí do trên, nên có thể nói, thế và lực lượng của lực lượng cách mạng miền Nam sau năm 1968 đến khoảng đầu năm 1971 suy giảm rõ rệt. Và đây là một trong những thời gian khó khăn nhất của cách mạng miền Nam.
MẬU THÂN 1968 - TẬN DỤNG TÌNH THẾ
Trước thời điểm bản lề kết thúc năm 1967 đầu năm 1968, Hoa Kỳ và đồng minh đã có trên 50 vạn quân chiến đấu ở chiến trường miền Nam và đã tham chiến qua 2 mùa khô. Nhằm tiêu diệt nhanh chóng đối phương, kết thúc sớm chiến tranh, Hoa Kỳ đã sử dụng tất cả các loại vũ khí tối tân nhất, trừ nguyên tử. Hoa Kỳ đã huy động tối đa lực lượng không quân và hải quân (từ 50 đến 70% lực lượng không quân và hải quân) vào chiến tranh cục bộ ở Việt Nam. Có khoảng 2 triệu lượt thanh niên Mỹ đã được huy động sang chiến đấu ở miền Nam. Về tài chính, Hoa Kỳ đã chi một khoản tiền khổng lồ vượt xa chi phí của các cuộc chiến trước đây. Trung bình hàng năm Wasinhton đã chi khoảng 30 tỷ đô la vào miền Nam và đến năm 1967 đã chi vào miền Nam tổng số khoảng 400- 500 tỷ…Tốn tiền bạc, hao tổn sinh lực, nhưng điều cay cú nhất đối với những người hoạch định chính sách ở Washington là dù đã nổ lực cao nhất trong khuôn khổ cuộc chiến tranh cục bộ nhưng họ đã sa lầy không lối thoát.
Còn phía Sài Gòn vào năm 1967 được đánh giá là thể chế chính trị mục nát, xâu xé, tướng tá tham nhũng, quân phiệt, bất tài. Trong khi đó, bên kia Thái Bình Dương, nội tình nước Mỹ không còn giống như 4 năm về trước. Phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ đã bùng nổ mạnh mẽ, phát triển khắp mọi bang và lực lượng tham gia ngày càng đông. Hè năm 1967, hơn 130 trường đại học ở Kỳ bị sinh viên đốt trụi sau vụ quân cảnh Hoa Kỳ bắn chết mấy nữ sinh biểu tình phản chiến. Nếu như năm 1964-1965, nhân dân dân Mỹ đấu tranh phản đối chiến tranh vì lí do nhân đạo, họ xuống đường vì thấy rằng một cường quốc hiện đại bậc nhất thế giới mang kỹ thuật quân sự tối tân chống một đất nước nông nghiệp. thì đến năm 1967 mục tiêu đấu tranh đã khác. Phong trào đã kết hợp giữa chống chiến tranh xâm lược Việt Nam do Wasinhton tiến hành quá dài, làm hao tổn nhân lực và đảo lộn tài chính đất nước, làm mức thuế gia tăng.
Sự bế tắc từ cuộc chiến ở Việt Nam đã làm các cơ quan quyền lực và những người có vị thế hoạch định chính sách ở Việt Nam bất đồng, phân hóa. Thậm chí Bộ trưởng Quốc phòng Robert M.McManamara- người được coi là nhân vật chủ chiến trong việc mở rộng chiến tranh ở Việt Nam 4 năm về trước, người được dư luận Hoa Kỳ cho rằng có “bộ óc điện tử”, thì nay đã đề nghị Tổng thống xuống thang chiến tranh, tìm giải pháp mới về vấn đề Việt Nam. Khi kiến nghị không được chấp nhận, Macnamara đã từ chức.
Trong khi đó, vượt qua những khó khăn của mùa khô lần thứ nhất, đến mùa khô lần thứ 2 (1966-1967) thế và lực của cách mạng miền Nam đã trưởng thành mọi mặt. Trên các mặt trận, bộ đội chủ lực đã đứng chân đều khắp và đang làm lực lượng trụ cột cho cuộc chiến tranh nhân dân ở các địa phương phát triển. Theo ý kiến của W.Scoot Thomson và Donald D. Frizzell – 2 tác giả viết rất nhiều về chiến tranh Việt Nam, cho rằng Việt cộng đã kiểm soát 85% cuộc chiến tính đến trước tổng tiến công Tết 1968. Theo phân tích chiến sự của Hoa Kỳ 2 vào tháng 12 năm 1967 cho thấy trong tổng số 165 trận đụng độ được chọn lọc một cách ngẫu nhiên, có 73% của Việt Cộng chủ động khởi sự.
Trong khi đó các cuộc oanh kích, bắt phá của Hoa Kỳ làm miền Bắc gặp muôn vàn khó khăn, thiệt hại nhiều người và của, nhưng Hoa Kỳ đã trả giá rất đắt khi thực hiện chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Theo tác giả Jamess P.Harrison, Bắc Việt chỉ có vài trăm MIG.17-19 chưa đến 100 MIG. 21 với khoảng 300 bệ phóng tên lửa đất đối không, nhưng đã hạ khoảng 2.000 máy bay hiện đại nhất của Hoa Kỳ cùng với hàng ngàn phi công bị tử vong hoặc cầm tù. Những tổn thất của Hoa Kỳ khi đánh phá miền Bắc là to lớn, đến mức mà lực lượng không Hoa Kỳ từng lắm tiền và nhiều phương tiện chiến tranh vô cùng lớn cũng không thể chịu xiết.
Tóm lại, trên cả hai chiến trường, chiến lược chiến tranh cục bộ của Hoa Kỳ đã ở vào thế bế tắc. Còn trên bình diện quốc tế, Hoa Kỳ dần dần mất ưu thế của mình trên nhiều địa hạt. Trước hết, ưu thế vũ khí hạt nhân dần dần tuột khỏi tay Hoa Kỳ. Liên Xô trong thời gian này đã từng bước vươn lên cân bằng vũ khí tiến công chiến lược và trên một số phương diện đã vượt qua mặt Hoa Kỳ.
Về kinh tế, cuộc chiến quá tốn kém của Hoa Kỳ đã cơ hội cho một số nước phương Tây và Nhật Bản vươn lên cạnh tranh với hàng hóa Hoa Kỳ. Hoa Kỳ dần dần mất thị trường trên nhiều địa bàn và thậm chí còn bị hàng hóa Nhật Bản, Tây Đức cạnh tranh quyết liệt ngay tại Hoa Kỳ.
Về chính trị, vì theo đuổi cuộc chiến tranh phi nghĩa bằng những thủ đoạn tàn bạo, nên Hoa Kỳ bị cô lập trên trường quốc tế. Chính phủ và nhân dân nhiều nước thuộc thế giới thứ 3 và các nước không liên kết phản đối quyết liệt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Hoa Kỳ; Nhiều chính khách đứng đầu chính phủ ở phương Tây (Thụy Sỹ, Thụy Điển, Pháp…) trực tiếp lên tiếng phản đối Mỹ; một số chính trị gia khác bắt đầu xa lánh chính sách của Hoa Kỳ ở Việt Nam; phong trào đấu phản chiến chống Mỹ phát triển khắp các nước Tây âu. Một trung tâm phản chiến nằm ở Tây âu ra đời ở Hà Lan…; một tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ được thành lập.v.v… Có thể nói vào năm 1967, chỉ có chính phủ nước Anh còn ủng hộ Hoa Kỳ theo đuổi chiến tranh ở Việt Nam.
Trong khi đó, cuộc chiến tranh nhân dân của nhân dân Việt Nam đã phát triển đến đỉnh cao. Dù khó khăn, ác liệt, tổn thất to lớn về người và của, nhưng cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở cả hai vẫn phát triển không ngừng. Trên chiến trường chính, thế và lực của cách mạng miền Nam mạnh hơn bao giờ hết. Tại hậu phương, miền Bắc “vững như bàn thạch” như lời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh giá và miền Bắc đã dồn sức người, sức của cao nhất cho chiến trường. .
Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng hạ quyết tâm tiến hành cuộc tổng tiến công vào các đô thị, sào huyệt của địch ở miền Nam, đặng giành thắng lợi quyết định, mở bước ngoặt cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Cơ sở khoa học của quyết tâm đó chính là bối cảnh lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam trước Tết Mậu thân 1968.
MẬU THÂN 1968 - ĐÁNH GIÁ TỪ CÁC PHÍA
Tiến công của lực lượng giải phóng trong năm 1968 nói chung và dịp Tết Mậu thân nói riêng đã làm cho lực lượng quân sự Hoa Kỳ ở miền Nam bấn loạn. Một quân nhân Mỹ nhớ lại khung cảnh này đã diễn tả rằng: Tết đã làm tăng đột ngột khó khăn và mất mát cho các đơn vị chiến đấu(của Hoa Kỳ)… Chúng tôi bị lôi kéo, xâu xé không còn dáng vẻ của một đạo quân có tổ chức nữa; chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng lúc ấy đã thể hiện được vai trò một một đơn vị tác chiến chặt chẽ.Từ các sự kiện vừa xẩy ra ở chiến trường miền Nam, Thứ trưởng Bộ không quân gửi thư cảnh tỉnh Tân Bộ trưởng quốc phòng rằng: “thắng lợi quân sự của Mỹ tại Việt Nam là một ảo tưởng nguy hiểm".
Báo chí và dư luận Hoa Kỳ nêu câu hỏi rõ ràng cho các nhà hoạch định chính sách chiến tranh ở Việt Nam là Hoa Kỳ đã có hơn nửa triệu quân thiện chiến ở miền Nam mà còn không giữ nổi tòa Đại sứ của mình ở Sài Gòn (vì bị tiến công dịp Tết), vậy tăng viện thêm cả triệu quân nữa liệu có giữ được toàn miền Nam không? Câu thúc bởi tình hình trong nước và đặc biệt từ chiến trường, nên dù có cố gắng đáp ứng tăng mấy vạn quân vào miền Nam, nhưng Clifford vẫn sớm có nhận thức rằng: “Chúng ta hình như đang có một cái thùng không đáy. Chúng ta càng đổ thêm quân thì đối phương cũng tăng quân. Tôi chỉ thấy càng giao tranh nhiều, thì càng gây thương vong nhiều hơn cho người Mỹ và đó là điều liên tục diễn ra tiếp nói nhau không bao giờ ngừng”.
Để tìm lời giải vấn cho đề Việt Nam vừa nổi cộm sau Tết Mậu thân, Tổng thống Hoa Kỳ đã nhóm lập “những nhà thông thái” (Wise Men) gồm các chuyên gia hàng đầu về mọi mặt (quân sự, chính trị, kinh tế, luật pháp…) nhằm nêu sáng để giải quyết khủng hoảng ở Việt Nam. Người đầu tiên trong nhóm cố vấn chính là tân Bộ trưởng Quốc phòng mới, đã lập luận rằng cuộc chiến ở Việt Nam như cái bình không đáy, Hoa Kỳ gửi bao nhiêu quân sang Việt Nam vẫn không xoay chuyển được tình thế. Đến cuối tháng 3 năm 1969 thì hầu hết nhóm cố vấn cao cấp của Tổng thống cho rằng phải chấm dứt chiến tranh leo thang miền Bắc và giảm lực lượng Hoa Kỳ tại miền Nam, từng bước chuyển giao trách nhiệm cuộc chiến cho Sài Gòn.
Đánh giá tổng quát về Nhà trắng và dư luận khi Tết Mậu thân bùng nổ, James William Gibson cho rằng, dù Việt Cộng có trả giá đắt, nhưng công chúng Hoa Kỳ vẫn thấy một thắng lợi lớn của Việt Cộng và Tết làm choáng váng đối với nước Mỹ. Một cảm giác thất vọng bao trùm Wasinhton. Chính phủ bị xúc động. Mọi người ở Wasinhton chẳng còn ý nghĩ sáng sủa nào!.
Bài toán hóc búa từ Tết cuối cùng có lời giải: Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, từng bước rút quân về nước và mở tọa đàm ở Paris.
Ngoài đánh giá vị trí, ý nghĩa của tiến công năm 1968 như trên, mặt khác cũng cần phân tích thêm về hao tổn nhân lực trong sự kiện này. Có thể nói, trong năm 1968, cả hai bên đều gặp tổn thất nặng nề. Theo đánh giá của Hoa Kỳ, chỉ riêng dịp Tết lực lượng Giải phóng đã mất khoảng 85.000 quân. Theo ý kiến của Don Oberdorfer, một người Mỹ hiểu biết sâu về cuộc chiến tranh, cho rằng Việt Cộng đã mất một nửa quân tham chiến và có lẽ mất một phần tư lực lượng chính qui của họ.
Đề cập về tổn thất quân lực, nhiều ý kiến từ phía Hoa Kỳ cho rằng, Tết và cả năm 1968, lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã mất một thế hệ quân chiến đấu và buộc phải tăng cường binh lực từ Bắc vào và còn nhiều năm sau mới phục hồi lại được vị thế như đã có trước Tết 1968.
Có một học giả Hoa Kỳ nhận xét rất sâu sắc về đặc điểm của cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam. Họ cho rằng, bởi tổn thất về nhân lực của cách mạng (cả quân đội lẫn lực lượng chính trị) rất lớn. Đặc biệt lực lượng chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng bị tổn thất nặng nề nên các cuộc đấu tranh chính trị của lực lượng quần chúng chống Hoa Kỳ và chế độ Sài Gòn không còn có điều kiện bùng phát như thời gian trước. Vì thế từ sau Tết 1968 trở đi, cuộc chiến các ben ở miền Nam ngày càng mang tính cuộc chiến tranh thông thường và ít dần các cuộc nổi dậy.
Song song về tổn thất nhân lực, thế của lực lượng Giải phóng không còn như trước. Nếu như trước Tết 1968 Sài Gòn kiểm soát được 30% nông thôn, thì sau 1968, dần dần họ thu lại được hầu hết vùng nông thôn đồng bằng. Từ cuối năm 1968 đến năm 1969, hầu hết vùng giải phóng ở miền Tây bị địch tái chiếm; từ đầu năm 1969 trở đi, hầu hết căn cứ và vùng giải phóng đồng bằng khu 5 và Trị – Thiên do địch kiểm soát và hầu hết các bàn đạp tiến công chiến lược của quân Giải phóng từng có trước 1968 đã không còn…. Dân số trong vùng giải phóng giảm xuống rất thấp. Về địa giới, từ sau 1968, vùng giải phóng còn giữ được vị thế ở địa bàn Tây Nguyên, còn vùng giải phóng rộng lớn trước đây ở Khu V, VI, VII, VIII và Khu IX lần lượt bị đối phương tái chiếm.
Vì tất cả lí do trên, nên có thể nói, thế và lực lượng của lực lượng cách mạng miền Nam sau năm 1968 đến khoảng đầu năm 1971 suy giảm rõ rệt. Và đây là một trong những thời gian khó khăn nhất của cách mạng miền Nam.